CỔ TÍCH VIỆT NAM – LEGENDS OF VIETNAM : Q. I- Phần 1 (Trần Lam Giang – Tôn Thất Diên)

—>Phần 2

MỤC LỤC
(Xin bấm trên tựa bài để đọc)

  1. SỰ TÍCH RỒNG TIÊN
    DRAGON-FAIRY LEGEND
  2. SƠN TINH THỦY TINH
    MOUNTAIN JINNI, RIVER JINN
  3. CHỬ ĐỒNG TỬ
    CHU DONG TU
  4. THÁNH GIÓNG
    SAINT GIONG
  5. BÁNH DÀY BÁNH CHƯNG
    ROUND CAKE, SQUARE CAKE
  6. CUỘC TÌNH TRỌNG THỦY MỴ CHÂU
    TRONG THUY – MY CHAU ROMANCE
  7. SỰ TÍCH TRẦU CAU
    BETEL LEAVES AND ARECA NUTS
  8. AN TIÊM VÀ QUẢ DƯA HẤU
    AN TIEM AND THE WATERMELON
  9. BÍCH CÂU KỲ NGỘ
    FATEFUL ENCOUNTER AT BICH CAU
  10. TỪ THỨC
    TU THUC
  11. CUỘI
    CUOI
    or MASTER LIAR
  12. THẠCH SANH
    THẠCH SANH
  13. RẮN BÁO OÁN
    AVENGING SNAKE
  14. ĐẠO HẠNH THIỀN SƯ & MINH KHÔNG THIỀN SƯ
    TWO ZEN MASTERS
  15. THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG
    NAM XUONG YOUNG WIFE
  16. VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ NÀNG TIÊN THƠ
    KING LE THANH TONG and THE FAIRY POET
  17. HÒN VỌNG PHU
    HUSBAND-AWAITING ROCKS
  18. CHUYỆN TẤM CÁM
    VIETNAMESE CINDERELLA
  19. ĂN MỘT QUẢ, TRẢ CỤC VÀNG
    A FRUIT EATEN, A GOLD PIECE GIVEN

DẪN NHẬP

Đọc sách vở của người xưa, rồi quan sát cung cách sống, cung cách suy nghĩ, xử thế tiếp vật của người đời nay, người ta thấy đã có quá nhiều thay đổi.

Đã đành thời xưa khác, thời nay khác, mỗi thời mỗi khác, nhưng đã có những thay đổi, những đổ vỡ đến đau lòng.

Người Việt xưa đã có những chiến tích oai hùng, đã có những chính sách khôn ngoan trong việc khai sáng đất nước, gìn giữ nền tự chủ và mở mang cương thổ. Người Việt xưa đã có những bậc thầy ngồi ở lều tranh mà đào tạo đệ tử định an thiên hạ. Người Việt xưa đã dặn nhau phải gìn giữ từng tấc đất, từng ngọn rau của ông cha để lại. Người Việt xưa đã có những bài học khôn ngoan truyền đời để giữ gìn nề nếp của gia đình, xã hội…

Người Việt xưa vốn có một niềm tự hào to lớn về nguồn gốc Rồng Tiên của dân tộc, vốn vẫn hằng nhớ ơn khai sáng đất nước của các vua Hùng. Niềm tự hào này và lòng biết ơn này đã là hành trang cho hàng ngàn thế hệ Việt tộc trong công trình giữ nước. Việt tộc vốn có những tinh hoa cho riêng mình. Nếu không có những tinh hoa này, nằm bàng bạc trong nền văn hóa ngàn đời, Việt tộc không thể đứng vững trước mưu đồ thôn tính của ngoại bang.

Tang thương nào trong lòng người để đến nỗi đã có một số trí thức phủ nhận nguồn gốc Rồng Tiên của dân tộc, phủ nhận quốc tổ Hùng Vương?

Tang thương nào đã khiến cho một số trí thức cho rằng tất cả những tinh hoa của dân tộc đều là của người Trung Hoa, hoặc phát xuất từ Trung Hoa?

Thế giới mỗi ngày một tiến, nhất là về lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dân tộc Việt làm sao cũng phải tiến để sống còn. Tuy nhiên, dầu tiến như thế nào, các thế hệ mai sau vẫn phải gìn giữ được những tinh hoa của dân tộc, những niềm tự hào của dân tộc. Có như vậy, thì người Việt mới vĩnh viễn còn là người Việt.

Trong nhiều năm qua, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam đã tìm tòi, nghiên cứu, chắt lọc, để thu góp những gì là tinh hoa, là nền văn hóa đích thực của dân tộc. Nền văn hóa này, trong giai đoạn cận đại và hiện đại, đã bị xuyên tạc quá nhiều bởi tầng lớp trí thức Tống Nho, bởi các thế lực ngoại nhập và một số trí thức bạc nhược chịu ảnh hưởng nặng nề của các thế lực này.

Những xuyên tạc này được coi như là một lớp bụi phủ mờ chiếc áo dân tộc. Công việc phải làm là giũ sạch lớp bụi này đi thì người Việt vẫn sẽ mãi mãi là người Việt.

Mở đầu bằng việc ấn hành bộ truyện cổ tích do nhà văn Trần Lam Giang kể, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam đã cụ thể hóa tâm nguyện bằng việc làm thực tiễn. Kế tiếp, sẽ có thêm nhiều tác phẩm thuộc phạm trù lịch sử và văn hóa dân tộc được nối tiếp ấn hành. Đây là một công tác đường dài. Mong rằng sẽ được sự tiếp tay của mọi tầng lớp đồng bào.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM

INTRODUCTION

By reading our ancestors’ books then observing the modern ways of living, thinking, and behaving in our present-day society, we can see that too many changes have happened.

Despite the differences between the eras, such changes have nevertheless, generated a lot of agonizing change and ruin

Obviously, ancient Vietnamese people had achieved glorious accomplishments, through wise policies of national development, sovereignty maintenance, and territorial expansion. There were masters who, though living in huts, had trained their disciples how to rule peacefully and urged their people to properly save the land and vegetation they inherited. Besides, they had transferred their valuable wisdom on how to maintain good family and society.

Ancient Vietnamese took great pride of their Dragon-Fairy origin and showed profound gratitude to their ancestors Hung Kings. These have been assets for us, their Vietnamese descendants of thousands of generations, in our service to the country. Our Vietnamese race did have our own genii throughout our long culture, since without them, we could have never been able to stand fast against repeated invasions by foreigners.

What kind of miseries that have caused some Vietnamese intellectuals to reject our people’s Dragon-Fairy origin and our national ancestors Hung Kings?

Besides, what other miseries have made them think all our national genii have come from Chinese people or originated from China?

The world keeps making progress every day, especially in science and technology, forcing us Vietnamese to move ahead to survive. Yet, whatever progress we have made, our future generations should retain our people’s genii, our national pride. Only thus could we Vietnamese preserve our identity perpetually.

In the past several years, the Center for Vietnamese Culture Studies (CVCS) has carried out a variety of projects, studies, and filtration for the purpose of collecting everything related to our authentic genii and culture, that has been overly misinterpreted by our Confucian scholars, by foreign powers, and by a number of undeserved intellectuals heavily influenced by those powers.

Their misinterpretation is nothing but a thin dust layer on our people’s coat which we will surely cleanse off to make us forever Vietnamese.

With the initial publication of this collection of “Legends of Vietnam” recounted by writer Tran Lam Giang, the CVCS has materialized the first part of its aspiration. Next, more works on national history and culture will be published. It’s a long-term project. Any support from compatriots and the public is wholeheartedly expected and appreciated.

CENTER FOR VIETNAMESE CULTURE STUDIES

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước Việt Nam diện tích khiêm nhường nhưng núi sông gấm vóc uy linh.

Dân số Việt Nam ở mức trung bình nhưng sức bảo chủng sinh tồn vang động khắp cả hoàn cầu.

Lịch sử Việt Nam nhiều khúc trầm kha nhưng kết cục bao giờ cũng giành được quyền tự chủ.

Văn hóa Việt Nam chưa chan hòa nhân loại nhưng đã dung tam giáo (Nho, Thích, Lão).

Thi thư Việt Nam bị ngọn lửa thực dân văn hóa thiêu cháy quá nhiều nhưng tư tưởng minh triết, lời hay ý đẹp vẫn hiển hiện trong văn học dân gian. Văn học dân gian Việt Nam gồm cổ tích, tục ngữ và ca dao là một thành trì văn hóa bất khả xâm phạm. Không lửa nào có thể đốt cháy, không bom đạn nào có thể phá hủy, không bạo lực xâm lược nào có thể cướp đoạt.

Trong hoàn cảnh lịch sử hiện tại, hơn hai triệu đồng bào đã tị nạn chính trị ở nước ngoài. Nhận thấy rằng dù sống ở không gian nào, nếu giữ được văn hóa nhân bản của dân tộc, vẫn như sống trong lòng tổ quốc. Lại nhận thấy rằng lớp người trưởng thành ở xứ người, trong khi tiếp nhận và hội nhập với phong tục tập quán mới, cần phải được biết văn hóa cội nguồn mới có thể biết đường về mái ấm chung của nòi giống.

Do đó các thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam thảo luận và quyết định giao cho tôi kể chuyện cổ tích. Nhận trách nhiệm, tôi kể chuyện cổ tích với lòng thành.

Hải ngoại, tháng 10 năm 2002
TRẦN LAM GIANG

PREFACE

Vietnam is a country with a modest territory; yet, its land is sacred and invaluable.

While its population is on an average, its national safeguard strength has been famous around the world.

And despite its history is a chain of upheavals, its sovereignty remains forever intact.

Though its culture has not yet spread worldwide, it has adapted to all three beliefs of Confucianism, Buddhism, and Taoism.

Vietnam’s literary treasure has suffered serious destruction by the colonialists’ cultural schemes; nevertheless, its clever philosophy with beautiful concepts still exist in its folk literature, including legends, proverbs, and popular songs, all preserved in an untouchable cultural castle where no fires or bombs can destroy, and no powerful invaders can take away.

Due to political situation, over two million Vietnamese have to live abroad as political refugees from the communists. Whatever environment we are in, if we can maintain our national humane culture, we can say we are like living in our country. In fact, it is essential for those Vietnamese who are growing up alongside with foreign habits and customs to learn about our own original culture to remain close to our roots.

I’m honored to be entrusted by members of the Center for Vietnamese Culture Studies, through their discussions, with this task of retelling our legends. I’ll do it with all my sincerity.

Overseas, October 2002
Tran Lam Giang

A Note from the Translator

The English section on opposite pages of the Vietnamese text in this book is its literal translation with the emphasis placed on ideas, since Vietnamese and English are two unrelated languages. All equivalents are relative; however, parallelism has been attempted mostly between paragraphs (except poems in old Vietnamese characters), to help readers fully enjoy the stories through easy comparisons.

The work was made as a voluntary contribution by a retired senior deeply concerned about those young Vietnamese who are eager to understand their long national history of achievements. Through interesting ancient legends, rather than boring textbooks, they’ll learn how hard their ancestors had to struggle to develop the nation and defend it against China’s constant invasions and threats, while safeguarding its remarkable culture and literature

Please relax and enjoy.

Ton Dzien (tondzien@gmail.com)
Little Saigon, Southern California, 2013

o O o

MỤC LỤC

SỰ TÍCH RỒNG TIÊN

Họ Thần Nông làm vua đem lại hạnh phúc cho cả muôn dân.

Trước khi họ Thần Nông xưng đế vị, người ta chưa biết cấy cày ngũ cốc, đói ăn hoa trái rau cỏ thiên nhiên cùng thịt chim muông, khát uống nước sông nước suối. Cuộc sống lang thang đây đó tuy thoải mái thong dong, nhưng bị cây cỏ độc làm cho sinh bệnh tật hoặc chết chóc không phải là ít. Khi Thần Nông vâng mệnh trời cải thiện cuộc dân sinh, nhà vua đích thân nếm các loại thảo mộc để tìm xem loại nào ăn được, loại nào có độc nên tránh chớ dùng. Trong công cuộc thử nghiệm ấy, vua đã từng chết đi sống lại cả trăm lần mới tìm ra lúa gạo. Từ đấy người dân sống định cư, lấy việc cấy cày làm kế sinh nhai căn bản. Đời đời nhớ ơn giòng họ Thần Nông nên gọi việc trồng ngũ cốc là Nông nghiệp.

Đời Thần Nông thứ ba là Đế Minh, sau khi sinh được Đế Nghi, gặp Vụ tiên nữ (cô gái nết na, nhan sắc như tiên), tâm đầu ý hợp, cưới về mà sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục dung mạo phi phàm, là bậc thánh trí thông minh, vua cha rất yêu quý, mới nhường ngôi cho. Lộc Tục không dám vâng mệnh, cố nhường cho anh. Đế Minh mới lập Đế Nghi làm vua phương Bắc và lập Lộc Tục tức Kinh Dương Vương làm vua phương Nam.

Kinh Dương Vương đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đem đức trí nhân mà quản trị quốc dân. Dân nước được sống đời thái bình thịnh trị. Mọi nhà đều chăm lo nông nghiệp, mọi người đều nhắc nhở nhau lấy Nông làm căn bản của cuộc nhân sinh.

Kinh Dương Vương lấy nàng Thần Long con gái vua Động Đình mà sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi, là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân dạy dân ăn mặc, áo cài cúc bên trái gọi là tả nhậm, khác với dân phương Bắc áo cài cúc bên phải gọi là hữu nhậm. Nước được tổ chức có trật tự tôn ty, đạo đức nhân luân sáng ngời, rực rỡ hướng dẫn lòng người. Cả xã hội là một gia đình lớn rộng, ai ai cũng đối với nhau bằng tấm lòng thành tín thương yêu. Trẻ thơ được nuôi dạy để trở nên người xứng đáng. Trai có vợ, gái có chồng, người người có cơ sở làm ăn bảo đảm. Già cả được kính trọng mà sống no ấm thảnh thơi. Đôi khi vua về thăm quê ngoại ở xứ Động Đình, trong nước vẫn yên ổn thanh bình vô sự. Nhà vua thật là một bực kỳ vĩ thánh đức. Danh hiệu Lạc Long Quân là do người dân đương thời chiêm ngưỡng kính yêu nhà vua mà đặt cho.

Tương truyền thời đó mọi người còn gọi Lạc Long Quân là bố vì kính yêu như cha mình vậy.

Lúc bấy giờ vua nước láng giềng có nàng con gái, tên gọi Âu Cơ, nhan sắc tuyệt trần, đoan trang hiền thục, như thể tiên nga. Lạc Long Quân cầu hôn, cưới về. Ăn ở với nhau được một năm thì Âu Cơ sinh ra một bọc, nở trăm con trai. Cả trăm hay ăn chóng lớn, trí dũng song toàn, lại thêm nhân từ độ lượng. Người trong nước, ai cũng kính yêu. Một hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng:

– Ta là rồng, nàng là tiên, thủy hỏa tương khắc, khó mà đoàn tụ lâu dài. Nay đã đến lúc phải biệt ly. Ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đem năm mươi con lên núi, cùng phân trị các miền. Dù lên núi xuống biển, hể có việc gì thì phải báo cho nhau biết, không được trái lời, đừng có bỏ nhau.

Trăm con trai đều nghe mệnh cha rồi giã từ nhau mà đi. Năm mươi người theo cha, năm mươi người theo mẹ. Âu Cơ dẫn con lên Phong Châu, bây giờ là huyện Bạch Hạc. Dựng người con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương. Hùng Vương đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ. Nhà vua đóng đô ở bộ Văn Lang, 14 bộ kia là Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức. (Lại có thuyết kể rằng, ngoài bộ Văn Lang là kinh đô, 14 bộ kia là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Lâm, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Quận).

Trăm con trai của Lạc Long Quân là thủy tổ của Bách Việt.

Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ mà người Việt xưng mình là giống Rồng Tiên và gọi nhau bằng “đồng bào” (cùng một bọc).

DRAGON-FAIRY LEGEND

King Than Nong was the source of our people’s happiness.

Before him, no one knew how to cultivate cereals. To appease their hunger, people ate fruits and vegetables in nature, together with birds and animals, and drink water from rivers and streams for their thirst. Their mobile life, though comfortable, was risky due to unknown poisonous plants that caused lots of them seriously or fatally sick. To carry out his celestial mandate of improving his people’s life, Than Nong personally tasted a variety of grains and had nearly died many times because of bad ones. Eventually he found rice, and since then, his people depended on agriculture as their basic means of survival. To forever gratify Than Nong, they used his name for the culture of cereals, or agriculture’.

His third successor, De Minh, had a son named De Nghi before he married Vu, a well-behaved and fairy-like pretty girl who gave him a son named Loc Tuc. As a superbly smart boy, he grew up to become such an outstanding man his father lovingly made him a crown prince. However, he ceded the honor to his brother De Nghi as King of the North, while he became King of the South, or Kinh Duong Vuong.

The South territory was then called Xich Quy and with an excellent ruling, the people enjoyed peace and prosperity. Everyone tried to cultivate the land and kept making agriculture their basic occupation.

Kinh Duong Vuong married King Dong Dinh’s daughter Than Long and had a son, Sung Lam, who became King Lac Long Quan.

The new king began to teach his people how to dress properly by buttoning their clothes on the left side to differ from the Chinese right side. Led by his well-organized and brightly ethical rule, the entire society turned into a big family where everybody was treated with kindness and trustful love. Children were raised as useful people, and youngsters turned into happy couples and guaranteed earners. For seniors, they were respected and comfortable. Once in a while, the king went to visit his maternal land of Dong Dinh, also a peaceful country. He was truly regarded as a saintly ruler, leading his own people, out of their affection and admiration for him, offered him the venerable title of Lac Long Quan.

He was said to even be called ‘father’ and loved by the population then as their own parent.

Meanwhile, Lac Long Quan learned about his neighboring king’s daughter Au Co, a perfect beauty and character, almost like a fairy. He married her and after one year, she unsually gave birth to a pouch of one hundred boys, who grew up fast into kind and talented youths in both literature and martial arts, greatly adored by the entire population. Lac Long Quan told Au Co one day:

“Since I’m a dragon and you’re a fairy, we’re different and can’t forever be united. I’ll take fifty kids to the sea and you do the rest to the mountains; we’ll rule together everywhere. Despite our separation, we should maintain contact and never leave one another for any reason.”

Soon, the hundred boys parted on Lac Long Quan’s order. Fifty followed him to the ocean while their siblings left with their mother for Phong Chau, now Bach Hac district. She made the eldest son a king, called King Hung Vuong, who named his land Van Lang and divided it into 15 areas. He retained the name Van Lang for the capital and resided there. All other areas were called: Giao Chỉ, Chu Dien, Vu Ninh, Phuc Loc, Viet Thuong, Ninh Hai, Duong Tuyen, Lục Hai, Vu Dinh, Hoai Hoan, Cuu Chan, Binh Van, Tan Hung, Chu Duc. (Another list was: Giao Chỉ, Chu Dien, Ninh Son, Phuc Loc, Viet Thuong, Ninh Hai, Duong Tuyen, Que Lam, Vu Ninh, Hoai Hoan, Cuu Chân, Nhat Nam, Tuong Quan.)

The sons were the ancestors of Bach Viet (a hundred Viet).

Based on this legend, we Vietnamese consider ourselves Dragon-Fairy descendants and call one another “đồng bào” (the same pouch).

LỜI BÀN:

1- Nguồn gốc của bất cứ một dân tộc nào cũng bao hàm huyền thoại. Huyền thoại có thể hoang đường, cũng có thể bao hàm những ẩn dụ, tùy theo trình độ phân tích và tìm hiểu theo những cách khác nhau để đưa đến những nhận định kết luận khác nhau.

2- Câu chuyện sự tích Tiên Rồng được truyền khẩu trong dân gian, trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp trong xã hội nhằm bày tỏ thái độ văn hóa đối kháng với chính sách thực dân văn hóa trong những giai đoạn Bắc thuộc.

3- Không cần sử sách, người Việt đời đời vẫn biết rằng giống nòi ta là một giống nòi cao quý.

Người ta có tổ có tông
Như cây có gốc như sông có nguồn

Cây muốn cao to thì gốc phải vững bền, sông mà sâu dài thì nguồn phải lớn mạnh. Giống nòi có giá trị thì tổ tông hẳn có công đức cao dầy.

Tổ tông ta bắt nguồn từ Viêm Đế, họ Thần Nông, tìm ra ngũ cốc nuôi nhân loại. Đó là một công đức cực lớn. Dân Việt ta biết cấy cày là do tổ tông ta truyền dạy, nào phải nhờ đến thực dân xâm lược dạy dỗ ta đâu.

4- Tổ tông ta là Lạc Long Quân, tên húy là Sùng Lãm, có cha có mẹ là người, đội trời đạp đất, ban ơn đức cao dầy cho khắp muôn dân, tài ba lỗi lạc siêu quần được dân ví như rồng trong đám đàn ông.

Tổ mẫu ta là Âu Cơ, có cha có mẹ là người, đức hạnh nhan sắc, vượt trên mọi phụ nữ ở đời, nên được mọi người ví như tiên trong đám phụ nữ.

Rồng tiên chỉ là hình ảnh biểu tượng nào phải một con rồng dưới nước lấy cô tiên trên trời sinh ra dân tộc ta đâu. Có nhiều dân tộc có vật tổ. Riêng dân tộc ta thì tổ tiên là Người.

5- Câu chuyện cũng nhằm nói lên rằng dân tộc ta tự ngàn xưa đã theo phụ hệ. Điều này được kể qua việc Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân cưới vợ về, chứ không theo về nhà vợ.

COMMENTS:

1. The origin of a people always implies certain myths that may be fabulous or imply metaphors. Depending on the levels of different methods of analysis and comprehension, different conclusive perceptions may result.

2. The Dragon-Fairy story has been orally transmitted by our folks, quite familiar among social classes as an expression of our cultural dissidence contrary to the Chinese colonialists during their various dominations.

3. Even without historical books, we Vietnamese always recognize our noble ancestors as described by the verses below:

People and ancestors are similar to
Trees and roots or rivers and sources

A tall tree needs stable roots, and a long river must have a powerful source. Likewise, a valuable race must come from highly dedicated predecessors.

Originated from the Than Nong family, Vietnamese ancestors developed rice to feed humans, a remarkable discovery. Their knowledge of agriculture was a blessing from their ancestors, having nothing to do with the invading colonialists.

4. Our ancestor Lac Long Quan, or Sung Lam, came from ordinary parents, who lived normally to provide his extreme talent and blessing to his people. Vietnamese men gratefully revered him as a dragon.

Meanwhile, our female ancestor Au Co, was also born from simple parents but with extraordinary beauty and character. She was admired as a fairy among Vietnamese women.

The dragon and the fairy are merely symbols, not real creatures from the sea and heaven respectively. Many peoples take objects as their ancestors, while ours are humans.

5.The story was to affirm our original paternalism, evidenced by the fact that De Minh, Kinh Duong Vuong, and then Lac Long Quan, married their wives and took them home, not vice versa.

o O o

MỤC LỤC

SƠN TINH THỦY TINH

Con gái vua Hùng Vương thứ mười tám là nàng Mỵ Nương nhan sắc chim sa cá lặn, nết na hiền thục đoan trang tuổi vừa đôi tám, nhiều trang tuấn kiệt rấp ranh dương cung bắn sẻ, ước mơ kết tóc se tơ.

Bấy giờ vua Thục bên nước láng giềng nghe tiếng công chúa Văn Lang công dung ngôn hạnh vẹn toàn, đem lòng ái mộ, bèn sai sứ dâng lễ cầu hôn. Hùng Vương muốn nhận lễ, nhưng các quan Lạc hầu cũng như Lạc tướng đều chung một ý nghĩ can ngăn:

“Nước ta và Thục tuy kế cận nhau, nhưng chưa từng qua lại giao hảo. Nay vua Thục mượn cớ hôn nhân, thật không ngoài mục đích dòm ngó nước ta. Cúi xin bệ hạ minh xét mà đừng nhận lễ nữa”.

Hùng Vương nghe lời các quan. Thục Vương vì chuyện ấy để lòng căm giận, khi sắp băng hà còn dặn con cháu phải tìm cách thôn tính Văn Lang để trả mối hận tơ hồng. Cháu là Thục Phán đã đánh thắng họ Hồng Bàng, gồm thâu Văn Lang, xưng là Thục An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc.

Nói về vua Hùng Vương, sau khi từ chối việc cầu hôn của vua Thục, thường nói với các Lạc hầu, Lạc tướng rằng:

“Con gái ta là tiên trên trời giáng trần, rể ta sau này phải là trang anh kiệt siêu quần bạt chúng”.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai tướng mạo phi phàm. Hỏi ra đều là người trong nước. Một chàng là Sơn Tinh, mi thanh mục tú, tóc mây, râu đẹp ba chòm, quê quán trên núi Ba Vì Tản Viên. Một chàng là Thủy Tinh, mắt vàng mày rậm, râu hùm hàm én, tóc dựng rễ tre, quê ở dòng nước sông Hồng.

Thủy Tinh có tài hô phong hoán vũ làm thành giông bão rung chuyển đất trời, dâng nước nạt sóng, tạo nên hồng thủy. Sơn Tinh có tài biến vực thành núi, nâng đất thành đê, ngăn ngừa thủy nạn. Một người là chúa của sông nước ao hồ, một người là chúa của rừng thẳm núi cao. Hùng Vương rất đẹp dạ mà truyền rằng:

“Cả hai khanh đều rất xứng đáng. Ngặt vì trẫm có một công chúa nên không thể có hai phò mã. Vậy, ngày mai khanh nào đem sính lễ đến trước ta sẽ gả công chúa cho”.

Hai người vâng lời, lạy tạ mà về. Hôm sau, trời sáng tinh sương, Sơn Tinh đã đến trước bệ rồng, dâng lên vàng bạc châu báu, hoa quả thơm ngon, chim núi thú rừng. Nhà vua y lời cho rước dâu về núi Tản Viên.

Thủy Tinh đem sính lễ đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đùng đùng, gọi mây dội mưa, dâng nước sóng cồn, đem loài thủy tộc rượt theo, ý muốn dành lại Mỵ Nương. Sơn Tinh lấy lưới sắt giăng ngang thượng lưu sông Từ Liêm (khúc sông Hồng chảy qua huyện Từ Liêm) để chắn. Thủy Tinh theo giòng sông Hát, sông Đà dâng nước đánh lên núi Tản. Sơn Tinh dùng phép thần thông biến hóa, nước dâng lên cao bao nhiêu thì núi mọc cao bấy nhiêu, lại khiến đất nổi vồng thành đê dài để ngăn ngừa ngập lụt phá hại mùa màng. Ngoài ra, từ các sườn núi, cung nỏ bắn tên xuống như mưa, thủy quái trúng tên vô số, sợ hãi trốn xuống lòng sông đáy vực.

Trận chiến, kéo dài từ tháng tám đến cuối tháng chín, Thủy Tinh kiệt sức rút về mà không xâm phạm được Ba Vì Tản Viên.

Từ đó Thủy Tinh kết oán thâm thù, hàng năm cứ đến tháng tám là làm mưa bão dâng nước ngập lụt lên đánh Sơn Tinh. Năm nào cũng thua, rút nước về ở cuối tháng chín.

 MOUNTAIN JINNI, RIVER JINNI

King Hung Vuong the eighteenth had an extremely beautiful and well-behaved teenage daughter named My Nuong, highly adored by quite a few handsome and talented young men who kept hoping to become her husband someday.

The neighboring king of Thuc or Thuc Vuong was then among those who heard from her perfect beauty and character. He sent over an envoy with presents for a marriage offer, which Hung Vuong accepted, yet his tribe chiefs and army generals opposed.

“Your Majesty,” they pleaded, “though being our neighbor, they have no relationship with us. Their marriage offer might be just a plot for an invasion. Please reconsider your decision and refuse.”

Hung Vuong agreed, enraging Thuc Vuong who, before he died, urged his descendants to retaliate by taking over Van Lang at all costs. Subsequently, one of his nephews named Thuc Phan defeated the Hong Bang family and occupied Van Lang. He renamed it Au Lac and made himself King Thuc An Duong Vuong.

As for Hung Vuong, after rejecting Thuc Vuong’s marriage offer, he often confided to his tribal chiefs and generals.

“My daughter is a fairy from heaven,” he said, “and my future son-in-law should be an outstanding hero.”

One day, two superb youths came to ask to marry My Nuong. One was Mountain Jinni, a resident of Ba Vi Tan Vien mountain with a gentle face, black hair, and three pretty tufts of beard; and the other, River Jinni, a Hong river deity with yellow eyes, dense eyebrows, tiger whiskers, and bamboo-root hair.

While River Jinni could make storms and rains to cause floods and deluges, Mountain Jinni was capable of turning valleys into mountains and the ground into dikes to prevent floods. The former was a river power, while the latter, a mountain master. Hung Vuong was greatly pleased with them.

“You’re both admirable,” he told them. “The problem is I have only one daughter, and she, only one husband. Who of you comes first tomorrow with offerings will have her.”

Both gratefully bowed and left. Very early the next morning, Mountain Jinni appeared before the throne with jewels, precious stones, rare fruits and flowers, wild animals and birds. He was permitted to take My Nuong to Tan Vien mountain.

River Jinni came late with offerings but missed the chance. He got so furious that he made torrential rains, causing high waves and allowing wild fishes to pursuit the newlyweds to catch the bride. Mountain Jinni calmly responded by setting magical steel nets at Tu Liem (near the source of Hong river in Tu Liem district) to stop the flow. River Jinni then used Hat and Da rivers to flood Tan Vien, leading Mountain Jinni to magically raise his land constantly higher and provide dikes to protect crops. In addition, his arrows from high ground kept shooting at river monsters, injuring lots of them and sending others deep down underwater.

The battle usually lasted through the eighth and ninth lunar months, with River Jinni always the loser in the contest.

The consequence of River Jinni’s rancor reflected annually in the form of heavy rains and floods during these two months. However, he always lost and ceased the calamities roughly in time.

LỜI BÀN:

Luận về chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh rất là quái đản. Tin hoàn toàn vào sách, chẳng thà không đọc sách còn hơn. Dù sao cũng hãy tạm kể lại chuyện cũ để lưu truyền lại sự đáng thắc mắc, suy ngẫm.”

Ngẫm ra:

1- Bắc Việt hằng năm cứ đến tháng tám, tháng chín âm lịch là có bão tố, ngập lụt. Do đó dân gian đặt chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh vào văn chương truyền khẩu để đề cao cảnh giác đối phó thiên tai.

2- Câu chuyện cho thấy từ xa xưa nước ta đã có cõi bờ minh bạch. Nước Việt Nam từ mấy ngàn năm trước đã do người Việt Nam làm chủ. Cũng từ mấy ngàn năm trước người Việt đã rất quan tâm đối phó với nạn ngoại xâm. Lòng yêu nước, yêu đời độc lập tự do đã hiển nhiên có trong tinh thần Việt tộc từ ngày lập quốc.

3- Từ ngàn xưa gia tộc Việt Nam đã là phụ hệ. Điều này được gói ghém trong việc Mỵ Nương chỉ lấy một chồng và lấy chồng thì theo chồng về núi.

4- Phong hóa nhân luân của người Việt Nam tự ngàn xưa đã tạo thành một nền văn minh nhân bản rực rỡ ở vùng Châu Á. Chính trong Kinh Thư, một trong Ngũ Kinh, một cuốn sử lâu đời nhất của Trung Quốc đã gọi Giao Chỉ là Minh Đô. “Minh Đô nghĩa là vực sâu, chằm rậm chứa đựng văn minh của loài người”. Người kể chuyện mượn kinh sách nước người nói lên giá trị nước ta không phải do tinh thần vọng ngoại, mà chính là muốn nêu lên một cái nhìn khách quan về văn hóa nước nhà.

COMMENTS:

On the issue of Mountain and River Jinnis, historian Ngo Si Lien wrote: “It is an extremely weird story. One rather reads nothing than believes in such books. However, the legend should be recounted to show its questions and related thoughts.”

Considering:

1. Since North Vietnam suffers storms and floods yearly during the eighth and ninth lunar month, the Mountain Jinni and River Jinni were used in folk literature through a made-up oral story to forewarn the natural disasters.

2. The story proves that Vietnam has long clearly defined its national borders and sovereignty through thousands of years. Besides, Vietnamese leaders always pay serious attention about foreign invasions. Patriotism and love of independence and freedom have early been in the mind of the Viet race.

3. Vietnamese families were originally paternalistic, implied by My Nuong’s having only one husband and following him to the mountain as wife.

4. The ancient Vietnamese humanism in their customs and culture has formed a bright humane civilization in Asia. China’s book on ‘Literature’, one of its five most famous historical records, praised Vietnam’s former Giao Chi as Minh Do, meaning “a deep and fertile abyss of humane civilization.” This storyteller intentionally borrowed a foreign source to glorify Vietnam’s values, mainly to present an objective view on his national culture, not a foreign-bent attitude.

o O o

MỤC LỤC

CHỬ ĐỒNG TỬ

Thuở ấy, đời vua Hùng Vương thứ ba, đất nước thanh bình, dân chúng âu ca. Vua đức, dân lành, càn khôn ổn định, mưa thuận gió hòa, cõi đời êm lắng như cõi thần tiên. Tương truyền rằng thần tiên vẫn thường đi lại với người cõi thế. Người trần gian lòng cũng trong vắt như tiên, tính tình thuần phác, chưa bị lung lạc bởi những quyền lợi vật chất phù du. Lòng tham chưa bùng dậy, sân hận chưa khơi nguồn, mọi tương quan xã hội lấy tình yêu làm nền tảng, lấy thành tín làm mối giềng. Chẳng ai bàn lẽ công bình vì chưa hề có hiện tượng bất công. Chẳng ai nói về thánh đạo vì chưa ai phạm điều ác. Nghe đâu ông Lão Đam chu du thiên hạ, qua nước Việt, trở về Tầu luận điều phi thánh nơi Đạo Đức Kinh.

Vua Hùng có nàng công chúa, tên gọi Tiên Dung, tuổi vừa đôi tám, nhan sắc tuyệt trần, nết na đoan chính, không tưởng chuyện chồng con, chỉ thích chèo thuyền ngắm cảnh non sông. Nhà vua cũng chiều ý con, cấp cho thuyền rồng với đủ tùy tùng. Hàng năm, cứ độ cuối xuân, nàng cho sửa soạn buồm, chèo, lênh đênh biển cả sông dài, hòa hợp tâm hồn với cái đẹp thiên nhiên, như mộng như thực, quên cả ngày về.

Bấy giờ ở làng Chử Xá có vợ chồng ông Chử Cù Văn sống nghề đánh cá, tháng ngày vui cùng sông nước, đẹp nghĩa tao khang, xướng tùy hòa hợp, hiềm nỗi muộn con. Tuổi trời đã xế, sinh được một trai, đặt tên là Chử Đồng Tử. Người làng lấy làm lạ, khen là “lão bạng sinh châu.”

Đồng Tử hay ăn chóng lớn, thông minh đĩnh ngộ, đẹp đẽ khác thường. Vợ chồng ông Chử Cù Văn vô cùng an ủi, ra công nuôi dạy con thơ, mong sao mai hậu xứng đáng làm người. Ở đời bấy giờ vật chất chưa mê đắm lòng người, chưa đảo điên trí tuệ nên giáo dục không hướng tình, ý và chí con người vào chiều hướng doanh thương vi phú. Đời sau có kẻ bàn rằng “lỗi vì đời trước không biết kính trọng giá trị kim tiền nên nước ta nghèo xác, nghèo xơ!”

Đồng Tử tang mẹ vào năm vừa lên bảy. Dưới mái nhà tranh, cha con lủi thủi ra vào, nương tựa lẫn nhau. Cá sông đánh được, đem lên kẻ chợ mà đổi gạo. Cuộc sống không dư, không thiếu. Đủ cơm ba bữa, áo bốn mùa. Nắng, mưa, nóng, lạnh có nơi cư ngụ. Đời tạm êm đềm. Nhưng trẻ tạo đành hanh, lò cừ nung nấu, thường đem gian nan đo tài quân tử, đem đau thương thử dạ hiền lương. Số phận cha con họ Chử cũng không tránh khỏi cái tuồng huyễn hóa thử và đo ấy.

Ngày kia đánh cá trở về, nhà họ cháy rụi thành tro, của cải dành dụm không còn một chút, may có chiếc khố phơi cành cây là chưa bị cháy. Đồng Tử ôm mặt khóc. Ông Chử Cù Văn điềm đạm khuyên con:

“Làm trai lòng dạ vững bền, cọp dữ trước mặt, rắn độc sau lưng, không làm rúng động. Của thế bèo nổi mây trôi, tụ rồi tan, tan rồi tụ, có gì đáng phải bận lòng. Nay mới cháy nhà mà sao con đã rơi lệ?”

Đồng Tử bẽn lẽn thẹn thùng, cúi đầu nghe lời cha dạy.

Thời gian đắp đổi, xuân lại thu qua, Chử ông bệnh già, sắp về nước nhược, gọi con trăn trối:

“Điều tu sỉ, nghĩa làm người, cha dạy con đã đủ. Sống gửi, thác về, không có chi phải quá đau lòng. Con đã là người hiểu biết, cha trở về cõi bên kia cũng đã yên lòng. Táng cha con cử táng trần, cái khố con giữ mà đóng, phòng khi đi lại những nơi kẻ chợ.”

Cha chết. Chử Đồng Tử không đành lòng để cha lõa lồ ở bên cõi âm nên đã đóng khố cẩn thận cho cha rồi mới đem chôn kề bên mộ mẹ. Thân chàng lạnh lẽo từ đây, no đói thất thường, câu cá bắt sò, ngâm nước nửa người, che phần đáng thẹn mà chờ thuyền buôn qua lại đổi lấy gạo muối, mua ngày mà sống, quên tuổi hoa niên.

Một hôm chàng đang câu cá, chợt nghe đàn sáo trống chiêng, thuyền rồng chèo tới, cờ xí đủ mầu, thị nữ dịu dàng múa hát. Thẹn mình lõa thể bèn tìm vào bụi lau bới cát chôn mình.

Trên thuyền, Tiên Dung công chúa thấy bãi thanh sơ vô cùng đẹp ý, ra lệnh ghé thuyền, dạo chơi thoải mái. Nàng sai thị nữ giăng màn tứ vi, tắm mát bên sông. Nào ngờ bốn bức màn giăng, vây chàng lõa thể cùng nàng công chúa. Tiên Dung dội nước, Đồng Tử lộ hình, xấu hổ trình bày thân phận. Công chúa trầm ngâm hồi lâu rồi bảo:

– Ta là công chúa, quyết lòng không vướng chồng con, gặp chàng trong cảnh ngộ này, mới biết số trời khó tránh, duyên trời đã định. Từ nay nguyện xin nâng khăn sửa túi cùng chàng.

Nàng đem áo quần cho mặc, đưa chàng lên thuyền, sai bày tiệc hoa, tế lễ trời đất. Đồng Tử phân vân từ chối, công chúa dịu dàng phân giải:

– Thiếp với chàng duyên trời tác hợp, sao chàng còn nỡ chối từ?

Đồng Tử nghe theo. Từ đây hai người thành vợ chồng. Những người trên thuyền đều cho là duyên lành kỳ ngộ. Trong đám tùy tùng, có kẻ đem sự thể về tâu với vua. Nhà vua nổi giận phán rằng:

– Tiên Dung hư đốn, vượt qua lễ giáo, không trọng danh tiết, đúng là bất hiếu, từ nay không cho trở lại hoàng cung.

Nhà vua lại truyền lệnh cho tất cả tùy tùng bỏ mặc công chúa mà trở lại triều. Tiên Dung sợ cha, cùng chồng sống lẩn trong đám dân gian, mở hàng buôn bán làm kế sinh nhai. Vợ chồng làm ăn phát đạt, dần dần mở thành phố chợ, dân cư đông đảo, có cả khách buôn nước ngoài qua lại trao đổi hàng hóa. Ai cũng kính trọng Tiên Dung và Đồng Tử. Có một khách thương giàu có, đã từng buôn bán quen thuộc với hai vợ chồng, khuyên nên xuất vốn ra khơi tìm vật lạ về buôn, có thể lãi gấp hai vốn. Vợ chồng thuận ý, Đồng Tử lên đường. Trời biển mênh mông, sóng yên gió lặng, ba ngày gặp đảo ngoài khơi, ghé thuyền cập bến. Bước lên cảnh đẹp như chốn bồng lai, Đồng Tử sinh lòng quyến luyến, chẳng muốn rời chân. Bèn giao vàng cho người lái buôn mua hàng, dặn khi trở về ghé đảo đón chàng.

Trên đảo có núi, trên núi có am, trong am đạo sĩ Phật Quang tu đạo tồn tâm dưỡng tính, thông lẽ vi huyền. Đạo sĩ nhác trông Đồng Tử, biết người chân thật, căn hạnh trung lương đôn hậu, nhận làm đệ tử, truyền đạo thuật cho. Đồng Tử học được tròn năm, Phật Quang khuyên về gặp vợ, lại tặng cho một cái gậy và một cái nón, bảo rằng:

– Phép cơ huyền thần thông ở cái gậy và cái nón này.

Đồng Tử về nhà, dạy vợ phép màu, cùng nhau tu luyện, giác ngộ chân hư mà bỏ nghề buôn bán, rời xa chợ búa, tìm nơi thanh vắng để nuôi tính giữ lòng. Tiên Dung theo chồng, miệt mài chẳng lý nắng sớm mưa chiều, chung nhau che nón, nương tựa gậy thiêng mà ở trong vòng trời đất. Một tối cuối thu, chẳng quan tâm đến sương thu gió lạnh, hai vợ chồng Chử chống gậy xuống đất, lấy nón úp lên rồi ngồi tựa lưng dưới nón mà ngủ ngon lành. Đến quá canh ba, nghe chừng là lạ, tỉnh giấc nhìn ra, thấy mình đang ở trong cung điện nguy nga, ngai vàng sập quý, quân hầu thể nữ, tướng sĩ chỉnh tề. Chung quanh thành cao, hào sâu, thật không khác gì một chốn đế đô cường thịnh.

Sáng hôm sau, mọi người trông thấy đều lấy làm lạ lùng mà tôn kính, đua nhau đem lễ vật đến hiến dâng và xưng thần. Tin lạ đến tai Hùng Vương, các quan bàn tâu cho là Chử Đồng Tử manh tâm làm loạn, nhà vua bèn sai quan quân đi tiễu trừ.

Quan quân kéo đến, trời đất nhá nhem, án ngữ vây bọc, định sáng hôm sau sẽ công thành phá lũy. Mọi người trong thành bình tĩnh như không có chuyện gì quan trọng xảy ra. Đồng Tử nói với Tiên Dung:

– Mọi chuyện trong cõi càn khôn, đến đi theo lẽ tự nhiên, xuống lên theo luật tạo hóa. Chúng ta không làm điều gì trái nghịch đạo thường, chẳng phải lo âu.

Đêm đến canh ba giông gió nổi lên dữ dội, cát bay đá chạy, thành quách lâu đài của Đồng Tử – Tiên Dung bốc cả lên trời. Sáng ra, mọi người chỉ thấy một bãi lau sậy rậm rạp giữa đầm nước lớn.

Dân chúng lấy làm kỳ dị, cho là phép thuật tiên thiên, xây miếu mà thờ. Bãi ấy được gọi là bãi Tự Nhiên, đầm ấy là đầm Dạ Trạch hay Nhất Dạ, nay thuộc phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Khi nhà Lương bên Tầu sang xâm chiếm nước ta, Triệu Việt Vương lấy đầm Dạ Trạch làm căn cứ đánh ngoại xâm. Có lần bị giặc vây khốn, Vương tắm gội thiết đàn, cầu thần giúp cho đánh đuổi được quân thù để cứu trăm họ khỏi ách lầm than nô lệ. Chử Đồng Tử cưỡi rồng giáng xuống đàn tràng, phán rằng:

– Ngươi vì xót thương trăm họ, nhẹ coi tính mệnh, dấn mình vào chốn can qua; ta đã lên trời nhưng uy linh còn với đất này. Ngươi có lòng thành, ta quyết giúp ngươi.

Nói rồi, đưa cho một cái vuốt rồng và bảo:

– Cắm vuốt này trên chỏm mũ đâu mâu mà đội, ngươi đi đến đâu, giặc tan đến đấy.

Triệu Việt Vương y lời, sức lực tăng lên khác thường, trí óc rất là mẫn tuệ, tướng sĩ trở nên can đảm hơn xưa, một lòng một dạ phá tan giặc nước, chém bay đầu tướng giặc Dương Sàn. Quân nhà Lương tan vỡ, mười phần chết bảy còn ba, trốn chạy về Tầu. Nước ta có nền tự chủ.

 

CHU DONG TU

Under the reign of King Hung Vuong the third, as the country enjoyed peace, the people were happy. As a virtuous king, Hung Vuong made his population nice, the land stable, the weather perfect, and life pleasant as in fairyland. Fairies were said to often come to contact humans, who behaved as transparent as ‘fairies’, with such a simplicity unaffected yet by ephemeral physical profits. Greed and hatred were absent, and all social relations were based on love and trust. Fairness and religions were never discussed as no signs of injustice or evils existed. China’s wide traveler Lao Dam, after leaving Vietnam, was said to have severely criticized the immorality in China’s famous book Dao Duc Kinh.

King Hung Vuong had a teenage daughter named Tien Dung, a perfect beauty and character who had an unusual passion for boat sightseeing, in disregard of marriage. She was permitted by her loving father to use a fully escorted boat late of every spring to enjoy sceneries at sea or along rivers. She was once so attracted by their real and dreamlike beauty she forgot the time and her return to her royal home.

There was then in the village of Chu Xa a fisherman named Chu Cu Van, living with his wife in happiness and harmony. They had a problem, however, which was about their having only a son, named Chu Dong Tu. His birth was admired by the villagers, praising it as the ‘creation of a rare pearl by a senior couple.’

Dong Tu grew up quite fast to become a very intelligent and handsome boy. His parents were so overjoyed with him they tried their best to bring him up as a deserving citizen. Material things were yet a temptation then to the people as they were still properly educated to avoid doing trade for wealth. Nevertheless, it was said later that this period should be blamed for its neglecting monetary values, probably a lasting cause for our country’s ‘extreme poverty.’

Dong Tu lost his mother at the age of seven, leaving just a shed for him and his father. Both had to depend on each other for their survival by fishing and trading the catches for rice. They could have three meals a day, and adequate clothes for all four seasons. Their life seemed fine with the shed that protected them from harsh weather, and it was simply uneventful. However, nature had its own way with tough miseries, struggle, and pain to good people. Chu Dong Tu had eventually fallen victim to those uncertainties.

On their return from fishing one day, they found their hut totally burned to ashes, except for the loincloth that had been left to dry on a tree branch. While Dong Tu held his own face to cry, his calm father tried to sooth him.

“Son,” he said, “behave bravely and fearlessly, ready to deal with even fierce tigers and poisonous snakes. Material things are neither eternal nor worthy values to worry about. I wonder why you cried for the loss of our roof.”

Dong Tu shyly acknowledged his father’s teachings.

Time passed, making his father old and sick. Just before passing away, he gave his son some final words.

“Son, remember my lessons about being a man,” he told him. “Death is only a homecoming, nothing to feel overly painful. Now an adult, you’ll be my solace in the other world. Bury me naked, and keep the loin-cloth for your needy contacts with people.”

Despite his tender love for his father, Chu Dong Tu refused to obey him by burying him with the loan-cloth next to his mother’s grave. He went fishing again and occasionally suffered hunger in spite of his work and ageing. He had no way but immersing himself in the cold water to await commercial boats to trade fish for rice.

One day while busy fishing, he suddenly heard gong and drum sounds from a colorful regal boat with pretty dancing girls. He promptly went to hide himself under the sand of the bushes nearby.

From the boat, Princess Tien Dung was so pleased with the nice sight she wanted to refresh herself on the beach. After having curtains set up, she entered the enclosure and took off her clothes, pouring water on her. To her alarming astonishment, she found a naked youth man on the sand. She thought for some time and, to his shameful nakedness, began to address him.

“I’m a princess with a determination to remain unmarried,” she said. “However, this encounter with you is clearly an act of destiny. I vow to forever serve you as your faithful wife.”

Tien Dung then ordered to dress him properly and take him to the boat for a celestial rite followed by a joyful party. She also tried to nicely appease Dong Tu’s apprehension and uneasiness.

“We’re tied by our fateful blessings. Why do you deny them?” she wondered

He was convinced and they became a couple. Everyone on the boat believed theirs was a perfect and strange marriage. The event was secretly reported to the king, enraging him terribly:

“Tien Dung has behaved like a bad and shameful girl, an undutiful daughter. From now on, she’s forbidden to return here.”

The king also ordered all the boat members to get back to the royal court, leaving her alone. Fearful of her father, Tien Dung tried with her husband to start a quiet life by doing trade among lay people. Their business prospered fast, and following their development of the local town, their customers gradually increased to include trustful foreigners who respectfully admired them. A wealthy and long-acquainted one of these advised them to trade exotic commodities to possibly double their profits. They agreed and Dong Tu left his wife to join an overseas boat trip. After three days of traveling on an immense and calm sea, he arrived at a magnificent island that seemed like paradise. He felt attractively fond of it and chose to stay, handing all his gold to his mate to do the trade for him, and pick him up on his return.

He found on the island a temple headed by a knowledgeable hermit named Phat Quang, who he instantly regarded as a true monk thanks to his trustfulness, honesty, and kindness. On his request, the hermit trained him about magic powers for three years before advising him to go back to his wife. He also gave him a baton and hat at his departure, and told him:.

“These are magical gifts for you.”

Once home, Dong Tu taught his spouse about magic power, and they practiced together to reach enlightenment. They quit their trade and lived in seclusion to maintain their character and mind. Tien Dung fully shared with her husband all the joy in life provided by the hat and the baton. One autumn evening, paying no attention to the cold wind and fog, they planted the baton on the ground and placed the hat on its top then slept soundly under it. Around midnight, strangely, they awakened to find themselves in a magnificent palace in front of a golden throne, servants, and soldiers in readiness. It was protected by high walls and deep trenches, actually like in a powerful and prosperous capital.

When local people saw the strange site in the morning, they promptly, out of respect, offered gifts to the couple as their new rulers. On learning about the incident, king Hung Vuong agreed with his officials to eliminate Dong Tu as a rebel.

The citadel was quickly surrounded at dusk for a fierce attack early at dawn. Inside it, however, everyone remained calm as if nothing important had happened. Dong Tu gave his wife an explanation.

“Everything in this world follows the rules of nature and heaven,” he said. “Since we’ve done nothing immorally, we don’t have to be worried.”

At midnight, a powerful storm began to blow rocks and sand all around, uplifting the couple’s mansion toward the sky. What was visibly left the next morning was just reeds in a large swamp.

Local people, believing it was a celestial act, built a temple there, called the area ‘Nature’, and named the swamp Da Trach or Nhat Da (One Night), now in Khoai Chau of Hung Yen province.

Later, in dealing with Chinese Luong’s invasion, King Trieu Viet Vuong used the swamp as his resistance base. Once in critical danger, he cleansed himself and prayed for help to chase the enemy and save the people. Dong Tu appeared riding a dragon toward the king’s altar.

“Your heartfelt sacrifice and compassion for the people move me profoundly, even I’m in heaven,” he told the king. “My soul is still attached to this land, that’s why I’m determined to help you.”

He then gave the king a dragon claw and said:

“Place this claw on your hat, and wherever you go, your enemy will be destroyed.”

Trieu Viet Vuong obeyed and found himself abnormally stronger and braver, so were his generals and soldiers. They beheaded China’ general Duong San and killed most of his troops, allowing the remaining force to flee back home. Vietnam regained its sovereignty ever since.

 

LỜI BÀN:

Xuyên qua chuyện Chử Đồng Tử, người kể nhận thấy:

Câu chuyện bao hàm thái độ đối kháng với hành vi thực dân văn hóa bằng cách đưa ra những giá trị văn hiến cao đẹp trong nếp sống dân ta.

1- Trong đạo vợ chồng, không sống buông thả một cách man di, qua hình ảnh thuận hòa của vợ chồng Chử Cù Văn cũng như thái độ tôn trọng duyên trời của Tiên Dung và Chử Đồng Tử.

2- Xã hội ta từ thời thái cổ đã theo phụ hệ. Điều này tìm thấy qua chuyện Chử Đồng Tử theo họ cha cũng như Tiên Dung lấy chồng thì sống theo chồng.

3- Thời Hùng Vương, xã hội ta là một xã hội có nền văn minh nông nghiệp, không phải tới Tích Quang và Nhâm Diên mới biết cấy cày. Điều này tìm thấy qua sự kiện cơm gạo là thực phẩm chính.

4- Trong đạo cha con đã biết Từ và Hiếu là giềng mối chính. Điều này tìm thấy qua chuyện tích cha biết thương yêu, dạy dỗ mong con thành người, khi chết nhường khố cho con; con thương yêu cha, không nỡ để cha lõa lồ về cõi âm.

5- Con người biết điều liêm sỉ. Điều này được biểu tượng bằng chuyện tích xấu hổ vì lõa lồ trước tha nhân.

6- Nước ta từ đời Hùng đã là một nước có tổ chức kỷ cương, có triều đình, có quân đội, có mậu dịch v.v… không phải là một bộ lạc bán khai.

7- Xã hội ta đời Hùng không phải là một công xã duy vật ấu trĩ mà đã là một xã hội tôn trọng và chiêm ngưỡng giá trị tâm linh.

8- Tình yêu nước được coi là tình tự thiêng liêng cao cả. Điều này thấy qua chuyện Chử Đồng Tử đã lên trời còn hiển linh cứu nước.

Tổng cương, chuyện Chử Đồng Tử muốn nói lên rằng từ rất xa xưa, nước ta đã là một quốc gia có trật tự kỷ cương, con người biết điều liêm sỉ; trong gia đình phụ hệ vợ chồng biết đạo thuận hòa, cha biết từ, con biết hiếu. Tình nhà nợ nước là những giá trị thiêng liêng. Thật khác hẳn luận điệu của lũ thực dân văn hóa với bọn tay sai và hậu duệ của chúng, thường rêu rao rằng dân Việt sống vùng hoang đản man di, không có tư văn.

 

COMMENTS

From this legend of Chu Dong Tu, the narrator found that:

The story implies a resistance against the colonialists’ cultural activities, based on the following noble values of the Vietnamese culture:

1. In matrimony, the type of barbarian self-indulgence was absent, evidenced by the harmonious life of Dong Tu’s parents, and his and Tien Dung’s respect for their fateful union.

2. Ancient Vietnamese lived in a paternalistic society as shown by Chu Dong Tu taking his father’s family name and Tien Dung following her husband.

3. Under King Hung Vuong, the Vietnamese society was already developed with some agricultural civilization, long before the Chinese officials Tich Quang and Nham Dien arrived. The proof was rice, grown as the main stable.

4. In the father-child relationship, Love and Duty were the basic bonds expressed by the paternal love of Dong Tu’s father for him, his moral education and dying yield of the loincloth. In return, Dong Tu acted with love in burying his father with it.

5. Dignity was highly valued, as it was a shame to be naked in front of others.

6. Under Hung Vuong, Vietnam was already a well organized nation with a royal court, army, trade…, absolutely not a backward tribe.

7. Vietnam’s ancient society was not a childish materialist commune but one that respected and admired spiritual values.

8. Patriotism was a sacred and noble sentiment, exhibited by Chu Dong Tu’s effective help to save the country even from heaven.

In general, the purpose of the story was to show that ancient Vietnam was a well-governed and structured country with its people living with dignity. In the family, harmony was the norm for couples; and between parents and children, it was filiations Familism and patriotism were sacred. The cultural colonialists and their stooges and descendants were quite wrong to claim that ancient Vietnamese were barbarians without culture.

 

o O o

MỤC LỤC

THÁNH GIÓNG

Đời Hùng Vương thứ sáu, nước ta giàu mạnh, tư văn sáng ngời, cuộc đời an lạc thái hòa, nhân sinh vui vẻ tự nhiên mà hợp với luân thường đạo lý. Trong dân gian, cung thạch cầm thanh thoát hòa tiếng sáo ngân trong, âm thanh nhã nhạc không gợn ưu phiền.

Triều đình lúc bấy giờ, vua quan đều lấy dân làm quý trọng bậc nhất. Lúa gạo đất đai chỉ là những thứ vì dân mà được bảo vệ vun trồng, nên xã tắc đứng bậc dưới dân. Vua quan là những người có trách nhiệm và bổn phận quân bình xã tắc, điều hòa hạnh phúc muôn dân. Vậy nên người già cả được kính trọng mà an nhàn tuổi hạc, người trẻ trung có công ăn việc làm với tư hữu sung túc. Trai có vợ, gái có chồng, trẻ thơ được chăm sóc dạy dỗ với tình cảm thương yêu. Người người sống với nhau trong tương quan hòa mục, tin tưởng và nhân ái. Tài sản đại hữu quân phân. Những điều này ghi dấu một thời đại rất mực bình đẳng tự do, rất mực tương thân tương ái.

Tương truyền nền văn minh đại hữu ấy ảnh hưởng qua phương Bắc, người phương Bắc kính phục thốt lên “Nam phương hỏa đức thịnh” (Phương Nam lòng nhân ấm áp). Đến đời Xuân Thu, đức Khổng Tử chép vào Lễ Vận ở sách Lễ Ký, gọi là “Đại Đồng Học Thuyết.”

Đương thời, Ân vương phương Bắc cường bạo hung tàn, ưa dùng vũ lực xâm lấn các nước láng giềng, nghe nước Văn Lang dân hiền đất tốt, bèn dậy ý tham, chuẩn bị binh mã chờ dịp tiến sang đánh cướp. Vua Hùng biết tin, triệu tập quần thần bàn kế bảo quốc an dân. Một vị lão thần đưa ý:

– Thần tưởng không gì bằng cầu tổ Lạc Long, xin giáng hồng ân diệu tứ phá cường địch, giữ san hà.

Nhà vua nghe lời, dựng đàn trai giới, đốt lửa nguyện cầu. Cầu được ba ngày, mưa như nước đổ, sấm sét long trời, nửa ngày thì quang đãng. Thoắt thấy có một cụ già cao lớn dị thường, râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, phương phi phúc hậu, tươi cười mà bước tới đàn tế. Vua Hùng thân ra bái yết. Mời ăn không ăn, mời uống không uống, đăm đăm nhìn vua, ôn tồn lên tiếng:

– Ba năm nữa giặc đến Vũ Ninh. Bây giờ hãy lo rèn binh chỉnh mã, tích trữ lương thực làm kế lâu dài. Còn như đám giặc Ân kia, khi chúng kéo đến, chỉ cần cho sứ đi cầu hiền tài, sẽ có người ra quét sạch.

Nói đoạn, không lời cáo biệt, bước thẳng lên không mà đi như bay về hướng biển, mới biết là tổ Long Quân.

Vua Hùng nuôi dân luyện lính. Ba năm trôi qua, lính ở biên thùy cấp báo về triều rằng giặc Ân đang ầm ầm binh mã kéo sang. Nhà vua điềm tĩnh sai sứ rao truyền trong khắp dân gian, cầu người tài giỏi ra dẹp giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng thuộc bộ Vũ Ninh (nay là Bắc Ninh) có vợ chồng phú ông vốn người lương thiện, tuổi trời đã xế, sinh được một trai lên ba mà chưa biết ngồi, chẳng biết nói cười, chỉ ăn rồi nằm. Trong làng lắm người nghi ngờ rằng đó là nghiệp chướng quả báo chi đây? Ông bà phú ông, càng thương con càng tu nhân tích đức, giúp đỡ những kẻ sa cơ lỡ độ, lấy câu “thương người như thể thương thân” làm phương châm xử thế. Nhiều đêm, ông bà chong đèn thao thức, nhìn con yếu ươn mà ứa lệ xót xa: “Thời gian trôi chảy, tuổi tác qua mau, có ai chôn mốc ở đời với con! Một mai hai vợ chồng về nơi nước nhược, tấm thân èo oặt kia sẽ sống ra sao giữa cõi đời!”

Bữa kia sứ giả triều đình qua làng Phù Đổng. Nghe loa cầu tướng ra quân, bà mẹ nựng bỡn con rằng:

– Con mẹ chỉ biết ăn với nằm, bao giờ cậu biết dẹp loạn an dân?

Đứa bé nghe mẹ nói, bất chợt ngồi lên chững chạc, nói năng đàng hoàng, thưa với mẹ:

– Thưa mẹ mời sứ giả vào cho con hỏi chuyện.

Bà mẹ vừa mừng vừa sợ. Con bà biết ngồi biết nói, thật ngoài mơ ước. Nhưng còn việc nghe lời trẻ nhỏ mời sứ giả vào, thật là nguy hiểm, có thể đắc tội với triều đình. Bà đang chần chừ phân vân, chú bé lại năn nỉ thúc giục cho đến khi bà phải chiều ý, ra gặp sứ giả trình bày tự sự đầu đuôi. Sứ giả hiền hòa an ủi bà, rồi vào gặp chú bé, hỏi rằng:

– Con là đứa bé lên ba mới biết nói, gọi ta vào có việc chi?

Chú bé khiêm cung nói:

– Xin ngài về tâu với triều đình đúc cho tôi một con ngựa sắt cao một trượng rưỡi, một thanh gươm vàng dài một trượng để tôi đi dẹp giặc.

Sứ giả lấy làm lạ, có ý không tin. Chú bé nghiêm trang nhắc nhở:

– Dẹp giặc là việc gấp như chữa lửa, xin ngài chớ có chần chờ.

Sứ giả phi báo về triều. Vua Hùng Vương mừng rỡ phán:

– Lời tổ Long Quân đã ứng nghiệm.

Bá quan lo âu, cử một lão thần lên tâu vua:

– Muôn tâu, việc quốc quân trao vào tay một người e có điều khinh suất.

Nhà vua quả quyết:

– Đó là thiên tướng giúp dân ta, lời tổ Long Quân rất đáng muôn phần tin tưởng, bá quan chớ hoài nghi.

Bèn sai quan quân hỏa tốc lấy sắt tốt giao cho thợ rèn cực giỏi đúc ngựa như lời chú bé làng Phù Đổng. Lại lấy vàng ròng trong kho đúc một thanh gươm dài. Xong xuôi, chuyển đến Kẻ Đổng. Nguyên làng Phù Đổng còn có tên nôm là làng Gióng, nên triều đình đặt tên cho chú bé là Gióng.

Nói về bé Gióng, từ hôm gặp sứ giả, đi đứng ăn nói trở nên bình thường, cười đùa đúng trẻ lên ba. Khi quan quân đưa gươm vàng ngựa sắt đến nơi, cả làng ái ngại, cha mẹ bé Gióng kinh hoàng tưởng như sắp gặp đại họa, nhìn con dò hỏi. Chú bé thưa:

– Xin cha mẹ nói với làng ta đem hết gạo kho thổi cơm cho con ăn để con đi dẹp giặc, đền ơn non nước.

Nói rồi hắt hơi và vươn vai, ba lần như vậy, thân hình trở nên to lớn khổng lồ, cao hơn hai trượng, ăn hết gạo làng trong một bữa. Vì chuyện tích ấy mà trong dân gian ta, cho đến ngày nay, mỗi khi trẻ nhỏ hắt hơi, người lớn thường cầm hai tay con đưa lên khỏi đầu và nói: “Vươn vai dài lớn.”

Người dân Kẻ Đổng gom góp tơ lụa gấm góc may một bộ nhung phục lộng lẫy vĩ đại, vừa vặn cho Gióng. Chú bé bây giờ khổng lồ, mặc nhung phục lạy cha mẹ:

– Gặp cơn quốc nạn, con trẻ không được hầu dưới gối báo đền công đức cù lao. Xin bậc sinh thành nhận cho con lấy trung làm hiếu.

Rồi chú cầm gươm lên ngựa. Lạ lùng ngựa sắt hí vang, cất vó như bay. Giặc Ân đang đóng ở Trâu Sơn. Gióng phi ngựa phóng vào trại giặc, thét lớn lên rằng: “Ta là tướng nhà trời đây.” Ngựa sắt phun lửa, gươm vàng loang loáng những vòng tuyệt diệu, trại giặc tan tành, thây giặc như rạ. Gươm vàng bỗng gẫy, ông tướng nhà trời nhổ tre mà quật giặc. Ân vương bị quật chết ở chân núi Trâu Sơn. Lũ giặc sống sót thảy đều quỳ lạy xin hàng.

Phá xong giặc nước, thiên tướng lên núi Sóc Sơn, cởi bỏ nhung phục, cưỡi ngựa bay lên trời. Đến nay, chân núi Sóc Sơn còn có những cái ao xếp hình bước ngựa. Dân gian truyền nhau rằng đó là dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày xưa.

Vua Hùng Vương ghi nhớ công đức vị nhi đồng cứu nước, phong làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở làng Phù Đổng, xuân thu tế lễ.

Sau trận Vũ Ninh, triều đại nhà Ân trải hơn sáu trăm năm, không dám một lần dòm ngó nước ta.

Đến triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ lại sắc phong Thánh Gióng làm “Xung Thiên Thần Vương”, tu bổ lại miếu thờ. Miếu này hiện nay vẫn còn ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, bên chùa Kiến Phúc (còn gọi là chùa Kiến Sơ). Vua Lý còn cho tạc tượng Ngài ở núi Vệ Linh để đời đời chiêm ngưỡng.

Trong dân gian, hàng năm cứ đến ngày mồng chín tháng Tư âm lịch, mở hội đốt đuốc ở làng Phù Đổng, mừng ngày Thánh Gióng dẹp tan ngoại xâm.

Cho đến bây giờ, ở các huyện Chế Võ và Gia Lương vẫn còn loại tre đặc biệt, mầu vàng lốm đốm đen, gọi là tre “đằng ngà”. Người dân bảo nhau rằng đó là hậu duệ của những cây tre ngày xưa bị ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa cháy nám. Lại cũng còn một loại tre ở gần núi Việt Sóc, rễ mọc cả lên thân, lên cành. Tương truyền đó là dòng dõi của những cây tre ngày xưa được Thánh Gióng nhổ lên làm lao phóng giặc, ngọn cắm xuống đất, gốc rễ hướng lên trời.

 

SAINT GIONG

Under King Hung Vuong the sixth, Vietnam was a prosperous and powerful country in peace with high culture. Meanwhile, its population lived in joy and morality, enjoying musical melodies from pure flute sound and popular concerts in a worriless way of living.

The royal court and its officials then always showed their highest respect to the people. Because of them, land and rice were protected by the country, ranked below the people. The king and officials were responsible in keeping the society in good shape to assure the people’s happiness. Seniors were respected and comfortable due to their old age, and youths had jobs, properties, and happy families. As for children, they were cared and raised in affection. Everyone lived in harmony, trust, and humanity, with strict fairness in regards to properties. It was a period of excellent equality and freedom, where mutual assistance and love were highly observed.

Such an ideal civilization was believed to have so influenced the Northern (Chinese) people they had to respectfully admit that ‘there was plenty of warmth in the South.’ During the Spring-Fall period, this comment was mentioned by Confucius in his Rite Book under the title ‘Universal Doctrine.’

In the North then, the brutal king An Vuong kept trying to invade his neighboring states whenever possible, especially the prosperous, nice, and fertile Van Lang. On a report of an imminent attack, King Hung Vuong convened his officials for consultation, and one senior general made a recommendation:

“Your Majesty, we should pray ancestors Lac Long for help to defeat the enemy and defend our country.”

A prayer rite was held at once and continued until the third day when heavy rains began to pour, accompanied by loud thunders. When the sky was clear after half a day, an unusually tall, strong, and kind old man with snow-white beard appeared and smilingly came to the rite site. The king personally greeted him with foods and drinks but he refused, staring at him.

“The enemy will be in Vu Ninh in three years,” he nicely told the king. “It’s time now to start training troops, stocking provisions for long-time defense. Call on the people and talented men will help wipe out the An bandits when they came.”

Without farewell, the old man lifted himself up and flew away toward the sea. He was later realized as ancestor Long Quan,

King Hung Vuong began to consolidate his army and the people. Three years later, on the reports from the frontiers of the numerous Chinese An’s invasion, he calmly sent emissaries nationwide to ask talented fighters to help defeat the enemy.

There lived then in Phu Dong village of Vu Ninh province (now Bac Ninh) a rich and kind couple who had an only son rather late in their advanced age. Already at three, yet the boy could not sit up, speak, and smile, only eat and lie down. To many villagers, he might be paying a debt in his former life. His wealthy loving parents kept trying to live kindly by helping unfortunate people, after the saying, ‘Love others as you do yourself.’ Many a night, they stayed up late to tearfully watch their weak son with anxiety. “We’re getting old, while time never stops. We’d leave you some day”, they looked at his fragile structure with affection and told themselves in despair and pity.

One day, a royal emissary came to Phu Dong village to inform about the king’s request for able men to fight Chinese enemy.

“My dear son,” the boy’s mother playfully joked with him, “when can you help bring peace to the people?”

To her surprise, she saw him sit up properly and reply her in a serious tone:

“Mother, please invite the emissary in. I want to talk to him.”

She was overjoyed but scared as her son’s reaction was beyond her expectation. She was wondering if she would commit a crime by inviting the emissary when the boy repeated his request, pushing her to leave for the outside to tell the emissary about her son’s story. Against her fear, he nicely soothed her then followed her inside.

“My child,” he said, “what does a 3-year-old kid who has just started to speak have anything for me?”

“Sir,” the boy politely replied, “please ask the king to make a 3-yard-tall iron horse and a 2-yard-long gold sword for me to go fight the enemy.”

The emissary looked at him in disbelief.

“Sir,” the boy seriously repeated, “destroying the enemy is as urgent as extinguishing a fire. Please do not delay.”

The emissary swiftly rushed back to report the incident.

“Ancestor Long Quan’s words have come true,” King Hung Vuong said with extreme joy to the worries of his officials.

“Your Majesty, it’d be careless to leave the national defense in one person’s hands,” a senior remarked.

“He must be a celestial general who came to help our people,’ the king firmly said. “Long Quan is completely trustful. Don’t be suspicious.”

He then ordered to urgently get the best metal and invite the best ironsmith to make the horse for the Phu Dong boy. He also had pure gold in the treasury be used to produce the sword. When ready, both items were taken to the boy in Phu Dong village (also called Giong, a name the royal court took to give to the boy later).

Meanwhile, the child began to behave normally after the royal emissary had left. When his required items came, the whole village was anxious while his parents frightfully thought a calamity was about to befall. They looked at him inquisitively.

“My dear parents,” he said, “please ask the village to use all its rice to cook for me to eat and go serve the country.”

Just said, he sneezed and stretched his shoulders upward three times to become a giant man to consume all the rice. (Perhaps due to his gesture, Vietnamese adults often help a sneezing child raise his arms over his head with encouraging words, “Stretch your shoulders upward and grow”.)

The Ke Dong villagers also gathered all their silk and satin to produce for him a giant magnificent military uniform which he put on nicely before emotionally bidding farewell to his parents.

“As the country is in danger, I can’t stay to serve you as a good son,” he said. “Please forgive me to place my national service over my filial duty.”

He held the sword and jumped on the iron horse that gave an unexpectedly loud neigh and swiftly galloped away. He entered the An enemy camp in Trau Son and yelled, “Here I am, a celestial general!” With the flames spouted from his horse mouth, he used his gold sword to kill so many of the enemy that it broke, leading him to pick fresh bamboos to replace it. The An king was smashed dead at the Trau Son hill, and all his living troops surrendered.

The celestial general then went to Soc Son Mountain to take off his military uniform and ride his horse to heaven. Horseshoe ponds were still found nowadays in the area and thought to be made by Saint Giong’s giant horse feet.

To memorize the patriotic child’s service to the country, King Hung Vuong made him Phu Dong Celestial King, and ordered his village to build a temple to worship him twice a year.

After the battle at Vu Ninh, during their six centuries’ rule, the Chinese An dynasties had never touched our land again.

Under the Ly dynasty, King Ly Thai To made Saint Giong a “Xung Thien Deity”, and had his temple renovated. It has still been in Phu Dong village of Tien Du district, next to Kien Phuc (or Kien So) pagoda. A statue of Saint Giong was also erected at the Ve Linh Mountain for his eternal veneration.

On the ninth day of every fourth lunar month, festivities with light torches were held in Phu Dong village to commemorate Saint Giong’s victory.

At present, there still exists in Che Vo and Gia Luong districts a special kind of yellow bamboos with black dots, perhaps remnants of those trees partly burned by the saint’s iron horse. Also near the Viet Soc Mountain, another type of bamboos is also found with roots on their trunks and branches as if they grew upside down. According to popular belief, they were descendants of those bamboos that had been uprooted by Saint Giong in his fighting.

 

LỜI BÀN:

Ngoài giá trị uy linh lịch sử và chuyên chở thiện hảo đến các tâm hồn Việt Nam, chuyện cổ tích Thánh Gióng còn bao hàm những đặc điểm văn hóa mà người kể có thể nhận thấy:

1- Từ đời Hùng Vương nước ta đã là một quốc gia độc lập, có lãnh thổ với núi sông cương vực phân minh. Điều này tìm thấy ở chuyện tích đánh giặc Ân xâm lăng.

2- Tình nhà nghĩa nước đối với người Việt từ đời Hùng đã là những giá trị lớn lao thiêng liêng. Điều này tìm thấy ở chuyện tích chú bé làng Phù Đổng lấy trung làm hiếu và đạt điều trung hiếu mà được tôn thờ làm Thánh.

3- Nêu cao tinh thần lập công đối với dân nước là một bổn phận thiết yếu phải làm, nên kẻ lập công không đòi phải thưởng công. Điều này tìm thấy ở chuyện tích Thánh Gióng sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lăng, cởi bỏ nhung phục tướng quân mà quy ẩn.

4- Câu chuyện cũng muốn nhắc nhở rằng đạo làm người trong tương quan xã hội của người Việt có điểm dị biệt với người Tầu.

Ở nước ta, Thánh Gióng được chiêm ngưỡng, tôn thờ vì Ngài trung thành với hạnh phúc của đồng bào mà giữ gìn non nước. Ngài đã nêu gương “lấy trung làm hiếu”.

Lạ lùng thay, tương đương với giai đoạn ấy của lịch sử nước ta, ở bên Tầu người ta chiêm ngưỡng nhân vật Ngũ Tử Tư, người đã vì muốn trả thù nhà mà đem quân nước ngoài về đốt phá nước mình, tàn sát dân mình.

5- Khi dân tộc ta lập quốc đã có kỷ cương, lãnh thổ phân minh, người dân đã ý thức tận nơi đáy cùng của tim óc rằng tình nước là cao quý nhất, phản quốc là tội xấu xa nhất, thì bên phương Bắc, Khổng Tử người nước Lỗ, không được vua nước Lỗ trọng dụng đã “bỏ đi lang thang các nước”, kể cả nước đối nghịch với nước Lỗ, để “tìm chúa mà thờ”. Tình nước đối với ông thánh xem ra không phải là thứ tình thiêng liêng trong đạo làm người. Điều này khác xa với người Việt.

Như vậy, kẻ nào nói rằng văn hóa Việt Nam là do phương Bắc đem sang tức là nói điều sai quấy xằng bậy lắm.


COMMENTS:

Besides its sacred historic values and the good deeds it conveys to the Vietnamese souls, the story of Saint Giong also displays such cultural qualities as recognized by the storyteller:

1. Since the Hung Vuong dynasties, Vietnam was already an independent country with definitely clear national borders, portrayed in the fight against the Chinese An invaders.

2. Ever since, family and national bonds have become great sacred values to the Vietnamese, as seen in the story through the Phu Dong boy’s perception of national service as a substitute to his mandatory filialness, and thus, his being made a saint.

3. Service to the country and the people was an honorable duty and no successful citizens would request compensation. It was reflected in Saint Giong’s removal of his military uniform to become an image following his great victory over the An invaders.

4. The story also notes differences between Vietnamese and Chinese in regard to good behavior in their social relationship.

In Vietnam, Saint Giong was revered thanks to his loyalties to the people’s happiness and national safety. He was a good example in placing national service above filial duty.

Strangely, at the same time in China, a highly revered personality named Ngu Tu Tu got his public admiration due to his revenge for his family by inviting foreign forces to come and kill his people as well as destroying his nation.

5. Right from its beginning, Vietnam was well structured with its people deeply conscious of patriotism as their highest value, and its regard of national betrayal as the worst deed, contrary to China’s Confucius. A talented Lo citizen but neglected, Confucius wandered around neighboring states, even Lo’s enemies, merely to “look for a good ruler to serve.” To him, patriotism meant totally different, absolutely not a sacred factor in his morality as perceived by Vietnamese.

Therefore, it was utterly wrong for those who claim that Vietnamese culture was a product from the North.

o O o

MỤC LỤC

BÁNH DÀY BÁNH CHƯNG

Tục người phương Nam lấy nhân ái làm nền tảng cho cuộc nhân sinh, lấy sinh tồn làm đức lớn của trời đất.

Tương quan giữa người và người trong cuộc trần ai, cho dù có những va chạm đảo điên, có những dị biệt rướm máu, chung cục rồi ai cũng thấy ai ai đều có tấm lòng nhân.

Thức khuya mới biết đêm dài,
Sống lâu mới biết dạ người có nhân.

Vua Hùng Vương thứ sáu giữ gìn non nước, yêu thương giống nòi. Ngoài thì dẹp yên bạo lực xâm lăng, trong thì vun trồng cây đức, tạo nên một lâu đài Nhân Trị vững vàng, lộng lẫy nguy nga. Lâu đài ấy không xây bằng gạch đá mà bằng tình người. Đó là lâu đài văn hóa nhân bản. Chắc chắn sẽ cùng nhân loại tồn tại giữa vùng trời đất.

Khi tuổi đã cao, nhà vua muốn chọn người kế vị có đủ tài đức để tiếp nối công trình yêu nước yêu dân. Vua có hai mươi hoàng tử, vị nào cũng hiếu đễ đoan chính, hùng tài đảm lược. Thật khó chọn người xứng đáng nhất để giao phó trách nhiệm thay trời che chở muôn dân, sao cho trong thì ấm no hạnh phúc, ngoài thì không nạn binh đao. Một hôm, vua họp các hoàng tử lại mà bảo rằng:

– Chúng ta giòng dõi Thần Nông, dựng nước ở phương Nam, từ Tổ Kinh Dương Vương đã được nhiều đời, đời nào cũng lấy dân làm quý, mọi việc triều chính gốc ở yêu dân. Thế nước vì vậy vững bền. Giặc Bắc hung tàn xâm lấn cõi bờ, thảm bại ở Trâu Sơn, vua giặc tử trận, nước ta thái bình. Đó là nhờ phúc ấm tiên vương, công đức cao dày, hằng lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân, sắp xếp kế hoạch ổn định sự việc trước khi sự việc xảy ra. Cha nay đã già, con nào kế vị, phải nối được chí cha mà rạng nghiệp tiên vương, không nhất thiết phải là con trưởng. Vậy, trong lễ tế tiên vương năm nay, cha nhận thấy trong anh em các con, ai người trọn lòng hiếu thảo, hết dạ thương dân, sẽ truyền ngôi cho, có tiên vương và trời đất chứng giám.

Các hoàng tử vâng lời, trở về huy động gia thần săn bắn, chài lưới, hoặc đi vào trong dân gian tìm mua những món trân kỳ để làm lễ tế Tổ. Đời sau có người kể rằng các hoàng tử đời Hùng thứ sáu, vị nào cũng mong được nối ngôi trời nên mới ra sức kiếm thức ăn ngon để chiếm lòng vua cha. Nhưng vua cha muốn gì, chẳng vị nào hay. Vì thế, họ chỉ còn cách đua nhau tìm sơn hào hải vị, làm mâm cao cỗ đầy. Thực ra, vậy là sự nghi ngờ quá đáng, đi đến cái nhìn sai lạc lòng hiếu thảo của những trai hiền con ông vua thánh. Người nghiêm khắc than “Đem lòng tiểu nhân đo lòng quân tử!”

Chỉ nên nhận định rằng xã hội ngày càng phức tạp, lòng dục tăng theo nhu cầu nên nhân tâm hoang mang, xa rời đạo tâm mà có cái nhìn lệch lạc về cõi lòng trong sáng của các hoàng tử đời Hùng thứ sáu.

Trong hai mươi hoàng tử, Lang Liêu là ông hoàng thứ mười tám, tính khí hồn nhiên, không chuộng xa hoa, sống đời chung đụng với dân giả. Ông không chiêu nạp gia thần, cũng không nuôi kẻ hầu người hạ. Có người tưởng rằng ông bị vua cha ghét bỏ. Chẳng phải vậy đâu. Có người lại thêm thắt là mẹ ông bị nhà vua ghẻ lạnh cho nên so với anh em, ông bị thiệt thòi. Nghĩ thế càng không đúng. Vua cha là bậc thánh quân, yêu cả muôn dân, thương gồm trăm họ, lẽ nào lại bất công với con, bạc nghĩa cùng vợ. Chẳng qua hoàng tử Lang Liêu vì muốn cùng dân chúng san sẻ những nỗi nhọc nhằn, những niềm vui sướng.

Cũng như mọi người dân, ông cày cấy trồng tỉa, phá rẫy khơi ngòi, lúc thanh vắng kiểm điểm lòng trí, luôn gìn giữ chín điều tự tu: Tâm nhìn phải thấy cho rõ, rõ người rõ mình, biết điều tốt, xấu, phân biệt đúng, sai. Trí nghe thông suốt. Nghe đáy lòng mình, thông điều yêu, ghét mà xử đúng với lòng người. Sắc thái ôn nhu, không kiêu căng thô bạo, hòa hợp với dân. Hành động cử chỉ ân cần, đĩnh đạc mà khiêm tốn. Lời nói thành thật với chính lòng mình. Ông thường tự nhủ “Lời nói chẳng ở trong lòng mà ra thì chính mình là kẻ miệng dối dạ, ai còn tin được.” Vô luận việc lớn, việc nhỏ, đã làm, ông đều suy nghĩ cẩn thận. Điều gì chưa biết đến nơi, phải học hỏi cặn kẽ thấu đáo. Luôn luôn tự chế, không để nóng giận bốc lên mà vi phạm đạo lý. Thấy lợi phải nghĩ đến điều nghĩa, cái lợi thu được có hại đến điều nghĩa hay không?

Nhà ông ở thanh sơ, chỉ có lúa khoai rau cỏ và mấy loài gia súc tầm thường. Gần ngày tế Tổ, ông rất lo lắng suy tư: Lễ cúng đạm bạc, có chăng phạm điều hiếu đễ? Một đêm, trong mộng ông gặp thần nhân mách bảo:

– Trời sinh muôn loài, thương yêu chăm sóc. Âm dương vận chuyển, chân thành không chút dối sai. Con người trong vòng trời đất, ai ai đều có sứ mạng thiên lương. Trời ban lúa gạo làm thực phẩm chính cho con người ăn mà sống để hoàn tất sứ mạng của mình. Đó là đạo làm người. “Có thực mới vực được đạo.” Vậy nên lúa gạo quý hơn trân châu. Các vật ngoại thân, không gì sánh ngang ngũ cốc. Ngày tế tiên vương sắp đến, ngươi chớ khá lo âu. Hãy lấy gạo nếp đồ xôi rồi giã cho nhuyễn, đúc thành hình tròn để tượng trời, gọi là bánh dày. Lại lấy lá dong mà gói gạo nếp thành hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân đậu xanh thịt lợn, nấu kỹ một ngày một đêm, gọi là bánh chưng. Đem bánh dày, bánh chưng làm lễ vật, nhà vua chắc chắn hài lòng.

Đến ngày tế tiên vương, các hoàng tử đều dâng các món thì trân hiếm có, sơn hào hải vị, chả phượng nem công… Vua cha xem qua các món, hài lòng đẹp ý. Ngài chợt dừng lại trước bánh dày bánh chưng, lấy làm lạ, gọi Lang Liêu đến hỏi:

– Lễ vật của con, chắc chắn hàm nhiều ý nghĩa mà cha chưa nhận ra. Vậy, con hãy nói lên những ý nghĩa ấy, để cha cùng anh em con tỏ tường.

Lang Liêu kể lại giấc mộng thần nhân một cách đầy đủ và chân thật. Vua cha trầm ngâm, đẹp ý mà gật đầu, chọn bánh dày bánh chưng làm lễ phẩm bậc nhất để tế tiên vương. Tế xong, nhà vua đem bánh cùng các hoàng tử và bá quan thưởng thức. Ai cũng nhận là đơn giản mà hương vị thơm ngon thanh khiết. Hơn nữa, không phải là kỳ trân khó kiếm, nên trong dân gian gia đình nào cũng có thể làm được các thứ bánh này để cúng trời đất và gia tiên, tạo nên gốc tục truyền thống, hòa đồng và bình đẳng.

Nhà vua nói:

– Bánh dày tượng trời, bánh chưng tượng đất; gạo, thịt, đậu xanh và lá dong tượng của ngũ cốc cùng cây cỏ, muôn loài. Lá ngoài gói bánh vào trong, bao hàm ý nghĩa đùm bọc lẫn nhau. Qua lễ phẩm này, trẫm nhận thấy hoàng tử Lang Liêu thực xứng là người chăn dắt, thương yêu trăm họ. Trước đất trời, xin liệt vị tiên vương chứng giám và nhận cho Lang Liêu kế vị trẫm.

Nhà vua truyền ngôi cho Lang Liêu. Mười chín vị hoàng tử và toàn thể đình thần, ai nấy đều hân hoan: họ đã có người lãnh đạo xứng đáng ngôi trời.

Lang Liêu lên ngôi, đế hiệu Hùng Vương thứ bảy. Các hoàng tử được chia cắt giữ các trấn non sông, anh em hòa mục chăm lo vun trồng cây Việt, tư văn nhân bản thấm nhuần khắp muôn dân.

Triều đại Hùng Vương truyền đến đời thứ mười tám mới dứt. Trong suốt thời gian ấy, chưa từng có tỳ ố nội chiến, cốt nhục tương tàn vì bất cứ quyền lợi, danh vọng hay ý thức hệ nào. Cũng từ đời Hùng Vương thứ bảy, mỹ tục tế trời đất, lễ gia tiên của ta trong ngày Tết, lấy bánh dày bánh chưng làm lễ phẩm căn bản.

ROUND CAKE, SQUARE CAKE

To ancient Vietnamese, humanism was the foundation for their living, and survival was regarded as heaven’s great blessings.

In their human relations, though with crazy conflicts and bloody differences, they eventually realized that all of them had lived with humanism.

Only insomnia proves the night is long
And only long life proves people are kind.

King Hung Vuong the sixth was a national defender and people’s lover. His successful protection against invaders together with his development of humanism had solidified and glorified his dynasty. His achievements were mainly based on his humanist rule along with a humanist culture. They will certainly survive together with men on this earth.

In his advanced age, the king decided to select the most patriotic and gentle successor among his twenty equally pious and talented princes. It was not an easy task, since he had to choose the best successor to perfectly carry out his mandate of providing proper protection to both his nation and people, and assuring a peaceful, comfortable, and happy life to his subjects.

“Our ancestor Than Nong built our nation in this South area,” he spoke to all his sons gathered around him one day. “From our first ancestor Kinh Duong Vuong down, the population has always been highly valued, under the ruling with love. Our country’s stability and peace were restored as a result of the Chinese invaders’ severe defeat at Trau Son where their king was killed. Thanks to our ancestors’ devotion, great blessings, and governing skills through their great planning, our nation and people were safeguarded. As I’m getting old, I need a best successor among you without discrimination. At this year’s ancestral anniversary, any of you who proves to be most pious and loving to the people, will be crowned under the contemplation of God and our ancestors.”

The princes obeyed and started to mobilize their servants to go hunting, fishing, or buying anything precious to make their offering to their ancestors. It was said later that all the princes actually aimed at how to succeed King Hung Vuong the sixth; therefore, they just thought of pleasing their father’s appetite with excellent and rare foods without trying to understand his intention. In reality, it was an overly suspicion that misjudged the saintly king’s obviously pious sons, perhaps coming from mean people as claimed by serious critics.

Rather, one should realize as the society becomes more complex, more desires are increasingly born to satisfy needs, confusing people to the point of their leaving good sense for doubts about the honesty of king Hung Vuong the sixth’s twenty princes.

Outstanding among them was Lang Lieu, the eighteenth one whose simple and modest lifestyle was widely popular. Besides, he never had subordinates or servants. Some people falsely thought he was disliked by the king, while to others, the king’s disfavor of his own mother also added to Lang Lieu’s disadvantage to his brothers. However, the reality was contrary as the saintly king loved all of his his subjects without distinction. It would be wrong to say he treated his children unfairly and had no concern for his wives. Actually, Lang Lieu just wantedy to share everyone’s hardship as well as happiness.

Like everybody, he did all agricultural works, cleared jungles and irrigated fields, and when alone, he tried to judge himself according to nine rules of conduct. First, he had to clearly view himself apart from others, distinguishing good from bad, right from wrong, and truly judging both others and himself. Next, he needed to treat everyone with proper love or hatred, calmness or flexibility away from vanity and violence, and in harmony with the people. Then, he should behave affectionately, righteously, and humbly, speak sincerely from his heart to obtain trust; and always observe popular norms. Whatever he did, he always did with great care, knowledge, self-restraint, control of rage against violation of morality. Finally, he should place loyalty above profits, making sure the gained profits would eventually empower loyalty.

His house was merely an ordinary one with rice, potatoes, vegetables, and some domestic animals. He thought hard about the coming ancestral anniversary, and wondered how to comply with his filial piety. One night, he saw a deity appear in his dream.

“Nature created all species with love and care,” he told him. “Nature works with sincerity without lies and errors. Likewise, everyone has a sacred mission, and rice is provided as a basic food for his survival to fulfill that mission. That’s the human way of life, which needs rice to exist.” Rice is therefore more valuable than pearls, and nothing is comparable to rice. Don’t worry much about the coming ceremony. First, cook sticky rice until it becomes a soft substance then mold it into a round cake to represent heaven, then make it into a square with mung bean and pork as filling and wrap it with phrynium leaves to represent the earth. Finally, cook both forma of cakes for one whole day before presenting them as offerings. The king will be very pleased.”

On the anniversary day, the king walked around and felt overjoyed at numerous rare and delicious foods introduced by the princes. However, when he came to Lang Lieu’s place and saw just two simple cakes, he was surprised.

“Dear son, your food offerings must bear some significance,” he moved the prince over and asked. “Would you clarify it to me and your brothers here?”

As he listened to Lang Lieu’s truthful and complete advice of the deity in his dream, the king calmly thought for a moment before gladly choosing the cakes as the best offerings. Afterwards, he shared them with other princes and court officials who all agreed with their simplicity, purity, and excellent flavor. Besides, they were not rare items and could be easily produced by all families as ritual offerings. Since then, a national tradition was developed, based on harmony and equality. The king then stated:

“These heaven and earth symbolic cakes are made from rice, pork, mung bean, and phrynium, all natural elements. The phrynium leaves that wrap the cakes symbolize mutual protection. With these offerings, I believe prince Lang Lieu deserves to be the compassionate and loving leader of the people. Before heaven and earth, I solemnly pray our ancestors to witness and accept him as my successor.”

Soon, he ordered Lang Lieu to be his crown, to the happiness of everybody, princes and court officials. They were overjoyed to serve a mandated leader.

Le Lang became King Hung Vuong the seventh, sharing with his siblings not only in the national defense but working together harmoniously to enrich the whole Viet race and humane culture.

The Hung Vuong dynasty lasted through the eighteenth king. During that long period, no civil war, conflict of interest, or contest of fame or ideology had occurred. Besides, under King Hung Vuong the seventh, rites were observed for Tet (Lunar New Year) with the round and square cakes as basic offerings.

 

LỜI BÀN:

Cổ tích là chuyện đời xưa, lưu truyền trong dân gian bằng hình thức văn chương truyền khẩu linh động, cốt chuyện được giữ nguyên, còn các tình tiết tùy thuộc vào cách thức và điều kiện cũng như hoàn cảnh mà câu chuyện được kể.

Cổ tích của ta thường bao hàm thái độ nhân sinh, nhẹ phần nghệ thuật mà chú trọng về tái đạo: dùng văn chương truyền khẩu để chuyên chở lẽ sống làm người, từ tâm hồn này đến tâm hồn khác, luân lưu qua từng thế hệ.

Nơi các cổ tích mang sắc thái lịch sử, luôn luôn gói ghém sứ mạng nhắc nhở rằng văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa độc lập, nảy sinh từ công trình tim óc của giống nòi Việt Nam, muôn nghìn không phải là chi nhánh, hệ phái hay vay mượn từ văn hóa của Trung Hoa.

Chuyện tích bánh dày bánh chưng làm bằng gạo nếp, nhằm mục đích nói lên rằng từ đời Hùng, nền văn minh nông nghiệp của ta đã cao. Đồng thời, cũng là thái độ đối kháng của người dân Việt với điều vu oan văn hóa ghi vào sử sách rằng: Tích Quang, Nhâm Diên dạy ta phép cày cấy.

Chuyện tích bánh dày tượng trời, bánh chưng tượng đất nhằm mục đích nói lên rằng từ đời Hùng, nền văn hóa Việt đã ý thức định vị con người trong chốn càn khôn. Đó là sự đối kháng hành vi thực dân văn hóa, cố tình gán ghép cho ta cái nhãn hiệu “Nam man”.

Chuyện tích tế trời đất, lễ tiên vương cho thấy từ đời Hùng, triết giáo của ta đã minh bạch điều “vật bản hồ thiên, nhân bản hồ tổ”, (vật gốc ở trời, người gốc ở tổ) đâu cần đến khi bị Tầu đô hộ mới ý thức câu “uống nước nhớ nguồn”.

Chuyện tích hoàng tử Lang Liêu được nối ngôi trời mà mười chín hoàng tử khác không đem lòng tranh cướp, hòa mục giữ gìn các trấn non sông, đã cho thấy từ đời Hùng tình nhà nghĩa nước của người Việt đã đạt đến mức độ rất cao.

Qua câu chuyện, có thể nhận rõ được rằng văn hóa nhân bản của ta đã có nền tảng từ ngày dựng nước. Nền văn hóa đằm thắm tình dân tộc, tình quê hương ấy là tiềm lực vô cùng để người Việt vượt qua những hoàn cảnh lịch sử gian nan đen tối, để người Việt khắc phục mọi khó khăn, bất kể từ đâu đem đến.

 

COMMENTS:

Legends are ancient stories transmitted through generations by the flexible type of oral literature, mainly to keep the core of their contents. Details are modified according to the forms, conditions, and situations in which the legends are recounted.

Our legends often convey our attitude toward life, less emphasis on the artistic aspect and more on morality, letting oral literature to popularize our ways of living, from souls to souls and from one generation to the next.

In historical legends, implications are always on Vietnamese culture as an independent institution born from the hearts and brains of the Vietnamese race, absolutely never a branch, sect, or loan from China.

The story of the round and square cakes made of sticky rice served to confirm that during the Hung Vuong dynasty, we had already reached a high level of agricultural civilization. In addition, it was also a protest by the Vietnamese against the Chinese deliberate misinterpretations in their books that their envoys Tích Quang and Nham Dien had taught us agriculture.

The legend’s heaven and earth images symbolized by the round and square cakes also showed that through the Hung dynasties, our culture always concerned about man’s position in the universe, another protest against the Chinese cultural colonialists’ misrepresenting us as ‘Southern barbarians’.

Our ancestors’ heaven and earth rituals further showed that it was the ancient Hung dynasties that had developed the philosophy of gratitude to heaven as the origin of the universe, our ancestors, and our race, not during the Chinese domination.

The fact that prince Lang Lieu was crowned without objection from all his nineteen brothers who even agreed to share his ruling responsibilities, proved again the Vietnamese superior patriotism under the Hung kings.

It is obvious that our humanist culture had been founded during the early days of our nation, with good sentiments for the country and the population. It was the potential for the Vietnamese to successfully overcome harsh and dark historical periods, no matter where the obstacles came from.

 

o O o

MỤC LỤC

CUỘC TÌNH TRỌNG THỦY MỴ CHÂU

Thục Phán vốn là dòng dõi họ Hồng Bàng, thuộc chi Lạc tướng, được triều đình Văn Lang cử đi trấn giữ một vùng đất phía Bắc. Nối đời phát huy thế lực, tự ý phân định biên thùy, xưng vương một cõi, đổi ra họ Thục. Nhân Hùng Vương thứ mười tám tự thị có thần lực võ oai, say sưa rượu thịt, chểnh mảng binh cơ, Thục Phán thôn tính Văn Lang, đổi quốc hiệu thành Âu Lạc, xưng An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên).

Thục An Dương Vương lên ngôi năm Giáp Thìn, tức năm 257 trước Tây Lịch. Hai năm sau, là năm Bính Ngọ (255 trước Tây Lịch) An Dương Vương hạ chỉ xây cất thành trì theo mô hình xoáy trôn ốc, gọi là Loa Thành ở chốn kinh đô.

Loa Thành xây cất rất công phu, cao rộng vĩ đại, tường dầy móng vững, vật liệu đá ong, tưởng như có thể sừng sững giữa đất trời, tồn tại cùng tuế nguyệt, không gì lay chuyển nổi. Khi công trình kiến trúc hoàn tất, An Dương Vương rất hài lòng, tụ tập bá quan làm lễ khánh thành, khao thưởng dân phu. Nhưng chỉ qua đêm, yêu quái lộng hành, phá tan Loa Thành thành bình địa, mấy lần như vậy. An Dương Vương rất lo buồn, ăn chay nằm đất ba ngày, lập đàn cầu khấn đất trời, tế lễ tiên vương, xin trừ yêu quái, để xây thành giữ nước. Hôm sau có rùa vàng lướt sóng, tiến vào kinh đô. Rùa ấy mai rộng bằng chiếc nong, nói được tiếng người, xưng là Thanh Giang sứ giả, đến giúp vua diệt trừ yêu quái. Vua ra tận bờ sông rước rùa vào cung đàm luận.

Thanh Giang sứ giả trao vua thuật trừ yêu, Loa Thành xây đắp hoàn thành vô sự. Trước khi từ giã, sứ giả còn tháo một móng chân tặng nhà vua để làm lẫy nỏ. Khi nào có giặc, đem nỏ ấy ra bắn một phát, giặc chết cả trăm cả nghìn. Vì sứ giả Thanh Giang là một con rùa vàng, nên người đương thời gọi là Kim Quy. Rùa trừ yêu quỷ nên được phong thần. Tích thần Kim Quy có từ đấy.

Đương thời Thục An Dương Vương làm vua Âu Lạc, bên Tầu Tần Thuỷ Hoàng chấm dứt nạn chiến quốc, làm cỏ sáu nước, thống nhất Trung thổ, thế lực rất mạnh. Sau khi xây xong Vạn Lý Trường Thành để ngừa họa Hung Nô phương Bắc, năm Đinh Hợi tức năm 214 trước Tây Lịch, Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư đem năm trăm ngàn binh mã tiến về phương Nam, nhằm thôn tính lãnh thổ của giống nòi Bách Việt.. Trước sức mạnh cuồng bạo của cường địch xâm lăng, An Dương Vương một mặt trá hàng, một mặt cho quân tiếp sức với dân tiêu thổ kháng chiến, rút vào rừng sâu núi hiểm, ngày ẩn náu, đêm xông ra đánh giặc. Sau đại phá quân Tần, chém đầu tướng giặc Đồ Thư. Sách Hoài Nam Tử của Lưu An đời Hán bên Tầu ghi lại rằng quân Tần bị người Việt đánh đuổi, thây đổ máu tuôn hàng mấy chục vạn tên.

Nói về An Dương Vương, tuy lên ngôi bằng cách soán đoạt, nhưng có công đánh đuổi ngoại xâm bạo Tần, giữ nền độc lập cho dân tộc, bảo vệ quyền làm người được sống tự do trên lãnh thổ quê hương, đem lại hạnh phúc cho cuộc dân sinh, nên trong sử sách không thấy có lời oán thán của quốc dân.

Bấy giờ hiệu úy Nam Hải (Quảng Đông ngày nay) là Nhâm Ngao giữ thế độc lập với nhà Tần. Ngao lại có lòng tham dòm ngó Âu Lạc, nhưng thế yếu, đành bó tay. Ngao chết, binh quyền thuộc về Triệu Đà. Triệu Đà quê ở đất Hán, châu thổ sông Dương Tử, thuộc dòng Bách Việt. Cũng như Nhâm Ngao, muốn chiếm Âu Lạc, xưng đế phương Nam. Nhiều lần tấn công, bị An Dương Vương dùng nỏ thần đẩy lui, quân Nam Hải bị giết hại nhiều vô kể. Đà bèn gác việc dụng binh, sai sứ dâng thư cầu hòa, lại cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn, xuống nước xin ở rể, ngầm chứa mưu gian nội ứng.

An Dương Vương từ có nỏ thần, tự tin bách chiến, kiêu căng khinh xuất, chểnh mảng mưu cơ. Nhân thấy Đà khuất thân xin hòa, cho con trai sang ở rể làm tin, vương lấy làm đắc ý mà thuận. Triều thần can gián đã không nghe, còn chê trách là lòng dạ hẹp hòi, không biết dung thứ cho kẻ dưới, sa cơ quy phục. Không ai còn dám hé răng bàn chuyện này nữa.

Trọng Thủy, con trai Triệu Đà, thông minh tuấn tú. Rất nên xứng đôi phải lứa với nàng Mỵ Châu, con gái An Dương Vương, thùy mị đoan trang, nhan sắc diễm kiều. Phong thái Trọng Thủy hòa nhã, khiêm cung mà đượm phần nhu nhược nên ở lâu được sự mến chuộng của đình thần, không bị ai dè chừng theo dõi.

Một hôm, trong tiệc rượu đông đủ bá quan, có mặt Trọng Thủy, An Dương Vương rượu vào cao hứng, cầm nỏ thần mà phán:

– Ta có nỏ thần, tên bắn như mưa, thây đổ như rạ. Trong thiên hạ, ta là vô địch, trên doanh hoàn, nước Âu Lạc mạnh nhất. Kìa xem cường Tần, năm mươi vạn quân tan tác, đại tướng Đồ Thư làm ma không đầu. Bạo chúa nghe danh ta là run sợ, bỏ mộng Nam xâm. Úy Đà Nam Hải, mấy phen binh tàn tướng bại, phải đem con trai gửi rể làm tin cầu thân. Vậy, nay ta cho phép chư khanh cởi giáp buông gươm, an nhàn thoải mái. Với cây nỏ này, cuồng khấu nào ta cũng quét sạch ra khỏi biên cương.

Các quan văn võ đều hớn hở trong lòng, đồng thanh tung hô vạn tuế!

Tan tiệc Trọng Thủy u sầu, kiếm Mỵ Châu mà giả vờ tâm sự:

– Hai nước giao hiếu, hai nhà nên một, ta đã là rể Âu Lạc, lòng nào còn nghĩ việc can qua! Nàng có tin tấm lòng ngay của ta chăng?

– Thiếp tin chàng như tin lòng thiếp vậy!

– Tình chồng vợ trăm sông cũng lội, nghìn núi cũng qua, nghĩa phu thê sáng tỏ đất trời. Nhưng nàng ơi! Có điều ta không hiểu, hỏi ra thì e bị nghi ngờ!

– Dạ nào thiếp lại ngờ chàng? Xin chàng cứ hỏi. Những gì thiếp biết nguyện xin minh bạch trình thưa.

– Nàng ơi! Nỏ thần của đấng nghiêm đường, phép huyền mầu nhiệm, một bắn nghìn tên, do cớ làm sao?

– Thưa rằng, lẫy nỏ bằng móng rùa thần, Thanh Giang sứ giả, tức thần Kim Quy, tặng cha làm vật bảo quốc.

– Chuyện như hoang đường, ta chưa mắt thấy tay cầm, lòng vẫn phân vân!

Mỵ Châu hiền thục ngây thơ, thật dạ tin chồng, dấu cha lén đưa Trọng Thủy vào nơi cất nỏ.

Trọng Thủy cầm nỏ ngắm nghía, ngoài miệng giả vờ ngợi khen tấm tắc, thực ra tỉ mỉ quan sát lẫy nỏ móng thần Kim Quy, lượng ước kích thước từng ly từng tí, rồi đưa trả Mỵ Châu để vào chỗ cũ. Thế rồi Trọng Thủy trộm làm móng giả thay cho móng thật. Gian kế êm xuôi, bèn nhịn ăn giả bịnh, thân hình tiều tuỵ, đứng xiêu ngồi vẹo, đôi mắt trõm lơ. Thuốc thang nửa tháng, không chút thuyên giảm, Mỵ Châu rất đỗi lo âu. Lần kia, Trọng Thủy giả vờ kiệt sức, cầm tay vợ thều thào tâm sự:

– Ta vâng lệnh cha già sang đây gửi rể làm tin, may được đài gương soi đến, nên nghĩa xướng tùy, đã thỏa lòng mơ ước. Chỉ hận cao xanh không cho cùng nhau trăm năm bạc đầu, đành cam đứt gánh tơ duyên đương độ đầu xanh. Sức ta đã kiệt, mạng ta sắp hết nay mai. Ta còn có một ước nguyện chưa thành, chết đi lúc này hồn ta u uất lắm!

Nói rồi chập chờn cơn tỉnh cơn mê. Mỵ Châu lệ tủi đầm đìa, nỉ non gạn hỏi. Giây lâu Trọng Thủy hồi tỉnh mà rằng:

– Cha ta bóng xế tuổi già, ta làm con mà ở ven trời cách biệt, không được sớm hôm thăm hỏi, báo đền công đức cù lao! Nay sắp vĩnh quyết sinh ly, ước sao bên gối tạ tội bất hiếu cùng đấng sinh thành thì hồn ta mai hậu ở dưới suối vàng sẽ thảnh thơi siêu thoát.

Mỵ Châu đem tâm nguyện của chồng tâu cùng phụ vương. An Dương Vương ôn tồn độ lượng:

– Lương y cho cha hay là nguyên khí Trọng Thủy còn sung, chẳng qua tâm bệnh đó thôi, thì ra nó thương nhớ cha già mà sinh bịnh, thật là hiếu tử.

Nhà vua đến bên giường Trọng Thủy sờ trán cầm tay ân cần:

– Con khá an lòng. Ta biết con vì nhớ thương cha già mà sinh bệnh. Vậy hãy tĩnh dưỡng cho khỏe, khỏe rồi ta sẽ cho con về Nam Hải. Úy Đà với ta đã là thông gia, tình như cốt nhục. Con là rể ta, rể cũng như con! Ta nào có lòng ngờ vực nữa đâu mà phải giữ con làm tin.

Trọng Thuỷ gượng ngồi, vái mà tạ ơn. Vua nói tiếp:

– Ráng ăn cho mau phục sức. Bao giờ con khỏe mạnh tốt tươi ta mới cho về Nam Hải, kẻo Úy Đà trách ta không biết chăm sóc cho rể hiền.

Trọng Thủy được lời như cởi tấm lòng, phục hồi mau chóng. Khi sắp trở về Nam Hải, nói với Mỵ Châu:

– Chúng ta chia tay, chóng chầy thế nào cũng đoàn tụ. Nhưng nếu một mai không may nổi cơn gió bụi can qua, nàng rời chốn này, ta biết tìm ở đâu?

– Duyên chi chàng nghĩ đến sự chẳng lành, khiến cho lòng thiếp tự nhiên bồn chồn lo sợ?

– Là ta nói để phòng hờ! Ờ mà Cổ Loa kiên cố, lại có nỏ thần, làm gì có điều binh lửa ở đây.

Mỵ Châu vẫn buồn, phần vì sắp phải xa chồng, dù nàng tưởng rằng chỉ trong một thời gian ngắn, phần vì tâm tính nữ nhi cho rằng nói ra điều gở, ắt có đáp ứng không lành. Vậy nên cẩn thận dặn dò Trọng Thủy:

– Nếu muôn một đất trời gieo rối loạn, thiếp đã sẵn áo lông ngỗng chàng cho, chạy tới đâu rút lông ngỗng thả ra tới đó, chàng theo dấu mà tìm, lo gì mà chẳng gặp nhau.

Về đến Nam Hải, Trọng Thủy trình cha lẫy nỏ móng thần Kim Quy. Triệu Đà cả mừng, họp văn võ bá quan sắp đặt mưu lược, hiệu lệnh binh mã tiến chiếm Âu Lạc.

Được tin mã báo, An Dương Vương cười mà rằng:

– Úy Đà lòng dạ đảo điên, tham lam lú lẫn, quên cả nghĩa tình. Phen nầy ta lại dùng nỏ thần trị cho tan tác xâm binh Nam Hải, bắn cho giặc Đà kia không còn chỗ đội mão che đầu mưu gian.

Vua coi như không có chuyện gì xảy ra, không phòng bị gì cả. Khi quân của Triệu Đà tiến đến chân thành, vua đem nỏ thần ra dùng thì không còn ứng nghiệm. Giặc phá cửa thành mà vào không gặp sức đề kháng. Vua lên ngựa cho Mỵ Châu ngồi ở sau lưng vượt thoát trùng vi, nhắm hướng Hoan, Ái chạy miết. Mỵ Châu y lời hẹn ước với chồng, rút lông ngỗng rải đường để Trọng Thủy theo dấu tìm nhau. Một chiều, An Dương Vương đến núi Mộ Dạ. Sau lưng giặc đuổi, trước mặt biển khơi, tới lui đều bí lối, Vương khấn gọi Kim Quy cứu giúp. Thần hiện ra, chỉ Mỵ Châu mà nói:

– Giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đó.

Vương rút gươm chém con gái rồi nhảy xuống biển tự tử.

Mối hờn mất nước không tan, xác An Dương Vương bồng bềnh trên biển, trôi quanh Mộ Dạ không đi. Dân địa phương vớt được, táng ở trên núi Mộ Dạ, gần xã Cao Ái, huyện Đông Thành nay là phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Dân chúng lại dựng đền thờ, bốn mùa cúng tế, cây cối xanh um, chim công đến đấy sinh sôi nẩy nở rất đông. Nhân thế, người xứ Nghệ gọi đền thờ An Dương Vương là đền Cuông, tức Công vậy. Đền ấy trước biến cố 20 tháng 7 năm 1954 vẫn còn. Người kể chuyện không biết về sau bom đạn dội vào xứ Nghệ, ngôi đền lịch sử hơn hai ngàn năm có còn hay đã bị san bằng?

Có người kể rằng sau khi giết con gái, An Dương Vương được thần Kim Quy rẽ nước đưa xuống biển sâu. Người khác lại kể Vương được Kim Quy cho ngọc văn tê, an toàn xuống nước.

Dù kể thế nào, thì ở Nghệ An, nơi phủ Diễn Châu vẫn có đền Cuông thờ An Dương Vương và mộ Vương trên núi Mộ Dạ đã được dân Việt hơn hai ngàn năm thăm viếng.

Nói về Trọng Thủy, theo dấu lông ngỗng gặp xác Mỵ Châu, đau thương khôn xiết. Bèn ôm xác vợ về chôn ở chân Loa Thành rồi nhẩy xuống giếng trước thành mà chết.

Xuân thu đắp đổi, nhiều địa danh nổi chìm cùng lịch sử, mất mát đi nhiều dấu cũ. Nhưng Loa Thành vẫn còn đến trước 1954, sau này không biết còn không?! Trước thành cũng có đền thờ An Dương Vương, trước đền có giếng nước trong mát ngọt ngào, người dân gọi là giếng Trọng Thủy.

Tương truyền rằng Mỵ Châu bị cha chém chết, máu nàng chảy xuống biển, lũ trai ăn phải mà có ngọc trân châu. Có người lại kể: Trước khi bị giết Mỵ Châu khấn rằng “một dạ chung thủy cùng chồng, nay bị chết oan, xin được hóa thành ngọc sáng”. Do vậy, lũ trai biển ăn phải máu oan của một tâm hồn trong sáng mà có ngọc châu. Đem ngọc trân châu mà rửa bằng nước giếng Trọng Thủy thì sáng đẹp lộng lẫy.

TRONG THUY – MY CHAU ROMANCE

Thuc Phan, a Hong Bang descendant of the Lac Tuong tribe, was assigned by the Van Lang court to defend the North part of the land. He expanded his power and made himself a ruling Prince. Due to Hung Vuong XVIII’s relying on his celestial power, enjoying worldly pleasures and neglecting national security, Van Lang was invaded by Thuc Phan and renamed Au Lac. Thuc Phan became king An Duong Vuong, making Phong Khe the new capital (now in Dong Anh district of Phuc Yen province).

An Duong Vuong started his dynasty in 257 BC, and two years later, in 255 BC, he ordered to transform the capital into a defensive citadel in a viral shape, and called the new structure Loa Thanh.

It was a tremendous effort in terms of dimensions with thick and solid foundation made of laterite, forever standing lofty and firm as something indestructible. Overjoyed with its completion, An Duong Vuong invited all his officials to the opening ceremony and awarding of the builders. Unfortunately, the structure was flatly demolished overnight by devils and many times more afterwards. The devastated king had to eat only vegetarian foods and sleep on the ground for three days to pray for help from both heaven and his ancestors to keep the demons away from its rebuilding. A huge golden tortoise, introduced himself in human language as Envoy Thanh Giang, surfed toward the capital the next day and told the greeting king he came to aid.

At the royal court where he was invited to, Thanh Giang offered the king a safe anti-devil magic tip to rebuild Loa Thanh safely. It was one of his toenails for a bow which, he said before leaving, could eliminate up to thousands of enemy with just one shot. The envoy was actually a golden tortoise, popularly known as Kim Quy and made a deity by the king. Such was how legend born.

While Thuc An Duong Vuong was ruling Au Lac, China’s king Tan Thuy Hoang had just ended the six-state wars and unified it under his powerful rule. As soon as he completed the Great Wall in 214 BC to keep the Northern Hung No tribes out, he ordered his general Do Thu to lead 500 thousand troops to go South, aiming at taking over the Bach Viet land. The brutal and powerful invasion pushed An Duong Vuong to falsely surrender to conceal his discreet resistance. Meanwhile, he ordered to allow the enemy nothing to rely on and besides, his men hiding the woods kept striking it only at night. The enemy eventual defeat was recorded in China’s book Hoai Nam Tu by Luu An in the Han period, showing hundreds of thousands of Chinese troops were killed and general Do Thu, their top commander, beheaded.

Despite being an illegitimate ruler who had seized power by force, King An Duong Vuong had successfully protected the country’s independence and the people’s right to live freely in happiness. As a result, he was gratefully honored throughout history, instead of criticism.

China’s chief of Nam Hai province then (now Kwang Tung) kept being independent from the Tan dynasty; yet, he attempted to take over Au Lac, despite his weakness. After his death, his power fell into the hand of a Bach Viet member named Trieu Da, from the Han’s Yangtse delta. He was as ambitious as Nham Ngao, yet, he suffered much more for his repeated attempts from the miraculous bow, with uncountable troops killed. He faked a call for truce, in order to plot a humble scheme by sending over his son Trong Thuy, acting as a secret spy, to Au Lac to marry An Duong Vuong’s princess My Chau.

An Duong Vuong was so arrogant about the magic bow that he had neglected his rival’s trick of peace played by his son Trong Thuy. Not only had he naively accepted him as his son-in-law against his officials’ objection and refused to listen to them, he also blamed them for being narrow-minded and inconsiderate. None of them dared to oppose him since.

As a smart and handsome young man, Trong Thuy suited quite well with My Chau’s charm and beauty. Besides, his deliberately nice and polite behavior, often up to the point of being feeble, during his long stay as a prospective son-in-law had assured him the trust of those close to the king.

One day, in a party attended by the whole court and Trong Thuy, the drunken king An Duong Vuong inadvertently held up the bow and bragged about it.

“This miraculous weapon can bombard arrows to kill lots of people. I’m a champion and Au Lac is the most powerful country. The five-hundred-thousand-strong Tan army was totally destroyed, and their commanding general Do Thu became a headless ghost. The ruthless leader Trieu Da was so scared at hearing my name he had to send over his son Trong Thuy to become my live-in son-in-law here. You all can feel free to remove your armor and sword, as with his bow, I can wipe out any stupid invaders.”

The officials gladly responded with unanimous wishes for his longevity.

After the party was over, Trong Thuy went to see My Chau.

“As our two countries are now on friendly terms,” he sadly said with a false intimacy, “and our two families are like one, I no longer think about conflicts. I wonder if you trust me at all.”

“Of course I do,” she said. “I trust you as I do myself.”

“Our marital love can help us overcome such obstacles as deep rivers or high mountains, and tie our loyalty together. Yet, there’s something I can’t understand but I’m afraid to ask.”

“Don’t you trust me? Please tell me your question. If I can answer, I certainly will.”

“My dear! I’m curious about your father’s miraculous bow with its power of shooting a thousand arrows.”

“Well, it was a national defense gift made from a tortoise nail given to my father by Envoy Thanh Giang or Deity Kim Quy.”

“It sounds like a myth to me. I’d believe it only when I personally see and touch it.”

Naive and sincerely trusting her future husband, My Chau discreetly led him to where the bow was kept.

Trong Thuy held it and carefully observed it with fake admiration while trying hard to memorize all its features before returning it for My Chau to restore it. Then he secretly made an identical bow and switched it with the real one. He started his plot by falling sick and deliberately starving to get an unusually thin and pale body that moved around unsteadily and bad vision. After his vain fifteen-day medical treatment, he held apprehensive My Chau’s hand and feebly told her his made-up intimacies.

“I obeyed my old father to come here to serve as a hostage,” he said. “I’ve felt very fortunate with your love; however, I regret that I’m going to die young, ending our marital life early before we turn centenarians. My last days are counted while I haven’t yet fulfilled my aspiration. I’m sure my soul will be tremendously disturbed after I die.”

He faked his unconsciousness again, leading My Chau to cry bitterly and plead him to reveal his wish.

“My father is already old,” he told her after a false short coma, “and due to the distant separation, I can’t care for him as a filial son. Now as I’m dying, I wish to kneel before him for his forgiveness so my soul would rest peacefully in the nether world.”

My Chau quickly reported his dying wish to her father, who comforted her.

“According to my physician, Trong Thuy is strong and healthy,” he disclosed. “What he’s suffering may be the result of a mental distress, maybe his missing his father as a filial son.”

The king then went to see Trong Thuy at his bed.

“Don’t be worried, son,” he nicely touched his forehead and said. “I know you’re badly missing your father. Rest and recover, and I’ll let you go see him. As in-laws, we’re both like blood relatives, and you’re like my son. I’m no longer doubtful about you, and thus, I don’t need to keep you as a hostage.”

Trong Thuy tried hard to sit up and gratefully bow to him.

“Listen, son!” the king continued. “Try to eat to quickly recover. You’ll get home as soon as you’re freshly strong. I don’t want your father to blame me for lack of care to my son-in-law.”

Trong Thuy, relieved, recovered fast and was getting ready to leave to join his father.

“We’re now parting,” he told My Chau at his departure,”but I’m sure we’ll be reunited. If for some reason, you might be in a dangerous condition that you must flee, how can I find you?”

“Why are you talking about such misfortune, my dear? You scare me.”

“Well, I was just cautious. By the way, with the miraculous bow and the solid defense of Co Loa, there”ll no more war.”

My Chau still felt sad partly because of her separation from her husband though in a short time, and partly because of her female intuitive fear of omens which she believed warned something bad would happen. She cautiously told Trong Thuy:

“If such a chaos happens, I’ll wear my coat made of goose feather and pull it off piece by piece to drop along my escape. You will follow them to easily find me.”

Back home in Nam Hai, Trong Thuy immediately presented the Kim Quy miraculous bow to his father king who joyfully discussed at once with his officials about invading Au Lac.

When An Duong Vuong learned of the attack, he just smiled.

“Uy Da is a crazy, stupid, and greedy guy who has no sentiments,” he defiantly told them. “My miracle bow will make his Nam Hai troops headless to forever stop his evil plots.”

His self-confidence led him to neglect setting up an effective defense. To the enemy’s close offense, he used the bow to counter it, only to realize it was ineffective. The attackers broke open the gate and entered his quarters, giving him with his daughter My Chau behind him on a single horse enough time to gallop toward Hoan and Ai areas. Despite the danger, she faithfully carried out her naive promise to her husband, dropping the feathers along up to Mo Da mountain in the afternoon. Facing the sea, the desperate king started to pray Kim Quy for help. The deity came, angrily.

“The enemy is behind you,” he said, pointing at My Chau.

The king quickly killed her then jumped into the sea to die.

Enraged for his great loss, his body kept floating around Mo Da area until it was found and buried by local people on the nearby mountain, close to Cao Ai village of Dong Thanh district, now Dien Chau in Nghe An province. A temple was built for him there among green trees somewhat like a haven for peacocks to enjoy and multiply. Annual rituals were observed by Nghe An people who called the temple Den Cong, or Peacock Shrine, reportedly intact until July 20, 1954. What happened since then to the over 2000-year-old historical temple was unknown, as most of Nghe An suffered severe destruction during the wars.

It was said that after killing his daughter, An Duong Vuong was either brought by deity Kim Quy down undersea, or given a precious pearl for him to go safely down there.

In any case, both An Duong Vuong’s Peacock Shrine and tomb on the Mo Da mountain in Dien Chau in Nghe An province have been visited by the Vietnamese over two thousand years.

For Trong Thuy, after having finally found My Chau’s body, he painfully carried it with him to the Loa Thanh wall and buried it there before jumping down the well nearby to kill himself.

Time has altered many historical names and landmarks; yet, the Loa Thanh wall remained intact at least until 1954. The temple for An Duong Vuong was still in front of it together with the cool-and-sweet water of the popular named ‘Trong Thuy well’.

In one legend, after My Chau had been killed by her father, her blood ran down to the sea and was eaten by mollusks, turning into pearl. In another one, before her unjust death, she had prayed for her soul to ‘turn into shining pearls to prove her faithfulness to her husband.’ Perhaps, these stories were the source of popular beliefs that blood from an innocent soul in an unjust death and eaten by mollusks would become shining pearls that would look marvelous after being washed with water from the ‘Trong Thuy well’.

LỜI BÀN:

1- Cá tính truyền thống của nòi giống Việt từ ngàn xưa là yêu đời độc lập tự do, đoàn kết xum vầy, cùng nhau thể hiện một cuộc dân sinh hạnh phúc. Túng thiếu sống đời tự do hơn là ấm no sống đời nô lệ. Vậy nên cường Tần xâm chiếm, người Việt rút vào rừng sâu, chẳng thà tự do sống với cây ngàn thác núi chớ không chịu khuất thân, sống đời giá áo túi cơm, luồn cúi ngoại nhân. Đói cho sạch, rách cho thơm. Thái độ sống ấy đã quen thuộc thành tập quán, quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà trở thành châm ngôn tục ngữ.

2- Câu chuyện bao hàm giá trị văn hóa độc lập. Tình nghĩa vợ chồng trong cuộc sống nhân luân được tôn trọng, biểu tượng bằng trân châu nước giếng. Lễ nghĩa liêm sĩ được thể hiện tích cực trong tương quan giữa người với người từ trước khi ta bị Tầu đô hộ. Xem thế, luận điệu tuyên truyền rằng văn hóa Việt Nam thoát thai từ văn hóa Tầu chỉ là luận điệu của thực dân văn hóa mà thôi.

COMMENTS:

1. The core of the Vietnamese thousand-year-old traditions has been the love of independence, freedom, and solidarity, in pursuing happiness in life. Lack of freedom would rather be preferred than comforts in slavery. That was why under the brutal occupation of the Chinese Tan army, the Vietnamese were ready to move to live freely with nature in jungles than trying to succumb to foreign masters and shamefully serving them for survival. ‘Clean in hunger and fragrant in poverty” has become a way of life motto and a polpular proverb of the Vietnamese.

2. The legend conveys the value of an independent culture. For marital ties, symbolized by the pearl and the well water, they were respected; whereas courtesy and honesty were positively shown in the personal mutuality even prior to China’s domination. Thus, the misleading theme about Vietnam’s culture coming from China’s is merely a form of colonialist cultural propaganda.

o O o

MỤC LỤC

SỰ TÍCH TRẦU CAU

Ngày xửa ngày xưa, không ai nhớ rõ vào đời vua Hùng Vương thứ mấy, có vị quan Lang họ Cao, thanh liêm tài đức, sinh đôi được hai trai. Người sinh ra trước là anh, đặt tên là Tân; người em tên là Lang. Ngày lại tháng qua, Tân và Lang khôn lớn, giống nhau như tạc. Hai anh em rất hiếu thuận và quý yêu nhau. Tuy là cùng tuổi, nhưng gốc gia phong lễ giáo, trên kính dưới nhường, phân minh thứ bậc.

Kịp đến khi hai chàng vừa tròn mười tám tuổi thì cha mẹ qua đời. Cả hai cùng không màng giữ chức quan Lang, vốn tục cha truyền con nối. Anh em giắt nhau đến xin học đạo với thầy đạo sĩ họ Lưu. Tân và Lang khôi ngô tuấn tú, cử chỉ trang nghiêm, tính tình đứng đắn, đã chăm học lại chăm làm nên được vợ chồng đạo sĩ yêu quý như con vậy.

Đạo sĩ có nàng con gái, xinh đẹp tươi dòn, tuổi trăng tròn lẻ, nết na đoan chính lại giỏi cầm thi, con gái trong vùng ít ai sánh kịp. Nàng thấy anh em họ Cao phong tư tuấn nhã mà sinh lòng yêu mến, ước mơ chuyện cầm sắt xướng tùy. Tục xưa của người Việt, không mặc áo qua đầu, em không lập gia đình trước anh. Riêng nàng Lưu thị không biết ai là anh, ai là em. Hỏi thì không tiện, bèn để ý quan sát, mà nhận thấy rằng mỗi bữa cơm, người em bao giờ cũng lễ độ mời anh xơi trước rồi chàng mới dám nâng đũa ăn sau. Nàng ghi nhớ phân biệt hai người, rồi đem tình thật thưa cùng cha mẹ, xin được nâng khăn sửa túi cho người anh.

Việc hôn nhân ổn định, tình ái ngày càng mặn nồng, Cao Tân không còn gần gũi và săn sóc em được như xưa. Dần dà, Cao Lang cảm thân trơ trọi, lòng cũng buồn phiền, đôi khi giận dỗi cả anh mình. Người anh vô tình không để ý đến sự thay đổi ấy của em.

Ngày kia, hai anh em cùng ra làm ruộng, khi trời tối mịt mới về. Người em vào nhà trước, Lưu thị lầm tưởng là chồng, mừng rỡ bước tới cầm tay kéo đến mâm cơm. Cao Lang gỡ tay phân bua cùng chị dâu, vừa lúc Cao Tân bước vào. Lờ mờ dưới ánh đèn dầu, chàng lầm tưởng người em có tình ý không chính đáng cùng vợ mình. Từ đấy, có phần hờ hững với em.

Một buổi chiều cuối năm, anh chị vắng nhà, Cao Lang ngồi tựa cửa trầm ngâm, lòng buồn cô quạnh. Chàng đứng dậy lững thững bước đi, đi mãi qua khỏi khu rừng trước mặt, lần theo đường mòn, đi sâu vào rừng rậm âm u. Chàng đi, đi mãi. Mấy lần thỏ lặn ác tà chàng cũng không hay. Một buổi chiều ra khỏi cánh rừng gặp dòng sông nước bạc, chân mây sóng vỗ đến trời. Vừa đói vừa mệt, Cao Lang ngồi xuống ven sông, mơ mơ màng màng, tâm hồn biến tan vào cảnh vật. Trăng lên sương sa, hơi lạnh ngấm vào trong thịt, chàng chết, hóa thành tảng đá bên sông.

Cao Tân về nhà, mấy ngày không thấy em đâu, cốt nhục tình thâm thần giao cách cảm, linh tính báo điều chẳng lành. Chàng dặn vợ ở nhà rồi lên đường tìm em. Như một định mệnh, chàng theo đường mòn mà Cao Lang đã đi, xăm xăm dấn bước băng rừng. Chàng đi, đi mãi và cuối cùng cũng gặp dòng sông nước bạc. Sông vắng không đò đưa khách. Chàng ngồi tựa tảng đá bên sông nghỉ mệt rồi thiếp dần, thiếp dần. Đêm đến, gió lạnh sương sa, hơi lạnh ngấm vào thân thể, Cao Tân chết hóa thành một cây không cành, đỉnh lá xum xuê, thẳng tắp đứng bên tảng đá.

Lưu thị ở nhà, vào ra nóng ruột chờ chồng, mấy ngày không thấy chồng về, cũng theo đường mòn đi vào rừng thẳm mà tìm. Nàng thất thểu bước đi. Đi mãi, đi mãi, khi đã kiệt sức thì gặp dòng sông sóng gió bạc đầu. Nàng ngồi tựa gốc cây bên hòn đá tảng mà thiếp dần đi, mơ màng tiếng gió như tiếng chồng thiết tha âu yếm gọi. Trời tối dần, sương sa phủ kín không gian, hơi lạnh ngấm vào da thịt, nàng chết theo chồng, hóa thành cây leo quấn quít vào thân cây thẳng đứng, lá có mùi cay thơm quyến rũ.

Lưu đạo sĩ lâu ngày không thấy con gái và rể lại thăm, bèn gieo quẻ bói mà biết sự tình, tìm đến bên sông dựng miếu cho con có chỗ đi về với cõi thế gian. Người đương thời đi ngang qua đây, ai cũng ngậm ngùi thương cảm, khen phục anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa. Tương truyền miếu ấy linh ứng lắm, thường hay nâng đỡ những kẻ lỡ độ sa cơ, đặc biệt phù giúp cho thành nhiều cuộc lương duyên.

Tiết hè nồng nóng, vua Hùng Vương đi tuần du, thấy cảnh miếu thanh sơ mà như linh dị, bèn ghé đến xem. Dân chúng đem chuyện anh em họ Cao và Lưu thị kể cho vua nghe. Nhà vua sai hái một trái cây và một lá dây leo, đích thân nhà vua nhai thử, thấy rằng hương vị thơm tho, khi mới nhai thì đắng chát và cay, nhai kỹ lại thành ngọt ngào bùi béo. Nhà vua nhổ nước lên tảng đá gốc cây, nước xanh biến dần sang đỏ tươi. Bèn sai nung đá cho đến xốp mềm, đặt tên là Vôi, ban tên cây thẳng không cành là Cau, dây leo là Trầu. Lấy vôi ăn với trầu cau, môi đỏ tươi dòn mà trừ khí thấp. Nhân vì tình huynh đệ, nghĩa tao khang đến chết vẫn còn keo sơn thắm thiết, nhà vua muốn lấy đấy làm tấm gương sáng ở đời, bèn ban truyền khắp nước dùng vôi và trầu cau trong các lễ quan trọng như quan, hôn, tương, tế. Nước ta có tục ăn trầu từ đấy. Xưa kia người Việt cả nước ăn trầu, “miếng trầu là đầu câu chuyện.”

BETEL-ARECA NUTS STORY

Once upon a time, under the reign of one of Hung Vuong Kings, an honest and talented local official named Cao happened to have two exactly similar twin boys. They were named Tan and Lang according to their succession, with Tan as the elder brother. They grew up looking alike and lived together in perfect harmony and mutual love, strictly in compliance with the moral hierarchy and family respect in spite of their equal age.

At eighteen, after their parents passed away, they decided to become disciples of a Taoist hermit named Luu, instead of entering the officialdom as per their father’s tradition. Owing to their being handsome, and smart, proper, and serious in their learning and practice, both were truly loved by the Taoist couple as their own sons.

It happened that their teenage daughter of superior beauty, character, and talents in music and poetry, felt so attracted to the siblings by their perfect appearance and personality she wished to be the wife of one of them someday. Yet, she found it hard to distinguish them, and since Vietnamese customs ruled that elder brothers should get married first, she had trouble with their exact similarity. As asking them directly was against moral code, she quietly observed them at meals. Her confusion was solved when she saw one always duly await the other to start. She then asked her parents to approve her choice of the elder.

The marriage brought great happiness to the young couple yet, it decreased Tan’s usual care and affection for his younger brother. Lang felt forgotten and lonesome, and gradually blamed his brother for his own sentimental change.

One day, the twins went to work in the fields and returned home rather late after dusk. As Lang entered the house first, his sister-in-law mistook him as her husband and intimately led him to dinner. Right when he withdrew his hand from hers to explain, Tan stepped in, and under the oil lamp dim light, he believed the scene was a of sinful affair. He began to treat Lang indifferently.

One year-end afternoon, Lang sat alone against the door, deep in melancholic meditation and solitude while the couple was out. He slowly stood up and mindlessly left for the jungle, following a trail through a dense and dark forest. He kept walking and walking in disregard of time until one afternoon, he ended up facing a large wavy river. Hungry and exhausted, he dreamily sat down on the riverbank and let his soul dissolve in nature. Under the moon, the chilly night dew and air gradually affected him to the point of causing him to die, and turning his corpse into a rock.

As for Tan, he returned home to find his brother absent. He waited to see him many days without success, leading him to intuitively feel something wrong had happened. He notified his wife and left to search for Long by following, perhaps guided by destiny, the same path his brother had taken through the forest. When he faced the silver-waved river with no boat in sight, he rested against the rock and, exhausted, he fell asleep and died of cold from the night dew and wind. He turned into a tall, straight, and branchless tree with dense foliage on top, next to the rock.

At home, his worried wife impatiently waited several days before leaving to fetch him. She, too, absent-mindedly followed the same trail until she, totally exhausted, faced the wavy river. Leaning against the tall tree beside the rock, she vaguely heard in the wind her husband’s tender calls and let her soul wander with the nocturnal foggy air and harsh temperature. She died and transformed into a vine with pungent and scented leaves, fondly twining around the vertical straight tree.

Meanwhile, her hermit father realized she had been absent together with her husband and his brother. With his fortunetelling abilities, he learned about their situation. He went to the river spot and had a small shrine built for them, making their fateful deaths known to passers-by who felt deeply moved by their loyal matrimony and fraternity. It was said the temple was very sacred and helpful to desperate people, especially unhappy couples.

On a hot summer trip, King Hung Vuong was accidentally told about the secluded and sacred shrine. He paid a visit to it and, through the trio’s story related by local people, he tried to personally chew a fruit from the tree with a vine leaf. As he felt some fragrance mixed with a slightly bitter and pungent taste that slowly turned sweet and buttery, he spat the content in his mouth on the rock. To his surprise, it slowly turned vermilion, leading him to name the rock softened by heat “vôi” (lime). He then encouraged the people to chew together the fruit “cau” (areca), the leaf “trầu” (betel), and lime, to get their lips nicely red with an anti-cold reaction. The trio’s exemplary love and loyalty further spread the custom nationwide to become a type of ritual offering in such important events like funerals and weddings. It was also a traditional practice for Vietnamese to start good friendship.

LỜI BÀN:

Từ khi văn hóa phương Tây theo súng đạn thực dân đến nước ta, tục ăn trầu dần dần bị coi là quê mùa, hủ lậu. Những phong trào đổi mới theo Âu một cách vội vã và hấp tấp, làm cho thành thị vắng bớt vẻ đẹp răng đen ánh huyền, môi trầu cắn chỉ. Cái đẹp tân thời răng trắng môi son, lúc mới bị coi là dị hợm, lâu rồi quen mắt cũng thấy dễ yêu. Xưa kia, “con bò trắng răng”, chớ người ta ai lại trắng răng bao giờ!

Trắng răng đã xấu, không ăn trầu lại càng xấu lắm, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, không có miếng trầu, thiếu hẳn mặn mòi. Ở thời mà sự giao thông chưa mấy tiện nghi, người mình cả nước ăn trầu, lại ít giao tiếp với người ngoại quốc, cho nên nhiều người tưởng rằng đã là người thì ai cũng ăn trầu. Chẳng thế mà trong chuyện tiếu lâm xưa, có ông thi sĩ làm “thơ con cóc” đã vịnh chú cẩu bốn câu ba vần:

Chẳng phải voi mà chẳng phải trâu,
Ấy là con chó sủa gâu gâu.
Chăn chiếu trời hành nên phải đứng,
Cả kiếp không ăn một miếng trầu.

Thật là quá đáng quá quắt lắm vậy! Nhưng, lại nhưng! Càng quá quắt hơn khi coi thói xưa nếp cũ của cha ông là bỉ lậu. Văn hóa Tây phương cũng là công trình văn minh của con người, ắt phải có những giá trị đích thực để con người quý yêu. Nền văn hóa này đã du nhập vào nước ta song song với thực dân xâm lược, nên cách thế du nhập mang tính chất bạo lực và thái độ du nhập có phần xấc xược. Chính sách thực dân rất quan tâm đào tạo lớp “trí thức mới” ở bản xứ nhằm mục đích xây dựng một nền văn hóa thuộc địa, hổ trợ và bào chữa cho hành vi xâm lăng của họ.

Lớp “trí thức mới” này tràn ngập trên các lãnh vực chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục và cả văn học nghệ thuật nữa! Hậu quả làm cho một số không ít những người tân học nhạt nhẽo phần nào với phong hóa gốc của chính mình. Và, vì vậy họ mất bản lãnh, không còn tự tin. Rất đỗi, có người đã nói: Tục ăn trầu của ta đâu có gì đặc biệt, người Miến Điện, người Nam Dương, người Mã Lai cũng ăn trầu. Tại sao lại coi tục ăn trầu như một sắc thái độc đáo gắn liền với cá tính Việt Nam?

Ơ hay! Ở thế gian này thiếu gì nơi người ta mặc áo, mặc quần, nhưng manh áo tứ thân của cô thôn nữ quê ta hẳn có cái gì khác biệt với cái “váy đầm xòe” của cô đầm vắt sữa. Cái khác ấy, nói lên cá tính của mỗi sắc dân. Ăn trầu cũng vậy! Cùng ăn trầu cả, nhưng cách têm, cách ăn, tục ăn miếng trầu nói lên sắc thái độc đáo của từng chủng tộc. Một chàng tuổi trẻ mặc áo the dài, chít khăn yến vĩ, nâng niu miếng trầu, ăn mà thấy cả ân tình, thấy trời lễ giáo thi thơ, chắc hẳn là khác miếng trầu của chàng thanh niên quần “xà rông” đầu đội mũ hình ông “đồ rau” và ăn trầu như ăn mía vậy.

 

COMMENTS:

The invasion of Vietnam by Western colonialists had changed our culture by claiming our betel-areca custom a backward practice. Hasty adaptations of European life style had replaced the traditional beauty of shiny back teeth and rosy lips with that of white teeth and red lips in cities. The new fashion, weird at first, became familiar and slowly suppressed the popular saying that ‘white teeth are for cows, not for people.”

White teeth looked ugly, they were uglier without betel, as all dialogs would then lose interest. At a time when transportation was uncomfortable, everybody chewed betel and had little contact with foreigners, leading many Vietnamese to wrongly think that as humans, people should chew betel. That was why the ‘raw’ poem below about a ‘dog’, among ancient sarcastic stories, made its appearance:

It’s neither an elephant nor a buffalo,
Simply a dog that barks ‘gow, gow’.
And as punished by God to stand upright,
It can’t chew betels all its life.

It was too much of a metaphor! Yet, again another yet! It was even worse to regard our ancestors’ traditional customs and habits as uncivilized. Western culture is also men’s achievements that must be truly valuable to cherish; however, it was actually a forced imposition on our country with a rather insolent intention following the colonialists’ invasion. In truth, their policies concerned more with the formation of ‘new local intellectuals’ in building up their colonialist culture, in order to support and justify their invasion.

Those new intellectuals were present in all services, namely political, social, educational, and cultural, including the arts and literature. Consequently, a number of them became somewhat indifferent to their original culture, minimizing their guts and self-reliance. Some of them even claimed that ‘our betel-areca custom is nothing special, since Burmese, Indonesians, and Malays also have it. They wonder why we keep valuing it as a unique feature closely related to our Vietnamese character.

Well, many people in the world wear clothes; however, a Vietnamese girl peasant’s four-part tunic must be different from a Western milking girl’s wide skirt. That difference exists among races, so does our betel-areca custom. Even within the same custom, there are varieties in how to prepare it, eat it, and the unique feature associated with it. Likewise, a young man wearing a black tunic and a traditional head band who fondly chews betel and feels its tenderness and romance, is certainly unlike a youth wearing a sarong and a peculiar hat who chews betel the way he does a sugar cane.

o O o

MỤC LỤC

AN TIÊM VÀ QUẢ DƯA HẤU

Theo truyền thuyết, từ đời Hùng Vương thứ ba, cuộc dân sinh của dân nước Văn Lang đã đạt đến mức độ cao, đã biết phát triển sinh hoạt thương mại, đã mở cửa biển để giao thương với nhiều nước ở xa. Một sử tích là Chử Đồng Tử đã đem vàng cùng những khách thương xuất dương mua hàng đem về nước bán lấy lời.

Cũng vào thời ấy có một bé trai, tuổi vừa lên bảy, người ngoại quốc, do thuyền buôn chở đến bán ở nước ta. Vua Hùng Vương thấy chú bé mặt mày đĩnh ngộ, cử chỉ đường hoàng, rất đẹp ý, bèn mua về, cho ở trong cung để sai vặt, đặt tên là Yển, tự là An Tiêm và ban cho họ Mai.

Mai An Tiêm sống ở trong cung, khôn lớn thông minh, tính khí cương cường, tính tình ngay thẳng, được mọi người kính nể. Hùng Vương yêu lắm và rất tin dùng. An Tiêm đến tuổi trưởng thành, nhà vua cưới vợ cho, theo đúng nghi lễ Văn Lang, lại cấp cho tư sản để sống đời tự lập.

Từ ra ở riêng, hai vợ chồng sống đời hòa thuận, sinh được một trai. Chăm làm, khéo bán buôn, dần dà trở nên phú quý cực kỳ. Nơi ăn chốn ở không thua sút hoàng cung là mấy. Sự sang giàu đã làm An Tiêm trở nên kiêu mạn, thường nói với mọi người:

– Số phận mọi người đều do trời định. Số trời định ta giàu sang nên ta được sống giàu sang, chẳng nhờ cậy ai hết.

Có kẻ ghen ghét, đem lời ấy tâu lại với Hùng Vương. Nhà vua phán rằng:

– Kiêu mạn là một tính xấu! Vong ân lại càng xấu hơn. Yển lạc loài đến đây, ta vốn yêu thương từ tấm bé, săn sóc nuôi dạy cho đến trưởng thành. Nay mắc phải điều xấu ấy, thực đáng trách. Dùng hình mà xử thì không nỡ, bỏ qua thì luông tuồng cho kẻ xấu xa, có hại cho phong tục. Ta nay có cách dạy cho Yển tỉnh ngộ mà sửa lòng.

Bèn đầy Yển ra ở đảo hoang ngoài cửa Thần Phù, thuộc huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoa, chỉ cấp lương thực đủ dùng trong nửa năm.

Vợ Yển ôm con theo chồng, châu rơi tầm tã, e khi lương hết chắc phải chết đói ngoài khơi. Yển điềm tĩnh khuyên rằng:

– Sống chết do mạng trời định, nàng chớ khá lo. Khóc than không đổi được số phần. Lần này ta phải bình tĩnh, cùng nhau tìm cách sinh tồn mà nuôi nấng con thơ cho tròn đạo làm cha mẹ.

Ngoài đảo, Yển dựng lều tranh, trú nắng che mưa. Số ngũ cốc mang theo dành ra một chút để trồng tỉa, tính kế lâu dài. Lòng đầy tự tin và tin tưởng vào số trời. Ngày lại tháng qua, một hôm có đàn ô thước từ phương Tây bay lại, kêu lên mấy tiếng “Qua! Qua!” rồi nhả ra trên cát mấy hạt mầu đen. Những hạt ấy đâm chồi nẩy lộc mau chóng, xanh tươi lan trên mặt cát. Nở hoa kết quả rất nhiều. Quả nào cũng to bằng quả mít mà da thì nhẵn, sắc xanh rờn. Bổ ra, bên trong đỏ tươi, ăn thấy vị ngọt ngào thanh mát, An Tiêm chia cho vợ con ăn và nói:

– Đúng là trời sinh trời dưỡng. Nay đang mùa hè oi ả, trời ban cho ta trái này để giải khát.

Nhân thấy con ăn đã hết miếng dưa mà mắt còn hau háu muốn được ăn thêm, An Tiêm bèn đặt tên quả dưa là dưa “hấu”. Cũng vì giống dưa do đàn ô thước từ phương Tây đem lại, nên gọi là tây qua.

Dưa nhiều, ăn không hết, An Tiêm bèn rạch vào vỏ dưa mấy chữ “Mai Yển tự An Tiêm” rồi đem thả trôi trên biển. Người vợ thấy vậy thắc mắc mà hỏi rằng:

– Duyên chi mà chàng thả dưa hấu trên nước biển?

An Tiêm cười đáp:

– Lênh đênh trên cửa Thần Phù cũng như con người ta, mỗi quả dưa đều có số cả. Rồi nàng xem, khi người trên các thuyền buôn được quả dưa này thì vợ chồng ta lại phú quý như xưa.

Quả như chàng dự đoán. Khách trên biển được dưa, ăn rất ưa thích, bèn dò ra manh mối mà tìm đến đảo có gia đình An Tiêm đang sinh sống. Họ đem phẩm vật đổi dưa. Rồi những dân vùng lân cận cũng đua nhau tìm đến mua dưa, mua hạt, bắt chước An Tiêm mà trồng tỉa khắp nơi. Không bao lâu, Mai Yển tự An Tiêm lại trở nên cực kỳ phú quý, được dân gian tôn kính gọi là “Tây qua phụ mẫu” (cha mẹ của dưa hấu). Sống cảnh phú quý mới, An Tiêm nhớ lại thuở ấu thơ sống đọa đày lưu lạc, được Hùng Vương đem về nuôi dạy, yêu thương. Chàng nhớ ơn và ân hận về tính kiêu mạn đến độ trở thành như vong ân dưỡng dục. Bèn nhờ người ở thuyền buôn đem dưa về tiến vua để tạ tội.

Nói về nhà vua, lâu ngày thương nhớ An Tiêm, sai người đem lương thực đến chỗ An Tiêm ở mà tiếp tế, cùng dò la tin tức. Người đi chưa kịp mang tin về thì dưa đã đến trước bệ rồng. Hùng Vương vui mừng phán rằng:

– An Tiêm chẳng phải kiêu mạn vong ân như ta tưởng. Còn việc nó tin vào số trời định cho mỗi người, chưa hẳn đã là sai.

Vua bèn hạ chỉ triệu An Tiêm về triều, phong cho quan tước. Lại đặt tên trên bãi trồng dưa hấu của An Tiêm là “An Tiêm châu sa” (bãi cát An Tiêm). Về sau, ở Thanh Hoa còn đền thờ Mai An Tiêm gần cửa biển Y Bích. Ở huyện Nga Sơn vẫn còn bãi biển tên gọi An Tiêm. Dòng dõi họ Mai ở huyện này rất đông đúc, tụ thành Mai An thôn, lấy dưa hấu làm vật tế tự ở từ đường. Người kể chuyện không biết sau 1954 họ Mai ở Mai An thôn có còn được giữ nếp xưa không?

AN TIEM AND THE WATERMELON

According to legends, under the reign of King Hung Vuong III, the Vietnamese population of Van Lang already enjoyed a high living standard and a developed foreign trade. A typical case was Chu Dong Tu who, together with other traders, had taken gold abroad to buy goods for resale in the country for profit.

It happened then a seven-year-old foreign boy was shipped for sale in Vietnam by some trader. King Hung Vuong accidentally met him and, struck by his handsome face and gentle character, he instantly decided to buy the child and keep him as a domestic helper under the name Yen, alias Mai An Tiem.

An Tiem grew up in the royal court into a clever, wise, brave, and honest young man respected by everyone, especially by the king, who deeply adored and trusted him. With his marriage according to Van Lang’s customs, the king gave him generously to build his independent life.

The happy couple had a son, and due to their hard work aided by business skills, they gradually became extremely prosperous and owned highly luxurious palaces. His wealth, however, had turned him into an arrogant man. He often told everyone:

“Men’s life is determined by destiny, and I actually owe no one for my blessed richness.”

Envious people reported his boasting claim to the king, who angrily stated:

“Arrogance is bad; yet, ingratitude is worse. I bought him very young and lonesome at the market, then loved and raised him to maturity. His improper characters deserve severe punishment; yet, I have no heart to carry it out. But if I tolerate his bad attitude, evil people will follow his example to undermine our customs. Anyway, I know how to teach him to behave himself.”

He then sent An Tiem to a solitary island off the Than Phu estuary, Nga Son district in Thanh Hoa province, and gave him just enough foods to survive six months.

As his wife and son accompanied him in tears, anxiously worrying about dying of starvation, An Tiem consoled them:

“Please don’t be worried, our life and death are mandated by heaven. Tears can’t change our fate. We must be calm to try to survive together and raise our son dutifully.”

On the island, An Tiem built a thatch hut for his family’s shelter. With self-confidence and trust in heaven, he set aside some grains for his long-range planting. A gaggle of crows and magpies flew over one day from the West, crying “Kwa, kwa” and inadvertently dropping down on the ground some black seeds that gradually grew up. Soon, they became vines and produced numerous big fruits with smooth green skin. An Tiem broke open one of them to find a red juicy stuff that tasted sweet and refreshed to his tongue. He tenderly shared it with his wife and son.

“This is a blessing from heaven!” he gladly exclaimed. “It’s summer and hot, and this fruit is a grace for our refreshment.”

As his son eagerly wanted some more, An Tiem decided to call the fruits ‘dưa hấu’ (somewhat related to eagerness to have more), or ‘tây qua’, to imply that they had been brought by the birds coming from the West.

Since there were more fruits than his family’s need, he began to carve his name “An Tiem” on many fruits and dropped them in the sea to the curiosity of his surprised wife.

“Why did you do that, dear?” she asked.

“Well, each fruit has a destiny like ours when we were driven off the Than Phu estuary,” he smilingly said. “You’ll see, when the commercial boats passed by, traders on them with pick up the fruits to taste. We’ll be rich as before!”

His anticipation turned out to be true. Traders began to look for An Tiem and locate the island where his family was living. They brought commodities to trade them with the fruits, leading his neighbors to come in great numbers to buy the fruits and use the seeds to grow like An Tiem. Soon, as he got so wealthy he was respectfully called “Watermelon Parents”by local people. In his heart, his kept feeling indebted to the king Hung Vuong for his loving help to save his miserable childhood. He also repented his arrogance and shameful ingratitude to the king, and tried to show his sincere apologies by offering him, through the traders, some of his watermelons as a respectful token.

The king himself, meanwhile, missed An Tiem so much he ordered to provide supplies to his family and learn about them. Unexpectedly, An Tiem’s gifts reached him, tremendously pleasing him. He said cheerfully:

“Actually, An Tiem is not arrogant as I thought. Besides, his belief in personal destiny is not quite wrong.”

He then convened An Tiem back to the citadel and made him an official. In addition, he named An Tiem’s watermelon farm “An Tiem Sandy Field”. Later, an “An Tiem Shrine’ was erected to revere him in Thanh Hoa province, near Y Bích estuary. There still existed in Nga Son district a beach named after him. His numerous descendants formed “Mai An hamlet” and took the watermelon as their worshipping totem. It is unknown whether the Mai family could retain their old custom after 1954.

LỜI BÀN:

Truyện cổ tích có tính cách đặc thù là truyền khẩu. Song song với dòng lịch sử mà lưu truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, tình tiết hẳn có đôi phần biến thiên. Những gì không thích hợp với dân tộc tính, dân tộc tình, sẽ bị lãng quên. Những gì được lưu truyền lại, phải là phản ảnh của bản sắc yếu tính của dân tộc.

Qua chuyện An Tiêm và quả Dưa Hấu, có thể nhận thấy rằng trong dân gian, người Việt muốn nhắc nhở nhau, ít ra là những điều sau đây:

1- Sự kiện “An Tiêm là người ngoại quốc, bị khách thương ngoại quốc đem đến bán cho Hùng Vương” được kể trong câu chuyện nhằm mục đích nói lên rằng từ đời Hùng dân tộc Việt đã là một Dân Tộc Độc Lập, có lãnh thổ biên cương phân minh, có nhân phong cao khác ngoại bang.

2- Sự kiện giao thương với ngoại quốc được kể trong câu chuyện, nhằm mục đích nói lên dân sinh trong xã hội Việt Nam tự đời Hùng đã đạt đến mức độ cao.

3- Hành xử của Hùng Vương đối với An Tiêm được kể qua câu chuyện nhằm mục đích nói rằng từ ngày lập quốc, dân tộc ta đã có một nền phong hóa nhân bản cao, không phải đợi đến thời Bắc thuộc mới lượm lặt của Trung Hoa mà có.

4- Câu chuyện kể về nguồn gốc của Dưa Hấu nhằm mục đích nói rằng trồng trọt canh tác của người Việt đã có tổ chức và hệ  thống từ đời Hùng, không phải đợi đến hai tay thực dân văn hóa Tích Quang và Nhâm Diên dạy ta mới biết.

Tóm lại, chuyện An Tiêm và quả Dưa Hấu gói ghém ý tưởng Dân Tộc Độc Lập, Văn Hóa Dân Tộc là một nền Văn Hóa Nhân Bản Độc Lập do chính dân tộc ta sáng tạo.

COMMENTS:

The specifics of legends are oral tales that go in parallel with historical events from one generation to the next. That’s why their details are somehow varied, resulting in only those suitable to the population’s characteristics are kept and transmitted to reflect the people’s basic and essential nature.

The story of An Tiem and the watermelon seemed to purposely remind the Vietnamese people many things, at least the following ones:

1. The fact that An Tiem was a foreigner who had been sold by traders to king Hung Vuong in the story, shows that since the Hung Vuong kings, the Vietnamese were an independent people with their defined territory borders and a noble lifestyle unlike their foreigners.

2. Their foreign trade, as told in the story, proves that since the Hung Vuong kings, the Vietnamese people had enjoyed a rather high standard of living.

3. King Hung Vuong’s treatment of An Tiem in the story shows that from the birth of the nation, the Vietnamese people have followed a high humanist culture, having completely nothing to do with China’s dominations later.

4. The story about the watermelon origin is to emphasize that the Vietnamese people have enjoyed an organized and systemized agriculture since the Hung Vuong’s, much earlier than the period of two Chinese cultural colonialists Tich Quang and Nham Dien.

In sum, the legend was an effort to ascertain our national independence, and to prove that our Vietnamese independent and humane culture was initiated by our people.

o O o

MỤC LỤC

BÍCH CÂU KỲ NGỘ
(Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu)

Phía tây nam thành Thăng Long có phường Bích Câu, phong cảnh u nhã, tiên thường ghé chơi. Dân gian bảo nhau đó là nơi âm dương giao hội, đất trời gặp gỡ nên xảy ra nhiều chuyện huyền linh, óc phàm khó mà giải thích.

Về đời Hồng Đức, có viên tri huyện họ Trần, thanh liêm cần kiệm, gốc nhà thi lễ, tính ôn nhu mà hay làm điều từ thiện. Tuổi đã già mới sinh được một trai, đặt tên là Tú Uyên. Tú Uyên chất người thông minh đĩnh ngộ. Khác với trẻ thường, mới lên một đã thích chơi sách vở, lên sáu đã hiểu thông thi luật. Các bạn văn bút của Trần tri huyện đều lấy làm kỳ. Mười tuổi Tú Uyên đã nổi danh thi phú ở chốn văn vật ngàn năm. Cậu xin cha mẹ dựng cho một mái nhà cỏ ở gò Kim Quy làm nơi đèn sách.

Năm Tú Uyên 15 tuổi, cha mẹ già cưỡi hạc về trời. Vốn làm quan liêm khiết, nên gia tư để lại chẳng có bao nhiêu. Uyên sống cảnh thanh bạch, nhiều khi phải nhờ vả bà con. Chăm đọc sách, yêu thi ca, suốt ngày gắn bó với đèn sách bút nghiên, mong nối nghiệp cha. Chí những muốn xuất khẩu thành chương, hạ bút thành văn, sao cho người đời không ai thêm bớt, sửa chữa được một chữ.

Tính Uyên hào hiệp khoáng đạt, thường cùng bạn tâm đầu ngâm hoa vịnh nguyệt, trao đổi văn bài. Những nơi danh thắng thanh u ở Thăng Long, chàng đều có đề thơ. Ai đọc cũng tấm tắc khen tài. Đặc biệt nghe chuyện thần tiên, Uyên không tin, hay làm thơ bài bác. Chàng chỉ tin Nho, Phật, thường đề cao tâm luận Nho Phật đồng nguyên.

Bấy giờ đất nước thanh bình, trăm họ an cư lạc nghiệp. Nhân buổi xuân về, các ni sư ở chùa sư nữ Ngọc Hồ mở hội vô già. Thiện nam tín nữ, tao nhân mặc khách bốn phương đến dự hội rất đông. Tú Uyên cùng các bạn nho sinh, khăn áo chỉnh tề đến chùa dâng nhang. Lại cùng đề thơ vịnh cảnh. Xế chiều, cùng ngồi dưới một bóng cây. Bỗng có một chiếc lá bay đến, rơi ngay vào lòng Tú Uyên. Phía sau lá có bài thơ, chữ đại triện cổ kính trang nghiêm, nét mực lờ mờ. Uyên cùng các bạn chỉ đọc được bốn câu cuối: (1)

Vịnh Hội Vô Giá ở Chùa Ngọc Hồ

Tháng ba liễu biếc đào hồng,
Xe loan đỗ xuống một vùng cỏ hoa.
Cầu Lam chen chúc người qua,
Ai hay trước mắt tiên nga giáng trần?

(Tạm dịch)

Đọc xong, chàng thấy lòng xao xuyến, tưởng như gặp mối duyên lành. Bạn đoán ý, nói lời ghẹo:

– Chàng Tú Uyên đọc thơ, nghệt mặt. Dáng như đang phải lòng ai.

– Hay là thơ lá đưa duyên?

– Duyên tiên, có lẽ?

Tú Uyên gật đầu:

– Lạ lùng. Tôi xưa nay không tin có chuyện thần tiên. Nay đọc thơ trên lưng lá, cảm như thơ của tiên gửi cho mình.

Bạn thấy vẻ Uyên trang nghiêm, không nói bỡn nữa.

Chiều đã muộn, mọi người chia tay ra về. Uyên còn đứng lại, một mình bâng khuâng. Gió thoảng đưa hương ngạt ngào êm dịu, bỗng từ chùa bước ra năm sáu cô nàng, tuổi độ cập kê, sắc nước hương trời. Trong bọn có một cô, áng chừng chị cả, Uyên vừa nom thấy đã rung động hồi hộp. Mai cốt cách, tuyết tinh thần, chàng đăm đắm nhìn, như tỉnh như mê. Người đẹp cũng đưa mắt nhìn chàng, mỉm cười trìu mến. Chàng cả mừng, toan đến làm quen. Các nàng cười rộ, dắt nhau vào giậu hoa ngâu mà biến mất.

Tú Uyên về nhà, cả đêm thao thức. Nụ cười ánh mắt của giai nhân như gần như xa. Chàng mài mực viết thơ tình đến sáng.

Từ đấy tương tư, bỏ ăn bỏ học, mệt mỏi thẫn thờ. Chỉ ao ước được cùng người đẹp kết tóc se tơ. Cả tháng không đến nhà thầy nghe giảng văn bài. Bạn thân họ Hà đến thăm. Uyên đem nỗi lòng giải bày. Bạn nói:

– Có lẽ anh đã gặp tiên.

Uyên giao động:

– Tiên thật! Thật chăng?

Bạn gật đầu:

– Thật chứ! Cách đây ít lâu, nhà vua Thánh Tông đi kiệu qua chùa Ngọc Hồ, thấy mỹ nhân ngâm thơ dưới gác chuông:

Ở đây mến cảnh mến thầy
Tuy vui đạo Phật, chưa khuây lòng người
.”

Vua xuống kiệu, mời mỹ nhân xướng họa. Nàng vâng lời, xin lấy hai câu trên làm đề và xin nhà vua làm thơ trước. Vua ứng khẩu đọc ngay:

Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười,
Tuy vui đạo Phật chửa khuây nguôi.
Chày kình một khắc tan niềm tục,
Hồn bướm ba canh lẫn sự đời.
Bể thảm muôn trùng mong tát cạn,
Sông ân nghìn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười
.”

Mỹ nhân nghe rồi bình: “Thơ ngài đúng thi luật nhưng cảnh thô, tình trược, từ vụng. Nên đổi bốn chữ đầu câu tam “chày kình một khắc” thành “gió xuân đưa kệ”; đổi hai chữ “ba canh” ở câu tứ thành “mơ tiên.” Hai chữ “Bể thảm” ở câu ngũ đổi thành “Bể khổ” và chữ “Sông” ở đầu câu lục đổi thành “Nguồn”. Như vậy, bài thơ thanh chỉnh hơn, như sau:

Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười,
Tuy vui đạo Phật chửa khuây nguôi.
Gió xuân đưa kệ tan niềm tục,
Hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời.
Bể khổ muôn trùng mong tát cạn,
Nguồn ân nghìn trượng dễ khơi vơi.
Này này cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.

Nhà vua rất thán phục, rước lên kiệu cùng về cung. Khi kiệu đến trước thềm rồng thì mỹ nhân bay lên không trung, biến mất vào áng mây hồng. Vua biết là tiên, cho xây lầu Vọng Tiên để chờ đợi.

Tú Uyên trầm ngâm, nói:

– Như vậy, tiên nga hẳn là có thật.

– Thật chớ sao không? Bấy nay anh hay bài xích chuyện tiên, biết đâu lần này tiên đã chứng ngộ cho anh.

Uyên gật đầu:

– Vâng! Bài thơ trên lá hẳn là của nàng.

– Có thể lắm. Nhưng anh nên biết tiên có thể gặp, khó có thể giữ. Vua hiền tài còn không giữ được, huống là anh! Việc gì mà mơ tưởng sầu khổ, tự mình hành hạ thân mình. Vả chăng, có người đẹp như tiên, lâu nay vẫn ở bên anh, sao anh đành hắt hủi?

Uyên ngạc nhiên:

– Ai? Ở đâu? Mong anh chỉ cho.

Bạn cười:

– Cái đẹp hàm chứa trong thi thư phỏng có thua kém gì tiên nga? Sao anh không giữ lấy, lại làm việc thả mồi bắt bóng?

Uyên vâng dạ cho qua chuyện vì biết bạn thương mến mình. Chàng gượng đến trường nhưng tâm thần lay động không yên. Nghe nói đền Bạch Mã linh ứng, bèn thân đến dâng nhang cầu mộng.

Canh ba đêm ấy mộng thấy một vị lão nhân mặc áo tía, đội mũ đạo sĩõ mầu vàng, tay cầm hốt ngọc, chỉ mặt chàng mà nói:

– Cậu trai mê sắc đẹp kia, ngày mai đến bến Động Tân, đợi ta ở hàng vẽ tranh, ta sẽ đem cho một tin vui.

Sáng sớm hôm sau, Tú Uyên đến bến Động Tân, tìm mãi không thấy hàng vẽ tranh. Thơ thẩn đến chiều, buồn chán toan về thì thấy một ông già cầm bức truyền thần. Vội vàng bước lại xem, thì chính là tranh mỹ nhân mà chàng mơ tưởng. Bèn khẩn khoản mua, đem về treo trước án thư. Sách đèn từ đây càng sao lãng, chỉ đăm đăm với người đẹp trong tranh. Nắng sớm trăng khuya cùng tranh tâm sự, thơ tình làm cả trăm bài. Mỗi bữa cơm, luôn sắp hai cái bát, hai đôi đũa, tưởng như người đẹp trong tranh cùng ăn. Chứng bịnh tương tư bớt dần, tâm thần có phần an ổn.

Một buổi chiều thu, mưa phùn gió lạnh, Tú Uyên cám phận cô đơn, nhìn ngắm người đẹp trong tranh, than thở:

– Ta bấy lâu sống cảnh hàn nho, vui cùng vần thơ câu phú, thường tự hào lòng như gang thép, chí ở mây trời. Từ buổi chùa Ngọc Hồ gặp gỡ, tơ tưởng đêm ngày, võ vàng nhung nhớ. Người tiên có thấu cho mối chân tình? Suốt cả kiếp này, mong mỏi cùng nàng nên duyên cầm sắt.

Người đẹp trong tranh như nghe hiểu lời chàng, thẹn thùng e lệ, đỏ âu má phấn. Tú Uyên nom thấy, xao xuyến lâng lâng, bụng bảo dạ đây hẳn là duyên lạ ở cõi bụi hồng. Tình cảm giạt dào, làm luôn mấy bài thơ, ý vần xúc động, tặng người trong tranh.

Hôm sau ở nhà thầy về, thấy bày trên chõng một mâm cơm nóng, rau cỏ đơn sơ mà thơm tho hấp dẫn khác thường. Uyên lấy làm lạ, xem xét buồng trong bếp dưới, không thấy dấu vết người đến nấu. Sinh nghi, đến trước tranh nhắm nhìn, nhận ra mái tóc mỹ nhân lòa xòa khác trước, cái trâm cài lệch đi đôi chút. Chàng hiểu lẽ, ung dung ngồi xuống cầm đũa, nói với người trong tranh:

– Người tiên thương hàn sĩ nghèo mà cho ăn. Đã thương sao chẳng cùng nhau chia xẻ ngọt bùi?

Từ bữa ấy về sau, mỗi buổi chàng tan trường về, trên chõng đã sẵn một mâm cơm thanh đạm. Chàng ăn rất ngon miệng. Một hôm, Uyên giả vờ đi học, nấp dòm qua khe cửa. Hồi lâu thấy người đẹp từ tranh bước ra. Nhẹ nhàng như mây nổi, đơn sơ không điểm trang, diễm kiều tha thướt, đẹp đẽ tuyệt trần, đúng là người chàng đã gặp ngày nọ ở chùa Ngọc Hồ. Nàng xuống bếp thổi cơm. Chàng khẽ đẩy cửa bước vào:

– Tiên nương giúp đỡ hàn sĩ bấy nay. Bây giờ được gặp nhau đây, hàn sĩ xin bái tạ với tấm chân tình.

Nói rồi quỳ xuống. Nàng vội vàng nâng dậy, nhỏ nhẹ thưa:

– Xin chàng đừng giữ lễ thái quá, làm đảo lộn tôn ti. Thiếp từ nương cửa nhà chàng, hằng mong lượng cả bao dung.

Tú Uyên sung sướng đến ngẩn ngơ. Hồi lâu ấp úng:

– Ta là Trần Tú Uyên… còn… nàng?

Nàng e lệ:

– Thiếp là Hà Giáng Kiều, tiên nữ đỉnh non Nam Nhạc, cùng chàng vốn có túc duyên. Nay xin vì chàng nâng khăn sửa túi, thuận đạo xướng tùy.

Uyên hồi hộp, ngực như trống đập:

– Ta chỉ là một gã học trò nghèo ở chốn bụi trần, danh phận chưa có. Người tiên thuận cùng ta hòa hợp sắt cầm, thật chăng? Ta mơ hay ta tỉnh?

– Chân tâm với tấm chân tình, thực ngay cả trong cõi mộng, thưa chàng.

Tài tử thi nhân khi rung cảm vì tình, vụng về hơn kẻ mãng phu. Uyên cầm tay nàng, mắt nhìn đăm đắm:

– Thực trong cõi mộng? Cái gì là thực? Cõi nào là mộng? Ta chẳng cần biết! Ta đắm mê nàng, nhớ nhung tưởng như đứt ruột từng cơn. Bây giờ, bây giờ ta sung sướng quá.

– Tơ duyên trời định, lẽ âm dương, đạo vợ chồng, chỉ mong chàng trọn thương, đừng để thiếp phải buồn tủi về sau.

Uyên đáp liền:

– Không bao giờ, không bao giờ Uyên này để nàng phải buồn, phải tủi.

Rồi chàng ngửa mặt lên trời, chắp tay thề:

– Mai sau, nếu có bao giờ Trần Tú Uyên bội bạc phụ tình Hà Giáng Kiều, xin cao xanh sấm sét búa rìu trừng trị.

Lời chàng thề mộc mạc, cử chỉ chàng chất phác, khiến người tiên hiểu thấu lòng hàn sĩ đa tình. Tú Uyên lại nói:

– Trong đạo vợ chồng, tương kính như tân. Ta là người phàm, nàng là ngọc chất cung tiên, chốn khuê phòng phỏng có điều chi khác lạ?

Nàng cười e lệ:

– Thiếp làm dâu họ Trần, trong bề gia thất, xin trọn đạo như người trần gian. Dẫu cho cuộc thế trăm năm phù du thấp thoáng so với cõi vĩnh cửu, thiếp nguyện không dám xem thường. Thiếp nguyện cùng chàng sinh con nối dõi Trần môn.

Tú Uyên cảm động:

– Cảnh nhà thanh bạch, ta hãy cùng nhau vào lạy gia tiên, tạ đất trời, lễ tơ hồng. Hình thức đơn sơ, nhưng lòng trân trọng là được.

Nàng nói, tiếng trong như rót ngọc:

– Xin chàng yên tâm. Tiệc cưới thiếp xin lo liệu chu toàn.

Rồi nàng đưa tay chỉ hai bông hoa mẫu đơn vẽ ở tranh tố nữ mà nói:

– Hai em ra đây, chị nhờ chút việc.

Hai bông hoa vẽ rung động như hoa thật trước gió xuân. Thoắt bước ra hai nàng ngọc nữ đang tuần cập kê, khuôn trăng rạng rỡ, lễ độ đoan trang:

– Chúng em chờ chị sai bảo.

– Hôm nay là ngày vui của chị và Trần lang. Phiền hai em đi mời các thân bằng ở cõi bồng lai.

Hai nàng vâng dạ, bay lên không, nhẹ như mây. Tú Uyên nhìn theo, hỏi:

– Bạn nàng ước độ mấy người?

– Dạ, chừng trên dưới năm trăm.

Chàng phân vân:

– Nhà ta chật hẹp…

– Xin chàng chớ ngại. Mọi việc để thiếp sắp xếp.

Rồi nàng trải chiếu, bày đĩa hoa quả và khay rượu vân linh, cùng chàng ngồi thưởng thức chờ bạn. Uyên vừa nhâm nhi hết một chén rượu đã thấy cả trời đổi mới. Nhà tranh biến thành lâu đài nguy nga. Tường cột như gấm như hoa. Đèn đuốc sáng láng rực rỡ. Lại có nhã nhạc nghê thường. Trời quang mây tạnh, thoang thoảng hương thơm, trăng sao vằng vặc. Một lát sau, xe mây đáp xuống, Tiên Dung Công Chúa (Chữ Đồng Tử phu nhân) cùng Ngụy Giáng Hương (Từ Thức phu nhân) bước ra. Rồi hàng trăm cô tiên tiếp tục đến sau. Cô nào cũng xinh đẹp tuyệt vời, chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn, Ngụy Giáng Hương chào Tú Uyên rồi quay sang nói đùa với Hà Giáng Kiều:

– Chúng ta ở bồng lai, cách biệt cõi thất tình lục dục. Không ngờ hôm nay Ngọc Nữ Giáng Kiều lấy chồng trong cõi hồng trần.

Giáng Kiều tươi cười:

– Từ xưa đã nhiều tiên nga kết duyên với người trong cõi hồng trần. Vả chăng em lấy Trần lang cũng là theo vết xe truớc, như chị đã sánh duyên cùng anh Từ Thức.

Mọi người vui vẻ vào tiệc. Nhạc tiên du dương đầm ấm, rượu tiên hương vị thanh tao. Các tiên chúc tụng, hát ca. Tú Uyên sung sướng như trong mơ trong mộng. Trời gần sáng, tiệc hầu tàn. Tiên Dung Công Chúa nói với Tú Uyên:

– Tiệc cưới hôm nay là một hội vui, trăm năm hiếm có. Chú rể còn nghĩ rằng chuyện thần tiên là chuyện hư huyễn nữa không?

Uyên cười, lễ độ đáp:

– Dạ không! Không bao giờ dám nghĩ như thế nữa. Chẳng qua óc phàm không hiểu lẽ cơ huyền của tạo hóa, nên trước kia đã có ý nghĩ nông cạn. Dám xin đại xá.

Các tiên sửa soạn bay lên trời. Vợ chồng Tú Uyên ân cần tiễn bạn. Rồi cùng nhau đem rượu vào phòng. Duyên kỳ ngộ, niềm hân hoan hạnh phúc không tả sao cho xiết.

Sau tiệc cưới, Giáng Kiều sống in hệt như những người vợ hiền ở cõi người ta. Nàng thờ phụng gia tiên rất mực hiếu kính, giỗ chạp lo liệu rất chu toàn. Những người trong họ ai cũng yêu mến ngợi khen. Đối với chồng, thuận đạo xướng tùy. Tú Uyên rất đẹp dạ, càng yêu quý nàng vô cùng.

Thời gian đắp đổi, xuân lại đông qua, chốc đà ba năm. Tú Uyên từ uống rượu vân linh thì ưa lắm. Dần dà sinh ra nghiện rượu, bỏ bê thơ phú sách đèn. Giáng Kiều tìm cách khuyên ngăn, chàng không nghe. Lần kia còn nổi nóng phủ phàng. Nàng ngậm ngùi:

– Ba năm chung sống, nâng khăn sửa túi phòng thơ. Nay lời can phải, làm trái ý chàng. Lẽ tương kính như tân chàng không tưởng đến, nghĩa vợ chồng chàng coi nhỏ hơn ly rượu trên tay. Có lẽ duyên trần gian của thiếp đã hết. Xin chàng bảo trọng.

Nàng gạt nước mắt mà đi. Tú Uyên không gọi lại vì tưởng nàng làm nư, tránh đi một chỗ, đợi chàng nguôi giận sẽ trở về. Nào ngờ nàng đã về Nam Nhạc thực.

Nửa đêm tỉnh rượu, chơ vơ một mình. Uyên soi đèn tìm vợ, bốn vách vắng hoang. Các thị nữ cũng không còn một ả. Dạ nôn nao, cổ ráo khô, tự mình ra bể múc gáo nước mưa mà uống. Nước lạnh thấm vào cõi lòng lạnh lẽo. Cầm đèn soi tranh tố nữ. Mỹ nhân trong tranh mầu sắc nhạt mờ, vẻ não nùng ủ dột. Chàng như tỉnh như mê, thân thể rã rời, nhìn tranh nước mắt như mưa. Mấy phen chết đi sống lại.

Hơn một tháng liền vật vã, bỏ ăn bỏ ngủ như một kẻ mất hồn. Hàng xóm láng giềng, thương chàng nết đôn hậu, tính khiêm nhu, nên đưa cơm đưa cháo lại ép ăn. Chàng chỉ ăn lấy lệ cho vừa lòng người tốt. Khi vắng người, lại đem đồ ăn đến để trước tranh mà khóc lóc thê thiết lắm. Thật đúng là:

Nửa đời sương gió ngang tàng
Một ta tráng sĩ võ vàng vì em
.
(1)

Một hôm, bạn cũ họ Hà ghé chơi. Uyên đang cô quạnh, cần người tâm sự, gặp cố nhân thì mừng lắm. Thấy bạn đau khổ trước cảnh hợp tan, họ Hà bảo:

– Đền Bạch Mã linh thiêng. Có lòng thành, cầu tất ứng. Anh thử đến dâng nhang xem sao.

Uyên nghe lời bạn. Khấn cầu xong, trên đường về, than thở một mình:

– Đau tình, có khi còn ốm tương tư mà chết. Huống ta nay vừa đau tình vừa đau nghĩa, lòng như dao cắt, đòi đoạn từng cơn! Sống vô nghĩa mà chết cũng vô nghĩa! Giáng Kiều, nàng ơi! Vợ ta ơi!

Cõi tiên thăm thẳm cung mây, mà gần kề gang tấc. Cảnh ngộ Tú Uyên, lời than của chàng, Giáng Kiều nghe biết hết.

Đêm ấy trăng rằm, cung nga vằng vặc. Uyên pha trà cùng bạn họ Hà thưởng nguyệt. Nhớ vợ, rung cảm làm một hơi mười bài liên hoàn, ngâm rền ai oán. Ngâm xong, gục xuống ngất lịm. Bạn vực vào nhà, tỉnh dậy, khóc nức nở đến sáng mà ngã bệnh.

Họ Hà thương bạn, bổ thuốc, sắc cho uống. Bệnh không thuyên giảm. E bạn có thể lụy tình mà nguy đến tính mạng, bèn nói:

– Tôi chợt nghĩ ra, lâu nay anh đã lầm to.

Uyên ngơ ngác:

– Lầm gì cơ?

– Lầm tưởng hồ ly tinh là tiên nữ!

– Đâu có chuyện ấy?

– Có chứ! Anh trước kia hay bài bác thần tiên. Từ ở cổng chùa Ngọc Hồ, gặp người con gái đẹp, anh phải lòng, tưởng là tiên, rồi tin là tiên có thực. Quỷ ma biết được, giả làm tiên để lừa anh.

– Lừa tôi để làm gì cơ chứ?

– Để hấp thụ sinh lực dương khí của anh, chứ để làm gì? Anh từng đọc sách xưa, há lại chẳng biết rằng bọn hồ ly tinh thường quyến rủ trai tráng vào đường dâm dục để hút lấy tinh khí. Chúng nó âm chất lạnh lẽo, cần có dương khí mới mong hiện thành người dưới ánh mặt trời. Vả lại, đêm qua chính mắt tôi trông thấy một con cáo già nhảy vào giường anh. Bấy nay anh bị sắc đẹp làm cho chìm đắm vào cơn mê dài đó thôi. Mau phản tỉnh, kẻo mất đi cái hào khí của nho sinh.

Uyên cười lớn:

– Cám ơn anh, thương tôi mà bày ra chuyện ấy. Đã mang trong người khí phách nho phong, quỷ mỵ nào dám bén mảng đến Uyên này? Vả chăng hiền thê tôi là tiên nga, người phàm tục chớ khá lạm bàn những lời nông cạn. Xin anh khá giữ gìn lời nói!

Họ Hà ngậm ngùi nhìn bạn, lắc đầu mà bỏ đi. Uyên một mình trong nhà vách lạnh, buồn bã than thân:

– Thà chết được gặp nàng còn hơn sống võ vàng ly biệt.

Nhân thấy giải ruột tượng của nàng còn để lại, chàng cầm lên ngắm nghía, ôm vào ngực tìm hương thừa. Rồi vắt lên xà nhà, toan tự ải. Chợt một trận gió thơm thổi cuốn giải giây lưng. Giáng Kiều lướt đến đỡ chàng. Tú Uyên mừng vui khôn xiết, ôm chặt lấy nàng, nước mắt chan hòa:

– Nàng không đến kịp, ta đã về suối vàng! Nàng ơi! Nàng ơi! Sao đành bỏ ta đi lâu thế? Không nàng, ta sống còn có nghĩa gì?

– Thiếp lúc nào cũng ở bên chàng. Tình nghĩa phu thê, cắt đứt sao đành. Chẳng qua thiếp lánh mặt để chàng cảm ngộ đó thôi.

Từ đấy, tình thêm nặng, nghĩa thêm sâu. Hai vợ chồng sống rất thuận hảo, hạnh phúc. Sinh được một trai, đặt tên là Chân Nhi.

Tú Uyên sung sướng trong cảnh đầm ấm vẫn không quên dùi mài kinh sử, quyết chờ ngày bẻ quế tràng an. Một đêm, con thơ đã ngủ, chàng ngồi đọc sách. Giáng Kiều đến bên chồng nhỏ nhẹ:

– Công danh phù thế, gió thổi mây bay, có đáng gì cho chàng phải tốn công tốn sức miệt mài? Đời người ngắn ngủi, trăm năm một thoáng, trước sau ai kẻ không về cát bụi? Thiếp muốn cùng chàng và con về nơi vĩnh cửu, hạnh phúc vui tươi bên giòng nước Nhược, hứng gió non Bồng, thoát khỏi vòng hữu hạn hồng trần!

– Muốn là như vậy, biết có được chăng?

– Lòng thành, tình thật. Vĩnh cửu hạnh phúc ở đấy, thưa chàng.

Sau cuộc nói chuyện đêm ấy, nàng đem phép thuật tu tiên chỉ dẫn cho chồng. Chàng lĩnh hội, luyện lòng, luyện thân, luyện thần, luyện trí, nhất nhất đều đạt mức chân như.

Một hôm, mây hồng phủ mái nhà, hạc vàng đáp xuống sân, hai vợ chồng và đứa con trai cùng cưỡi hạc bay về cõi tiên. Láng giềng nhiều người trông thấy.

Ít lâu sau, họ Hà nhớ bạn, tìm đến thăm. Đến nhà, thềm đã rêu phong. Hỏi thăm hàng xóm, biết bạn đã đắc đạo, mừng lắm.

(1) Trần Đình Thọ dịch ở La Pagode Sài Gòn từ nguyên văn:

“Bán niên phong cốt lăng tằng nhậm
Nhất mãnh nhu hoài chỉ vị khanh.”

FATEFUL ENCOUNTER AT BICH CAU

There was a somber place in the southwest of capital Thang Long named Bich Cau village, where fairies often came to visit. According to local people, it was where heaven-earth contacts took place in the form of sacred events, hard for lay people to explain.

Under the reign of King Hong Duc, a district chief named Tran lived as a member of an educated family especially honest, kind and charitable. His only born-late son named Tu Uyen was an extremely smart bookish boy right from his first year of age. At six, he had already mastered all poetic rules, and at ten, he began to earn some fame amid the highly civilized notables in the capital. To serve his studies properly, he asked his father to build a small thatch house on the Kim Quy mount.

Following the loss of his parents when he was fifteen, Tu Uyen inherited almost nothing and was forced to live modestly, especially to rely partly on his relatives for his survival. Still, he kept reading books and studying literature, hoping to follow his father’s career. His wish was to be able to easily compose poems or essays that nobody could modify or change even minimally.

His open generosity often drove him toward his intimate friends to admiring nature’s beauty, or exchanging literature. His poems appeared around capital Thang Long, in famous places and high appreciation. He particularly distrusted fairy tales and often criticized them; instead, he believed in both Confucianism and Buddhism and usually praised their harmonious convergence.

Thanks to the country in peace and the people in safe happiness, a traditional spring festival was held at the Ngoc Ho nuns’ temple for young faithful of both genders. Together with visitors, Tu Uyen and his scholar friends in proper attires went in the shrine to offer incense and leave poems to praise the sights. At dusk, while his group rested under a shady tree, a leaf suddenly fell in Tu Uyen’s bosom. He saw on its back a poem dimly written in old characters that only the last four lines were legible:

On Ngoc Ho temple’s spring festival

Amid green willows and pink peach
At a flowery site stops a carriage.
Among the crowd over the Lam Bridge
Does anyone see a beautiful fairy?

(rough translation)

Tu Uyen felt so profoundly impressed he believed a pleasant fate had come to him, leading his friends to jokingly tease him.

“Our friend Tu Uyen lost his mind after reading the poem. He looks like he’s fallen in love with someone.”

“Could it be a romance poem?”

“A fairy romance, perhaps?”

Tu Uyen nodded his head and said:

“It’s strange. I’ve never believed in fairy tales, but the poem on the back of the leave seems to be from a fairy for me.”

As Tu Uyen turned serious, his friends stopped their jokes.

It was late when the group parted. Left alone, Tu Uyen fell into a daze and saw, in the sweet and nice breeze, five or six beautiful teenage girls leaving the temple. Struck by the perfect charm and attractiveness of one of them, perhaps the eldest, he dreamily and tenderly glanced at her. She responded with a loving look and smile, so gratifying him he attempted to get acquainted. Yet, they all broke out laughing merrily and vanished altogether behind the bushes of aglaia.

Back home, Tu Uyen was sleepless and felt so obsessed by the pretty girl’s vague look he composed love poems until dawn.

Since then, he fell lovesick and was too mentally exhausted to eat and read, merely wishing to marry her. He stayed away from his class for a month, leading his close friend Ha to pay him a visit. On Tu Uyen confidentialities, Ha said:

“You might have met a fairy, my friend.”.

Tu Uyen emotionally asked:

“A real fairy? Do you think so?”.

Ha nodded his head to confirm:

“Yes, I do! Not long ago, when passing by Ngọc Ho temple, King Thanh Tong saw a beauty singing this poem under the belfry:

“I like the scenery here and the priests,
Though enjoying Buddhism, I’m not yet in peace.”

“The king got out his palanquin to invite her to join a poem exchange with him. She agreed and pleaded him to start first, which he improvised the following piece:

It’s rather funny to think about events on this planet,
Though enjoying Buddhism, I’m not quite in peace yet.
While the bell sound relieves me of my worries,
I still have to sleep with lots of disturbances.
I wish I could empty huge seas of miseries
Or replace them with large rivers of beauties
Where is nirvana, by the way?
It’s clearly right here in this place.”

“The beautiful girl listened and praised his correct use of poetic rules; yet, she continued to say with regret that the piece needed a little refinement about the scenes, feelings, and words. In addition, she nicely recommended some tiny modifications and alterations in the verses to make the poem sound much better, such as:

It’s rather funny thinking about this planet,
Though a Buddhist, I’m not quite in peace yet.
While spring breeze relieves me of my worries,
My dream of fairies leaves me with disturbances.
I wish I could empty huge seas of agonies
Or replace them with more beauties
Look! Where is nirvana, by the way?
It’s clearly right here in this place.”

“To show his admiration, the king invited her onto the palanquin to go to the royal court. At the destination, she instantly flew up and vanished in the rosy clouds. The impressed king had a ‘Fairy-Expecting Tower’ built to expect to meet the fairy again.”

Tu Uyen said, thoughtfully:

“Then, fairies must be real.”

“Why not? You’ve kept denying the existence of fairies, perhaps one of them has enlightened you this time.”

Tu Uyen nodded:

“Right! The poem on the leaf must be hers.”

“It’s very likely. But be aware! You can meet fairies, but you can’t keep them. Even nice and talented kings can’t, let alone you. Don’t try to be lovesick and hurt yourself. Besides, you’ve already had a fairy-like beauty at your side, why neglect her?”

Tu Uyen hastily asked:

“Who? Where? Please show me.”

His friend Ha smiled and asked back:

“The beauty of your poems is also like fairies, right? Why don’t you keep it, instead of trying to look for the unreal?”

After nodding his head just to please his affectionate friend, Tu Uyen tried his best to return to his school in an unstable mind. Then he learned about the efficient Bach Ma sacred temple, driving him to decide to pay it a visit to pray for a dream.

At midnight while he was soundly sleeping, he saw an old man in a purple coat, with a hermit’s yellow hat, holding a pearl tablet.

“Young beauty-chaser,” he said, “come to see me tomorrow at the portrait stand on Dong Tan riverbank to receive good news.”

Tu Uyen did as told but, finding no stand, he patiently kept looking around until dusk. When he was about to leave, the old man appeared, holding a perfect portrait. He hurriedly came to take a look and promptly recognized the fairy of his dream. He insisted on buying it and took it home to hang right above his study desk. Not only did he neglect his studies, he spent time gazing at her, talking to her day and night, dedicating to her up to a hundred love poems, even displaying meals for him and her. His lovesickness waned, allowing his mind to be somehow stabilized.

One rainy and cold winter afternoon, he felt so pitiful for his lonely fate that he looked steadily at the portrait and lamented.

“I’ve been a poor scholar who, until recently, used to enjoy my poems and verses, and feel proud of my vigor and lofty aspiration. Yet, your appearance at Ngoc Ho temple has caused me to constantly miss you terribly. I wonder if you have any feeling about my love, about our living forever as a loving couple in this world.”

The pretty girl in the portrait, perhaps moved, shyly turned her cheeks rosy. He saw the change, felt emotional, and hoping for a strange romance. His romantic sentiment pushed him to compose a number of loving poems to dedicate to her.

The next day, back home from school, he saw a hot meal on the bed with simple but unusually fragrant vegetables. He curiously observed around, including the kitchen, but found no cook. He began to suspiciously stared at the portrait and detected changes in the falling hair on her face and her hairpin position. He slowly sat down at the meal and talked to the girl in the portrait:

“My fairy, you’ve fed this poor scholar out of your affection. Why don’t you let him share with you the savor of life?”

Since then, each time he got home from school, he found a simple meal ready for him to eat with appetite. One day, he faked going to school and hid himself inside the door to peep through a crack. Soon, he saw the girl slightly step off the portrait in her simple but extreme beauty without make-up, exactly the same girl he had met at Ngoc Ho temple. As she was moving to the kitchen, he slowly opened the door and entered.

“My fairy, my benefactor for a long time,” he said. “Now that you’re here, I’d like to show my sincere thanks to you.”

He then knelt down, leading her to hurriedly help him stand up.

“Sir, please don’t be overly polite and distort the hierarchy,” she softly said. “Please kindly forgive my stay in your home.”

Stunningly happy, he took time to stutter a few words.

“I’m Tran Tu Uyen… And… you…are?”

She shyly replied:

“I’m Ha Giang Kieu, a fairy from the top of Nam Nhac mount, we’re together a pre-destined couple. From now on, I’ll serve you as a dutiful wife all my life.”

Tu Uyen emotionally fumbled:

“I’m simply a poor scholar in this world without a name yet. Is it true that the fairy is serious about uniting with me as a couple? Am I dreaming or is this the reality?”

“With all my sincere love, I can say it’s reality in a dream, my dear.”

Moved by the situation, he clumsily held her hands and looked at her tenderly:

“Reality in a dream? Which is reality? And which is dream?” he asked. “I don’t care. I’ve been madly in love with you, and missed you terribly. I am now very happy, extremely happy.”

“As we’re mandated by destiny to be a couple, may I wish your love for me will last forever without my miserable self-pity?”

Tu Uyen quickly replied:

“Never, never will I cause you to suffer such self-pity,” he asserted. He then lifted his face upward and held his hands together in front of his chest for a serious pledge:

“From now on, if I, Tran Tu Uyen, ever behave unfaithfully to Ha Giang Kieu, I will be severely punished by heaven.”

His simple vow and sincere gestures moved the fairy deeply. He went further:

“In matrimony, mutual respect is essential. I’m an earthly man while you’re a fairy, I wonder if there’s any difference in our marital relationship.”

She timidly smiled and responded:

“As a Tran daughter-in-law and your wife, I will perform my duty like any married woman. Whatever happens in this temporary world as compared to eternity, I vow to maintain my proper behavior. I’ll give children to carry on your Tran lineage.”

Tu Uyen emotionally said:

“Despite our poverty, let’s show our sincerest thanks to heaven and my ancestors with this simple marital rite.

She appeased him in a vibrating pearly voice:

“Please be at ease! I’ll take care of the wedding party.”

She then turned to the portrait and addressed her words to the two peonies in it:

“Sisters, come out here to help me.”

The drawn flowers moved as if they had been real ones in the spring breeze to instantly transform into two beautiful and radiant girls who stepped down to politely await orders.

“We’re ready, sister.”

“Today is my happy day with Mr. Tran. Please invite our friends and acquaintances from heaven to attend.”

The girls obeyed and flew up to the sky like clouds, followed by Tu Uyen’s curious eyes.

“How many friends of yours will possibly come?” he asked.

“Probably around five hundred.”

Tu Uyen uneasily said:

“Our home is too small…”

“Don’t be worried! I’ll take care of everything.”

She spread a sedge mat to display fruits and some celestial wine, then join him to enjoy and await her friends. He had just sipped a little wine when he abruptly saw big changes. His thatch hut was replaced by a magnificent castle with costly walls and columns, shining lights and torches with ceremonial music under a clear sky dotted by a splendid moon and glittering stars. Soon a cloud vehicle landed for Princess Tien Dung (Chu Dong Tu’s wife) and Nguy Giang Huong (Tu Thuc’s wife) to step out, accompanied by hundreds of extremely beautiful fairies, nobody could surpass. After greeting Tu Uyen, Nguy Giang Huong started to joke with Ha Giang Kieu.

“We’re in heaven, away from the sensational earth. It’s a great surprise to join Fairy Giang Kieu’s wedding with a worldly man.”

Giang Kieu just smiled:

“This kind of event has actually happened for a long time. The truth is Tu Uyen and I are just following your early example in your marriage with Tu Thuc.”

Guests began to enjoy themselves amid the warm and sweet music, wine, and the fairies’ wishes and singing, while Tu Uyen was so happy he thought he had been in a dream. The party lasted until dawn when Fairy Tien Dung approached Tu Uyen.

“This wedding party is a rare festival that happens only once in a hundred years. Do you still think fairy tales are illusory?”

He replied politely with a smile:

“No, no more! I’ll never dare think so again. My former ignorance about the marvelous system of nature was due to my previous narrow mindedness. Please kindly forgive me.”

As the guests were leaving for heaven, Tu Uyen and his wife tenderly saw them off before tasting some wine and going together in extreme happiness to their marvelous matrimonial room.

After the wedding was over, Giang Kieu began to perform like a normal dutiful wife toward her husband’s family, anniversaries, and tombs with due respect. As all his relatives loved and lauded her, Tu Uyen was very pleased and highly appreciative of his devoted wife.

Soon, three years had passed. With his preference of the fairy wine at first, Tu Uyen slowly got so addicted to alcohol he gradually neglected his books. Giang Kieu tried her best to keep him away from drinking; yet, instead of listening to her, he mistreated her rudely. She had to lament:

“We’ve been together for three years with my dutiful service to you. Now you feel upset at my right words, and not only have you neglected our mutual respect, you also value wine better than our matrimony. Perhaps my earthly fate is over. Please take care!”

She tearfully left him, who thought she was playing a ruse by staying somewhere for a moment until his anger had subsided. Yet, she had gone straight back to Nam Nhac.

At midnight, he awoke in soberness to find himself completely alone. He lighted a lamp and tried to look for his wife in vain, even the maids had also gone. To soothe his dry throat, he went to take some rainwater from a container to drink, only to feel badly cold in his heart. Under the dim light from the lamp, he saw the beauty in the portrait appear vague, sad, and sullen. Mentally and bodily exhausted, he cried bitterly and fell unconscious on and off.

Due to lack of nourishment and sleep for over a month, he was like a lifeless being. His neighbors tried to feed him out of their love for his fine character and humility; yet, he accepted just a little to please their kindness. When alone, he placed the food in front of the portrait and cried hard in self-pitying:

I proudly spent half my life in harsh weather
To end up being a tattered man due to her.

One day, his old friend Ha stopped by for a visit. In solitude, Tu Uyen was overjoyed to see him as someone he needed to disclose all his confidences.

“Come visit the sacred temple Bach Ma,” Ha suggested. “Your sincere prayer will be responded. Just try!”

Tu Uyen did. On his way home, he said to himself.

“Love pain might lead to fatal lovesickness; as for myself, I’m suffering from pains of both love and loyalty that hurt me terribly. Life and death are insignificant to me. Giang Kieu! My wife! Where are you?”

Heaven was far away; however, it was so close for Giang Kieu she heard all of Tu Uyen’s laments, and learned everything.

That was a night with full moon when Tu Uyen enjoyed tea with his friend Ha outdoors. As he felt missing his wife terribly, he composed ten sad poems, recited them, then fell unconscious. When awaken, he cried hysterically until morning and fell sick.

Ha gave him medicine and good care but his efforts failed. He was afraid his friend had been gravely sick and might die. Ha said:

“I just realized you’ve been seriously mistaken for so long.”

Tu Uyen asked in a daze:

“What have I mistaken?”

“You’ve mistaken a ghostly fox for a fairy!”

“That’s nonsense.”

“No! You used to criticize deities and fairies; yet, in front of Ngoc Ho temple, you fell for a pretty girl and believed her to be a real fairy. As a demon, she took the fairy form to deceive you.”

“What did she do that for?”

“To exploit your living energy,” Ha explained. “From reading ancient books, you should’ve known that ghostly foxes often lure young men to have sex to get their semen. Their basic negative and cold nature needs positive energy to turn them into humans under the sun. By the way, I saw with my own eyes an old fox jump into your bed last night. You’ve been infatuated by beauty too long, my friend. Waken up quick to avoid losing more of your scholar’s powerful energy.”

Tu Uyen laughed loudly and said:

“Thank you. You’ve made up that story for my sake. With my scholar power, no demon can approach me. The truth is my wife is a real fairy, unfit with such vulgar terms. Please be cautious with your language!”

Ha hopelessly looked at his friend, shook his head, and left. Alone again in the cold hut, Tu Uyen sadly lamented:

“I’d rather die seeing her than live miserably away from her.”

By accident, he saw his wife’s silk belt. He took it up and held it against his chest to inhale her odor before trying to use it to commit suicide. Suddenly a fragrant breeze blew the belt away, and Giang Kieu appeared in time to save him. Extremely overjoyed, he held her tightly in his arms and cried profusely.

“Had you arrived late, I’d have died. My wife! Why have you left me alone for so long? Without you, my life is meaningless.”

“I’ve always been near you. I couldn’t let our matrimony be ruined. I stayed away just to for you to reach enlightenment.”

As a result of their increasing mutual love and happiness following their reunion, they had a son named Chan Nhi.

With their perfect life, Tu Uyen firmly devoted himself to studying for the coming examination. One night, while their son was sleeping and he was reading, Giang Kieu came to talk to him.

“The insignificant and short life on earth doesn’t deserve your great effort,” she softly said. “Human life is brief, and one hundred years is like an instant since everyone will finally return to dirt. I want you and our son to enjoy the eternal bliss and happiness in the peaceful paradise, out of the world’s limitations.”

“Would that be possible?”

“With sincerity and true love, it’s eternal happiness, dear.”

Following the dialog that night, she began to teach him fairy practices which he mastered quite well, thoroughly, perfectly, and comprehensively.

One day, pink clouds appeared to cover his house for a golden flamingo to land on the yard to take the couple and their son to the fairyland, under the witness of many of their neighbors.

Sometime later, Ha paid a sudden visit to his old friend, only to see the mossy hut but joyfully learned Tu Uyen had become a fairy.

GHI CHÚ:

Ở Thăng Long xảy ra nhiều chuyện tiên, được dân gian truyền tụng. Chuyện Bích Câu Kỳ Ngộ, không những đã đi vào văn học dân gian, còn được văn nhân viết thành tác phẩm. Bà Đoàn Thị Điểm có chép chuyện này bằng chữ Hán trong Tục Truyền Kỳ. Một nhà thơ, vô danh, đã viết chuyện với thể thơ lục bát.

Phường Bích Câu, trước thuộc làng Yên Trạch, tổng Yên Hòa, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội. Sau, Thọ Xương sát nhập vào thành phố, phường Bích Câu là phố Cát Linh, ở đấy có đền Tú Uyên. Sau quốc nạn 1954, không biết vật đổi sao rời thế nào?

Theo truyền khẩu trong dân gian cũng như Tục Truyền Kỳ của bà Đoàn Thị Điểm thì vợ chồng Trần Tú Uyên, Giáng Kiều cùng con là Chân Nhi cưỡi hạc bay lên cõi tiên. Trong tác phẩm thơ lục bát của tác giả vô danh thì hai vợ chồng dặn dò con là Chân Nhi ở lại trần, rồi cưỡi hạc lên tiên.

NOTES:

Many fairy tales have once been circulated among capital Thang Long citizens. This Bich Cau Ky Ngo legend has not only been part of the popular literature, but also a masterpiece itself. It’s in the book ‘Tuc Truyen Ky’ in Chinese characters by the famous writer Doan Thi Diem and in a six-eight verse story poem.

The Bich Cau hamlet was formerly in Yen Trach village, Yen Hoa district of Tho Xuong in Hanoi province. When Tho Xuong became part of Hanoi city, Bich Cau changed to Cat Linh quarter, where a Tu Uyen shrine existed. After 1945, its fate was unknown.

According to folklore and Doan Thi Diem’s Tuc Truyen Ky, Tu Uyen, Giang Kieu, and their son Chan Nhi had flown together to fairyland. However, in an anonymous poet’s book in the six-eight form, the boy Chan Nhi was nicely told by his parents to remain in the world.

 

o O o

MỤC LỤC

TỪ THỨC

Từ Thức quê ở Hóa Châu, phong tư tài mạo hơn người, cầm kỳ thi họa ít ai sánh kịp. Tuổi tuy còn trẻ mà đã nổi tiếng trong vùng là người tài học, quảng giao. Được triều đình bổ cho làm quan ở vùng Kinh Bắc.

Ở đây gạo trắng nước trong, phong cảnh tao nhã, trai thanh gái lịch. Trung tâm văn vật, đàn sáo thi ca đều vượt xa các vùng lân cận. Do đó thần tiên thường hay ghé đến mà thưởng thức cái đẹp của trần gian. Kinh Bắc có huyện Tiên Du, đặt tên như vậy, vì tiên đã nhiều lần xuống huyện rong chơi, chung đụng với con người. Chùa ở Tiên Du trồng nhiều mẫu đơn, mùa xuân hoa nở đẹp rực rỡ, khách bốn phương đến xem hoa đông như trẩy hội.

Mùa xuân năm ấy có một thiếu nữ xinh đẹp khác thường, tuổi chừng mười sáu, ghé chùa xem hoa, vô tình vin gẫy một cành, cô không có tiền đền, bị nhà chùa giữ lại. Quan huyện trẻ Từ Thức đi qua biết chuyện, bèn cởi áo đẹp khoác ngoài mà chuộc hoa giùm thiếu nữ. Khách xem hoa ai cũng khen quan huyện có đức thương dân.

Vốn tính khoáng đạt, Từ Thức ưa ngao du những nơi danh thắng, làm thơ vịnh cảnh ngụ tình, lơ đễnh việc quan nên hay bị quan trên quở trách. Chàng lấy thế làm phiền hà, coi mũ áo cân đai là thứ câu thúc rườm rà, cản trở bước chân phiêu lãng. Không bao lâu treo ấn từ quan mà sống đời hạc nội mây ngàn. Một mình với cây đàn túi thơ, không cảnh đẹp nào là không có dấu chân. Chơi lâu, nhớ quê, về thăm nhà.

Một buổi mai đứng nhìn cửa bể Thần Phù, thấy có mây ngũ sắc kết hình hoa sen. Từ Thức chèo thuyền đến tận nơi mà thưởng thức. Chốn ấy hương thơm thoang thoảng, không chút bụi bặm trần ai, núi non ảo thực, cảnh trí bâng khuâng. Chàng buộc thuyền bước lên, chân nhẹ lâng lâng, tâm hồn vô cùng thoải mái. Thấy một cửa hang, sắc đá ngời như ngọc chiếu. Từ Thức bước vào xem. Cửa động đóng lại. Chàng men theo bờ suối trong động mà đi, chừng độ nửa ngày, bụng đói muốn ăn. Chợt thấy dưới cội đào có khay cơm vừng thơm phức, thản nhiên ngồi xuống mà ăn. Cơm ngon miệng lạ thường. Ăn xong lại uống nước suối, lạ lùng tưởng như cả đời chưa được uống một thứ nước trong mát như thế bao giờ.

Bỗng có hai thiếu nữ mặc áo thiên thanh bước ra, bảo nhau:

– Chú rể đã đến rồi.

Hai nàng dẫn Từ Thức đến một lâu đài tráng lệ:

– Mời công tử vào, phu nhân chúng tôi đợi chàng đã lâu.

Từ Thức bước vào lâu đài, thấy đề ba chữ “Quỳnh Hư Điện”. Qua điện ấy là “Giao Quang Các”, chàng bước lên gác. Thật là lầu son gác tía, nền ngọc tường hoa, chưa từng có ở thế gian. Một vị phu nhân phúc hậu đoan chính, ngồi trên giường thất bảo, nghiêng đầu chào Từ Thức, rồi chỉ ghế mời ngồi:

– Công tử thường hay thưởng ngoạn cảnh đẹp khắp nơi, vậy có hay nơi đây là chốn nào chăng?

Từ Thức thành thật đáp:

– Cảnh đẹp tiểu sinh được thấy đã nhiều, nhưng chưa từng thấy nơi nào đẹp đẽ thanh khiết như ở nơi đây. Kiến thức hẹp hòi, dám xin phu nhân chỉ dạy.

Phu nhân cười dễ dãi mà nói:

– Người thế ít ai có duyên được đến cõi tiên. Đây là động thứ sáu trong ba mươi sáu động Phi Lai. Ta là Ngụy phu nhân, tiên trưởng động này. Thấy công tử khoáng đạt trọng nghĩa nên mời ghé bước.

Lại sai đem rượu quỳnh vân ra mời. Từ Thức uống một cách hào sảng. Rượu uống nửa tuần, phu nhân sai mời tiểu thư ra chào. Nhác vừa trông thấy, Từ Thức rất đỗi ngạc nhiên. Chẳng ai xa lạ, tiểu thư chính là thiếu nữ làm gẫy cành hoa mẫu đơn năm nào. Nàng e lệ mỉm cười chào khách. Chàng lúng túng nghiêng đầu đáp lễ. Phu nhân chỉ thiếu nữ, thẳng thắn nói cùng Từ Thức:

– Đây là tiên nữ Giáng Hương, con gái út của ta. Dạo nọ em nó xuống trần xem hoa, vô ý gặp nạn. May được công tử hào hiệp cởi áo mà chuộc. Ơn ấy khó đền. Nay ta cho nó cùng công tử xe duyên để đền đáp thâm ân.

Nói rồi, lại bảo cùng thiếu nữ:

– Duyên nợ xướng tùy, con hãy trọn đạo nâng khăn sửa túi cùng công tử, sao cho sắt cầm hòa hợp.

Tiên nữ mở hội kết hoa, hai người phối thành hôn ngẫu. Ở cõi tiên được nửa năm, Từ Thức nhớ nhà. Một hôm nói với Giáng Hương:

– Ta còn nặng tình quê, muốn được về thăm cho vơi nỗi nhớ.

Giáng Hương tần ngần không đáp. Từ Thức lại nói:

– Ta chỉ về thăm vài buổi, rồi lại về đây vĩnh viễn bên nàng.

Giáng Hương thùy lệ khẽ thưa:

– Thiếp không phải vì tình lưu luyến mà cản trở bước hương quan của chàng. Nhưng e cõi thế tháng năm ngắn ngủi, nay chàng ghé về, người cùng cảnh vật đã đổi khác xưa.

Giáng Hương đem chuyện thưa cùng tiên mẫu. Phu nhân thấy Từ Thức trần căn chưa dứt, sai lấy một cỗ xe mây đưa về quê quán. Giáng Hương trao chồng một bức thư phong kín, dặn nếu không gặp điều gì trắc trở thì đừng mở ra xem. Từ Thức ân cần chào, tưởng chỉ là tạm biệt. Bước lên xe mây, trong chớp mắt về đến làng xưa. Nhìn xem phong cảnh, đổi khác hoàn toàn, những người gặp gỡ, không còn ai quen biết cả. Chợt thấy một cụ già đầu râu tóc bạc, chống gậy trúc từ trong xóm đi ra. Chàng lễ độ chào rồi đem thân thế ra mà hỏi. Cụ già ngạc nhiên:

– Cậu là con cái nhà ai, thuộc chi nào của họ Từ mà lại biết cụ Từ Thức? Cụ vốn là anh trai của cụ Tổ bảy đời nhà tôi. Khi thầy tôi còn sống có kể lại rằng xưa cụ Từ Thức lên núi Dục Thúy hái thuốc rồi lạc không về.

Từ Thức nói:

– Tôi đây chính là Từ Thức!

Cụ già trố mắt nhìn chàng như nhìn một kẻ điên rồ, lắc đầu lẩm bẩm một mình:

– Tuổi trẻ phạm thượng thất lễ! Đồ vô lại!

Từ Thức chán nản, bước đến vân xa muốn về tiên cảnh, nhưng xe chợt biến thành một con hạc đen bay vút lên trời. Một mình ngồi xuống bờ đường, mở thư Giáng Hương ra đọc, chỉ có một hàng chữ viết thiết tha buồn: “Tiên cảnh cùng nhau, nên duyên chồng vợ. Đã hết duyên xưa, không mong gặp gỡ!”

Tương truyền Từ Thức bỏ làng vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hoa hái thuốc tu tiên. Khi đã đắc đạo, thỉnh thoảng trăm năm một lần có cưỡi hạc đen về thăm làng cũ, gặp gỡ người quê. Đạo gia nước ta tôn ông làm một trong tứ bất tử (bốn vị hồn xác vĩnh viễn không bao giờ chết).

TU THUC

Tu Thuc was an exceptional talent from Hoa Chau, surpassed by almost no one in the four arts of music, chess, poetry, and painting. He had been famous locally while still young before becoming a royal official in the Kinh Bac area later.

This was a district of high living quality and attractive sceneries with fine youths, also a center of civilization and art far superior than its vicinities. It was also where fairies frequently came to enjoy the world’s beauties, leading one portion of it to get the title Tien Du district (Fairy Tourist site), due to fairies’ contacts with people. Poenies were planted in temples for visitors to admire their magnificent spring blossoms.

One year, an unusually beautiful girl about sixteen years of age came to visit the shrine, and while contemplating the gorgeous flowers, she accidentally broke a branch. As she was held for being unable to pay for the damage, the young district chief Tu Thuc happened to learn about her trouble and decidied to buy her freedom with his overcoat. He was well applauded by visitors.

A generous man by nature, Tu Thuc liked to go sightseeing and compose poems in praise of marvelous sceneries, so often that he was reproached for his duty negligence. He felt annoyed and, blaming his position for its obstruction of his ventures, he soon decided to resign. As he was free to enjoy nature, he went to visit all nice places, bringing along his musical instrument and poems, and returng home only when he felt missing it.

One morning, from the Than Phu estuary, he saw masses of multicolor clouds in the form of a lotus. He rowed his boat there to view and saw a vaguely dreamlike sceneries, fragrant and perfectly clean. He anchored his boat and began to wander around in extreme comfort. At the gate of a pearly rocky cave, he stepped in just to be locked inside. He had no other choice than advancing along a stream until about half a day. As he felt hungry, he was surprised to see under the shade of a cherry tree a tray of scented sesame rice. Without delay, he sat down to eat with appetite and, with satisfaction, he moved to the stream to drink its purest and coolest water the first time in his life.

Suddenly, two girls dressed in blue appeared from nowhere.

“The groom has come!” they softly exclaimed in unison.

Then, they led him to a magnificent castle.

“Sir, please come in. Our lady is awaiting you,” one girl said.

He entered and saw the words “Quynh Hu Palace”, then the “Giao Quang Hall”, where he went upstairs to be in a magnificent area with a jade floor and flowery walls unseen anywhere in the world. A gentle and gracious lady sitting on her royal bed bent her head to greet him and invite him to sit on a chair.

“I learn that you’re an extensive traveler. Do you happen to know this place?” she asked.

He sincerely answered:

“No, Lady. I’ve seen many beautiful sites but nothing can compare to this pure and marvelous palace. Please excuse for my narrow knowledge. May I ask what it is?”

She smiled and kindly explained:

“Not many people from the world have a chance to visit this fairyland. This is the sixth of thirty six Phi Lai caves. I’m Lady Nguy, head of this fairy cave. Since you’ve been a generous gentleman, you’re invited to visit here.”

On her order, fairy wine was brought out for Tu Thuc to drink at ease. Soon, a young girl was called out to greet him, causing him to be amazed at her similarity to the girl in trouble with the broken flower twig at a temple some time ago. While she shyly greeted him, he felt embarrassed to return her courtesy. The Lady started to directly introduce her to Tu Thuc.

“This is fairy Giang Huong, my youngest daughter. She involuntarily got involved in a serious trouble during her visit to the world. Luckily, she was saved with your generosity, which I can’t thank you properly unless I permit her to become your wife.”

Turning to the girl, she gave her some advice.

“My daughter, this is your destiny. Try to fulfill your matrimonial duties and bring happiness to both of you,” she said.

A marvelous party was held for their union as a couple. About half a year later in the fairyland, Tu Thuc felt so homesick he spoke to Giang Huong one day.

“I’m so missing my homeland I want to see it for a relief.”

As she felt confused, unable to respond, he added:

“I’ll be gone for a few days, and be back with you forever.”

She replied in tears:

“I’m not trying to sentimentally obstruct your home visit. My fear is due to the world’s short time span, you’ll be amazed at the tremendous changes there.,”.

Giang Huong reported their conversation to her mother, who sensed that Tu Thuc’s worldly attachments were still strong. Yet, she ordered a cloud carriage to take him home. With sorrow, Giang Huong handed him an envelope to be opened only in case of trouble. He bid farewell like in a short separation. When the cloud carriage instantly took him to his old village, he felt lost at its total change. Seeing an old man appear out of an alley and walk with a bamboo cane, he politely greeted then introduced himself. The senior showed his tremendous astonishment with questions..

“What? Whose descendant are you? What Tu family branch is yours? And why do you mention senior Tu Thuc, the brother of my seventh great grandfather? I heard my late father say he went to Duc Thuy mount to pick medicine herbs and got lost there.”

Tu Thuc confirmed:

“Well, I am Tu Thuc myself!”.

The amazed old man reacted with a strange attitude as if he had been facing a mad person.

“Insolent youth,” he said softly to himself. “Scoundrel!”

Disheartened, Tu Thuc returned to his cloud carriage, only to be stupefied to see just a black flamingo ready to fly up to the sky. Sitting on the roadside, he opened his wife’s envelope to find a letter with just a sad line: “We’ve been a destined couple in the fairyland. Our union has ended, good bye forever!”

Tu Thuc was said to have left his Hoang Son village in Nong Cong district of Thanh Hoa province, to pick fairy medicine herbs. As a fairy, he rode a black flamingo to visit his old village and peasants once every century. Our Taoists venerably made him one of four immortals (whose body and soul never died.)

o O o

MỤC LỤC

CUỘI

Cuội là sư tổ của môn phái nói đối một cách ti tiện và xỏ lá.

Nói một cách khác, muốn được kể vào trường phái Cuội phải gồm tài nói đối và đểu cáng. Mà ngẫm ra, những kẻ chuyên trị nói dối thì cũng là hạng vô phẩm hạnh, nôm na là đồ đểu.

Người tử tế thì không bịa chuyện dối trém, xỏ xiên. Người tử tế thì không cuội, đã cuội thì không tử tế bao giờ. Thành ngữ có câu: “Nói dối như Cuội”. Đồng dao lại nói: “Thằng Cuội ngồi ngốc cây đa”. Người thanh lịch trách kẻ nuốt lời: “Chưa đến rằm đã thấy Cuội!”

Thời Lê Trung Hưng, nữ sĩ Hồ Xuân Hương có lần hỏi vay ông Chiêu Hổ năm quan tiền. Chiêu Hổ nhận lời, nhưng khi giao tiền lại chỉ có ba quan! Nữ sĩ đã dùng tích lá đa trong chuyện thằng Cuội để trách người tài tử:

“Sao nói rằng năm lại có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra!
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt
Nhớ hái cho giùm nắm lá đa!”

Chiêu Hổ chữa thẹn, cũng dùng tích cây đa trong chuyện Cuội:

“Rằng gián thì năm, quý có ba (1)
Bởi người thục nữ tính không ra!
Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt,
Cho cả cành đa lẫn củ đa.”
(1)
Năm quan tiền gián thời Lê Trung Hưng có giá trị tương đương với ba quan tiền quý.

Ý nữ sĩ trách Chiêu Hổ nói giống như Cuội ngồi ở gốc cây đa trên cung Quảng Hàn. Chiêu Hổ bí, đành trây trưa nhận bừa mình là Cuội. Cuội mà chỉ nói dối không thôi thì vẫn chưa đủ, đã dối còn phải đểu nữa mới đúng là Cuội. Nên người tài tử đã đưa tay tìm cái lá đa của nữ sĩ.

Nữ sĩ hất cái bàn tay cuội ấy ra mà trách:

“Anh đồ tỉnh? Anh đồ say?
Anh đồ ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết,
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.”

Người tài tử cuội đành muối mặt trơ trẽn nhận lỗi:

“Này ông tỉnh? Này ông say?
Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày.
Hang hùm ví phỏng không vào được,
Sao có hùm con bỗng trốc tay?”

Nhân thân thằng Cuội thế nào mà nó trở nên quen thuộc trong văn chương dân gian cũng như trong thơ phú kinh điển?

Nói Dối Như Cuội

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có vợ chồng nông dân, hiếm hoi mãi mới sinh được một trai, đặt tên là Cuội. Vợ chồng chăm lo cày sâu cuốc bẫm nuôi con. Phúc nhà đã cạn, thằng con hay ăn chóng lớn nhưng phải tính lém lỉnh điêu ngoa. Trong xóm ngoài làng ai cũng lấy làm khó chịu mà xa lánh. Khi Cuội lên mười, cả cha cùng mẹ bị bịnh dịch mà qua đời. Cuội về ở với chú thím. Tiếng rằng chú cũng như cha, nhưng chú Cuội hẹp hòi keo cú, nuôi cháu như nuôi con ở. Lại thêm bà thím thần nanh mỏ đỏ, đối với cháu mồ côi, còn hơn dì ghẻ con chồng! Tấm thân bé bỏng, Cuội tìm cách nói dối, lừa gạt để tránh những trận đòn oằn lưng bong đít. Tập dữ tính thành, dần dà thằng bé mồ côi nổi tiếng có tài lừa gạt mọi người.

Trong làng có một phú ông tự đắc là tinh khôn sắc bén. Ngày kia thằng Cuội chăn trâu qua cổng, bèn gọi vào mà bảo:

– Bác nghe nói con có tài lừa người giỏi lắm, bác muốn thử, có được không?

– Dạ con có tài cán gì đâu! Kẻ nghèo khó ít ai ưa! Thấy cháu côi cút ở đợ nhà chú, họ khinh ghét mà đặt điều đấy ạ!

– Cháu cũng khéo nói lắm! Đánh đu càng nhún càng bổng!

– Thân cháu gặp ai cũng phải nhún xuống đến đất, có bao giờ bổng được đâu cơ!

– Thôi nói gần nói xa, chẳng qua nói thật. Bây giờ thế này nhé, bác ngồi ở đây, cháu làm sao lừa được bác đi ra ngoài cổng thì bác thưởng năm quan!

– Trời! Thế thì cháu chịu thua trước cho rồi! Người thông thái chắc chắn như bác, lại có phòng bị trước, đứa trẻ ranh như cháu làm sao qua mặt được! Nhưng mà, nếu bác đứng ngoài cổng, dù bác phòng bị cách nào, cháu cũng lừa được bác vào trong.

– Chắc không?

– Chắc ạ. Bác đứng ngoài cổng mà cháu không lừa được bác vào trong cháu xin bị phạt mười roi.

– Được!

Nói rồi phú ông xăm xăm bước ra ngoài cổng. Ông vừa ra khỏi cổng, thằng Cuội vỗ tay reo:

– Bác thua rồi! Cháu lừa được bác ra ngoài cổng rồi!

Thế là Cuội được năm quan một cách ngon lành. Tên tuổi tiếng tăm càng nổi lên mãi. Ai ai cũng phải lắc đầu.

Một hôm nhân phiên chợ, Cuội đội thúng cùng chú thím đi chợ mua muối. Tung tăng chân bước, vô tình xéo phải cứt trâu. Đã bực mình còn bị chú mắng là “đồ không có mắt”, thím lại ký cho mấy cái nên thân. Cuội bèn nghĩ cách trả thù. Vờ như vui cẳng, vừa đi vừa chạy, bỏ xa chú thím. Khi thấy bãi cứt trâu bên đường mỉm cười xỏ lá, lấy thúng úp lại, tay giữ khư khư. Khi chú thím đến gần, thằng Cuội gọi to, giọng rất là vui:

– Chú ơi! Thím ơi! Lại mau, giúp cháu một tay. May ơi là may, cháu chụp được một con cu gáy béo lắm, đem về đánh chén thì tuyệt cú mèo.

Chú thím vốn có máu tham, vội vã chạy lại. Thằng Cuội phân công:

– Thím ngồi xổm, xòe váy ra che quanh thúng, kẻo lúc chú lùa tay vào bắt, chim xổng mất thì uổng lắm. Tay cháu ngắn quá, lùa vào không bắt được đâu.

Thế là người thím dạng chân đứng tấn cho váy chùng xuống đến đất vây quanh cái thúng, còn chú nằm ngửa, nâng hé vành thúng thò tay vào bắt. Những người đi chợ hiếu kỳ, đứng xem khá đông. Chú Cuội chụp mãi, chụp toàn cứt trâu, nổi giận đỏ mặt, đứng vùng ngay dậy. Bị mọi người cười cho một mẻ ê cả mặt. Cuội tuy trả thù được chú, nhưng đêm ấy về nhà bị một trận đòn thừa sống thiếu chết.

Ngày tháng trôi qua, chăn trâu cắt cỏ, chẳng được học hành, áo chẳng ấm thân, cơm không no bụng, chỉ thường hay bị no đòn. Đứa bé mồ côi đem lòng thù hận tất cả thế gian, thù cả con trâu thân phận cũng bị đọa đầy như nó. Bữa kia chăn trâu ăn cỏ đồng xa, Cuội họp tất cả các bạn mục đồng lại, chỉ trâu mà nói:

– Vì con vật ôn đả này mà thân tao dãi nắng dầm mưa. Hôm nay ta hóa kiếp mày!

Bèn giết trâu mời cả đám mục đồng ăn một bữa phủ phê. Mục đồng cả tổng phục gan thằng Cuội sát đất.

Sau khi ăn uống, thu dọn sạch sẽ, Cuội đem đuôi con trâu cắm vào một lỗ chuột đồng, rồi giả vờ hốt hoảng, chạy vắt chân lên cổ về nhà, miệng ráng hết hơi gọi chú thím:

– Chú ơi! Thím ơi! Trâu nhà đang bị thổ thần bắt xuống âm phủ. Chú thím mau mau ra mà kéo trâu lại… Trời ơi! Ba chân bốn cẳng lên giùm, kẻo chậm là mất con trâu.

Cuội vừa chạy vừa hối chú thím. Đến nơi, chỉ đuôi trâu:

– Con trâu bị kéo xuống cái lỗ kia kìa! Trời ơi chú! Còn chần chờ gì nữa, mau nắm lấy đuôi trâu mà giữ lại, để cháu kiếm cái mai đào đất cứu trâu lên.

Người chú vội nắm đuôi trâu kéo mạnh, cái đuôi tuột khỏi lỗ chuột, ông ta ngã bật ngửa ra cánh đồng. Thấy vậy Cuội cố nhịn cười, vờ ôm mặt khóc:

– Hu hu! Trâu ơi là trâu! Kéo mạnh quá, đứt đuôi trâu rồi! Từ nay thôi nhé, đi đời nhà trâu!

Người chú ngu dốt, mê tín dị đoan, lòng còn bán tín, bán nghi, nắm lấy tóc Cuội toan đánh đập tra hỏi. May nhờ có đám mục đồng, cám ơn bữa thịt trâu do Cuội thết, cùng nhau làm chứng rằng chính trâu bị kéo xuống lỗ. Hai vợ chồng chú thím đành hậm hực điệu Cuội về nhà. Nhưng cũng từ đấy, năm ngày ba bữa, chú thím tiếc trâu, đem Cuội ra đánh mà trách rằng:

– Tại mày láo lếu, xúc phạm thần thánh, nên mới bị phạt, thần bắt mất trâu.

Thím lại chanh chua:

– Cái đồ vô phúc! Cái thằng ôn đả, trời đánh thánh đâm kia, sao mày không chết bờ chết bụi đi cho rảnh! Thánh thương gì mày, thằng ranh mất dạy, sao thánh không bắt mày lại bắt trâu bà?

Miệng nói tay nện, thân Cuội bầm dập thật là khốn khổ. Đôi lần nó đã định đâm đầu xuống giếng mà chết đi cho xong nợ. Nhưng rồi lại nghĩ: “Thân mình gánh nhiều tội lỗi, gian dối điêu ngoa, gạt gẫm nhiều người, lừa dối chú thím, chết xuống âm phủ, tránh sao khỏi bị Diêm Vương phán xử, quỷ sứ xẻo lưỡi móc mắt, làm canh giã giò!”. Nghĩ như thế là Cuội ớn da gà, nhắm mắt lắc đầu, không dám tự tử nữa.

Một hôm nắng hạ chang chang, hai chú cháu ra đồng cuốc cỏ, lại quên ấm nước chè tươi trong nhà. Người chú khát quá sai Cuội về nhà lấy nước. Trên đường về nhà nghĩ ra mưu độc, Cuội ta hăm hở chạy mau. Bước vừa qua cổng, nước mắt ràn rụa, mếu máo nghẹn ngào:

– Thím ơi là thím ơi! Thím tôi đâu rồi!

Người thím ngạc nhiên:

– Gì hở thằng ranh?

Cuội vờ hoảng hốt:

– Mau lên thím ơi! Gấp lên thím ơi! Chú tôi bị trâu điên nó húc lòi ruột ngoài đồng!

Người thím nghe thế rụng rời tay chân, sụp ngồi xuống đất. Thằng Cuội gắt giục:

– Khổ quá trời ơi! Chú chết đến nơi, thím không ra mau, còn ngồi đấy mà ăn vạ ai nữa chứ!

Nói rồi cắm cổ chạy bay ra đồng. Người thím vừa khóc vừa tất tả chạy sau, chưa khỏi cổng làng thì Cuội đã đến bên chú, vừa thở vừa khóc:

– Chú ơi! Trời ơi! Thím sa cành khế, nằm ở bờ ao, mặt mày tím bầm, e không sống nổi, chú ơi!

Người chú nghe nói, quên cả khát nước, vứt cuốc chạy về. Giữa đường gặp vợ, cả hai mới biết là mắc hỡm thằng cháu mất dạy. Cả hai bàn tính giết quách của nợ đời ấy đi cho rảnh! Thế rồi trói gô thằng Cuội, nhét vào rọ lợn. Người vợ ở nhà nấu cơm, người chú vác cháu ra sông, cho đi mò tôm. Nằm trong rọ lợn, Cuội lại nghĩ điều gạt chú để tìm kế hoãn binh, may có người bắt gặp mà cứu:

– Tội cháu đáng chết, không còn ân hận! Nhưng mà chú ơi! Cháu sống ở đời, nói dối gạt gẫm yên thân được mười mấy năm nay là nhờ cuốn sách dạy cách nói dối. Sách này cháu dấu trên gác bếp. Xin chú nghĩ tình, về lấy sách đó cho cháu, để khi xuống âm ti còn có kế sinh nhai.

Người chú suy nghĩ, gật đầu:

– Được! Ông về lấy cho mày! Xuống dưới âm phủ, đừng có oán ông! Thằng cháu oan gia, nằm trong rọ ấy, có ra được nào!

Nói rồi, để rọ nhốt Cuội xuống bờ sông, rảo bước về nhà. Co ro trong rọ, Cuội trông thấy thằng xẩm, biết là đã gặp cứu tinh, lớn tiếng nói:

– Xẩm ơi! Khi xưa tao cũng như mày. Tao vào rọ này tao sáng mắt ra!

Xẩm tưởng thật, rờ rẫm mở rọ, cởi trói cho Cuội rồi năn nỉ:

– Xin anh cứu giúp giùm tôi. Tôi được sáng mắt ra, cả đời ơn anh.

Cuội bèn trói xẩm bỏ rọ.

Nói về người chú, về nhà tìm mãi trên gác bếp, không thấy cuốn sách dạy nghề nói dối, biết là mắc hỡm! Tức giận chạy ra bờ sông, mắt nhắm mắt mở, co cẳng đạp ngay cái rọ xuống sông, tưởng đi đời nhà Cuội, ai dè đi đời thằng xẩm. Trong khi ấy Cuội ta ra sức chạy trốn. Chạy được một chặp, nghĩ đã thoát thân, bèn đi thong thả, chắp tay sau đít, miệng hát nghêu ngao, mừng thầm hú vía, nhưng vẫn không quên nghĩ kế lừa gạt kiếm ăn.

Bỗng đâu trên đường có một bà lão gánh tơ lụa đi chợ bán. Cuội lân la làm quen, gạ hỏi:

– Con bà đâu? Cháu bà đâu? Sao bà tuổi tác long đong thế này?

Bà cụ cảm động thật tình đáp:

– Con trai bà đi lính, ba năm chẳng có tin tức gì về. Con dâu bỏ đi lấy chồng để lại năm đứa cháu thơ!

– Tội nghiệp chưa! Bà để con gánh hộ bà một chặng đường.

Nói rồi ghé vai gánh hàng tơ lụa, chân bước miệng bắt chuyện huyên thiên, bà lão mừng thầm được thằng bé ngoan giúp. Bà cụ ân cần hỏi han:

– Tên con là gì?

– Dạ tên con là cha căng chú kiết.

Bà cụ nghĩ thầm: Cha mẹ gì đặt tên con như thế! Nhưng thấy thằng bé lễ độ vui vẻ, bà yên lòng không nghi ngờ nữa.

Đi được một đỗi, Cuội kêu khát, xin một cây mía, vừa ăn vừa nói:

– Bà đi chậm quá, đến chợ trưa rồi còn bán cho ai! Thôi, con rảo cẳng đi trước, dọc đường con nhả bã mía làm dấu, đến chợ thế nào cũng tìm được con.

Nói rồi không đợi bà lão trả lời, bước thật nhanh, bỏ xa bà cụ, đến một ngả rẽ, cắm đầu chạy khuất. Tội nghiệp bà già vừa đi vừa gọi “Cha căng chú kiết ơi! Đợi bà cùng đi với!” Những người đi đường ai cũng tưởng bà già điên!

Cuội đợi trời khuya, gánh tơ lụa về nhà chú thím, gọi cổng ầm lên. Chú thím tưởng oan hồn cháu về báo oán, sợ hãi ra sân quỳ lạy van vỉ, xin hứa lập đàn giải oan. Thằng Cuội lớn tiếng:

– Cháu đâu có chết đâu mà phải giải oan! Được chú thả xuống lòng sông, cháu gặp ông bà, cha mẹ. Ôi chao! Nhà ta dưới ấy giàu có vô cùng. Thấy cháu, ai cũng mừng rỡ hỏi thăm chú thím, còn sai cháu về gánh một gánh hàng tơ lụa biếu thím đây này!

Chú thím còn sợ, hé cổng dòm ra, tức thì Cuội đẩy mạnh cánh cổng bước vào. Hai vợ chồng độc ác giật mình muốn xỉu. Khi nhận ra rằng Cuội còn sống, lại đem biếu tặng nhiều tơ lụa, thì mừng lắm.

Thằng Cuội liến thoắng:

– Ông bà và cha mẹ cháu ở dưới ai cũng nhớ chú thím. Tơ lụa này của cha mẹ cháu biếu chú thím. Ông nói nếu chú thím có lòng tưởng nhớ ông bà thì hãy xuống thăm. Ở dưới ngày nào ông bà cũng tựa cửa mong chú thím.

Người chú thầm nghĩ: “Rõ ràng mình đã đạp nó xuống sông, thế mà nó lại trở về với gánh tơ lụa thật đẹp! Ừ! lần này nó đã nói thật. Mình phải xuống dưới xin cha mẹ ít của về mà sinh sống, đỡ cảnh chân lấm tay bùn”. Nghĩ rồi giục Cuội lấy rọ nhốt lợn, hai vợ chồng cùng Cuội đang đêm vác rọ ra sông. Chú thím chui vào, mỗi người một rọ. Cuội cột cẩn thận rồi lăn chú xuống sông trước. Dưới ánh trăng sáng thấy bọt nước xủi lên, Cuội vỗ tay reo:

– Thím ơi chú đang nói chuyện với ông bà và cha mẹ cháu đấy.

Người thím sốt ruột, giục:

– Cuội ơi! Giúp thím xuống gặp ông bà mau lên!

Cuội lăn thím xuống sông, rồi xoa tay về nhà.

Từ đó nó thừa hưởng gia tài của chú thím. Ăn tiêu phung phá, chẳng bao lâu tán gia bại sản, còn lại một cái rìu. Cuộc đời vất vả bắt đầu. Cuội sinh nhai bằng nghề đốn củi rừng. Bản tính lười lĩnh, lêu lổng từ bé, ham chơi phá phách đã quen, chuyên lấy sự lừa người làm thích thú. Đốn củi sinh nhai Cuội thật sự không ưng. Không ưng thì cũng phải đành cho qua ngày đoạn tháng. Cái nghề nói nhăng nói cuội, gạt gẫm thiên hạ mãi cũng sinh nhàm, thằng Cuội không còn lấy làm hứng thú nữa. Tinh thần càng ngày càng suy sụp. Mọi người trong làng ngạc nhiên, cái thằng xưa nay ba hoa lí lắt, bây giờ củ rủ cù rù như con gà phải mưa! Những người từ tâm đoán chừng thằng ấy mồ côi, nương nhờ cửa chú, bỗng nhiên chú thím biệt tích, hóa thành buồn chán cũng nên. Người ác khẩu, kẻ bị lừa nhiều phen cay cú, rủa nó đổi tính, e sắp tịch!

Nghe nói mình đổi tính là sắp tịch, Cuội ta hoảng hồn hoảng vía! Nó chưa bao giờ muốn chết! Những kẻ miệng ăn muối ăn sứ sẽ rạch mồm cắt lưỡi nó vì tội nói dối quanh năm, nó sẽ bị trong chảo dầu sôi, chết đi sống lại nhiều phen vì tội giết chú giết thím. Nó còn nhiều tội nữa, nhiều lắm! Nó vào địa ngục sẽ chẳng bao giờ có lối mà ra! Càng nghĩ càng thêm hãi hùng, hoa mắt, váng vất cả đầu cả óc! Nó nghĩ đến chuyện Mục Liên Thanh Đề. Bà Thanh Đề bả vào địa ngục còn có con bả là Mục Liên vào cứu, chứ còn nó bị cả làng cạch mặt, chắc không đời nào có vợ! Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương! Cực lòng cực dạ, thân xác tong teo! Sao mà thân nó cơ khổ thế này!

Một chiều lững thững vào chùa, thuổng ít oản chuối lót lòng vì cả ngày chưa có gì ăn, trong bụng như đàn kiến bò, rất là khó chịu. Chẳng là mấy bữa rày Cuội ta mệt mỏi tâm thần, tay chân rời rã, không đốn được bó củi nào nên không có tiền đổi gạo! Đang khi cu cậu nhồm nhoàm nhai nuốt, sư bác bước ra, bắt được quả tang:

– Thong thả mà ăn, kẻo nghẹn, mà sao dạo này Cuội xanh xao thế?

Cuội cúi đầu ấp úng:

– Bạch sư bác, con vẫn thường thôi.

Sư bác trầm ngâm:

– Thường hay bất thường, cũng thế thôi!

Rồi vui vẻ vỗ vai Cuội:

– Rảnh rang lên chùa chơi, cửa Phật đèn nhang thanh tịnh, xem như vắng lặng nhưng cũng đem lại niềm vui cho kẻ lòng buồn.

Cuội vâng dạ, chào sư, trở về rừng. Trăng lên sáng nhạt, Cuội bước bâng khuâng, tiếng suối reo, tiếng chim đêm, tiếng rừng xào xạc tạo thành một thứ âm thanh nhảy múa trong đầu. May nhờ có ít oản chuối cửa không ban chiều nên cái bao tử cũng được êm êm. Nhưng lạ thay, lời ông sư bác như còn thoang thoảng bên tai, như thúc giục, như gọi Cuội trở lại ngôi chùa.

Hôm sau, chuông chùa vừa đổ thu không, Cuội như kẻ mất hồn bước vào tam quan, được sư bác dẫn đến Phật đường dâng hương rồi cho oản chuối. Cuội ăn uể oải, đôi khi ngửa mặt lên trời, cố nuốt cho trọn lộc Phật. Đêm ấy, bên ngọn đèn dầu leo lét, Cuội kể thật thà tất cả nhũng tội ác đã phạm cùng vị sư trung niên. Nhà sư điềm đạm lắng nghe, đôi lúc gật đầu khuyến khích Cuội nói tiếp. Sau khi nghe hết cuộc đời đen tối, ngụp lặn trong tội lỗi của Cuội, con người dối gian vô phẩm hạnh, đã từng làm ác không chút động tâm, lắng nghe đạo lý cửa thiền một cách chăm chú. Từ buổi ấy, Cuội như nhà sư bình thản đem đạo từ bi hỷ xả ra khuyên giảng. Như có sức hút nhiệm mầu, tìm thấy ánh sáng của lẽ sống làm người, ngày đi đốn củi, ăn ở thật thà, tối lên chùa lắng nghe sư bác. Một năm trôi qua, xóm làng ai cũng lấy làm kỳ vì thằng Cuội sống ra người tử tế đường hoàng, không đảo điên lừa bịp một ai.

Chẳng thế, nó còn ăn ở ân cần. Bán củi dành dụm được chút ít tiền thường đem giúp đỡ những kẻ khốn khổ, thiếu thốn. Dần đà Cuội lớn khôn, trở thành một thanh niên cường tráng hiền lương. Bậc phụ mẫu trong làng ai cũng thương mến, nhưng các thiếu nữ vẫn còn e ngại cái quá khứ không ra gì của nó. Do đó Cuội vẫn một mình! Một người trai tráng không vợ, không cả đến một người yêu, cuộc đời nó buồn hẫng làm sao! Nhiều lúc Cuội mỉm cười tự nhủ: “Phải chịu thôi, ai bảo hồi xưa hay nói nhăng!”

Ngày kia vào rừng đốn củi gặp năm con cọp con, bé bằng con cún, nhẩy nhót với nhau bên đòng suối mát. Cuội chột dạ nghĩ rằng cái đàn ác thú này mà lớn lên thì nguy hại biết chừng nào? Không những trâu bò dê lợn trong làng bị chúng giết hại mà ngay cả người làng, không khéo rồi cũng có người bị chúng ăn thịt cũng nên. “Sát nhất miêu cứu vạn thử ” mà còn công đức, nay giết năm con cọp con, trừ hậu hoạn cho làng nước là việc rất nên làm. Nghĩ rồi nhẩy đến, vung rìu chém chết tươi cả năm cọp con.

Thi hành thủ đoạn “giết vì lòng nhân” vừa xong, bỗng nghe tiếng gầm vang động núi rừng, biết là cọp mẹ sắp về tới, Cuội vội vàng cầm rìu leo tuốt ngọn cây cao. Ở trên nhìn xuống, thấy cọp mẹ liếm máu cho con rồi đến một cây gần đấy cắn lá nhai nát, vừa đắp vào chỗ bị chém vừa mớm cho lũ cọp con. Chỉ một lát sau năm con cọp bị Cuội giết chết, sống lại như thường. Cọp mẹ biết chỗ này ở không yên, dẫn con đi nơi khác. Cuội núp ngọn cây, đợi cọp đi xa, mới dám trèo xuống. Nhân biết cái cây có thể cải tử hoàn sinh, cẩn thận đào cả gốc rễ đem về, không với lòng tham lợi dụng cây quý làm giàu, chỉ mong cứu giúp đời để chuộc được phần nào những tội lỗi trong quá khứ. Lều Cuội dựng ở bìa rừng. Trên đường gánh cây cải tử hoàn sinh về trồng, Cuội gặp một ông lão an nằm gục bên đường. Cúi xuống sờ thử, thì ôi chao! Thân thể lạnh ngắt, ông cụ tắt thở đã từ bao giờ! Người sao mặt mày quý phái, áo lụa tơ non, đầu râu tóc bạc, lại chết bờ đường thế này! Cuội than thầm cho ông cụ rồi nhai lá mớm thử. Chỉ trong một chốc lão ông sống lại, không nói một lời cám ơn, vỗ vai Cuội, cười ha hả:

– Cây này cải tử hoàn sinh, vốn ở trên trời, rơi xuống trần gian đã mấy trăm năm. Ông đây là tiên trên trời, xuống thế tìm cây. Tìm mãi không thấy, nay con vớ được, hẳn là có duyên. Hãy đem về trồng mà cứu người. Nhớ trồng hướng đông, hướng mặt trời mọc và tưới nước sạch, nếu không cây sẽ bay về trời.

Ông cụ nói rồi biến mất. Cuội y lời dạy, trồng cây hướng đông, tưới bằng nước giếng trong mát. Cây lớn như thổi, cành lá xanh um! Cuộc đời mới bắt đầu, vất vả ngược xuôi xóm đông xóm đoài, chăm lo cứu người cứu vật. Lòng Cuội lúc này thấy an vui. Tiếng đồn chú Cuội thần y ngày càng lan rộng. Ở đâu có người chết mà Cuội hay được, không cần phải mời, bất kể ngày hay đêm, bất kỳ mưa hay nắng, Cuội cũng vội vàng mang lá cây quý đến cứu chữa ngay. Trăm lần như một, lần nào cũng cải tử hoàn sinh.

Trong làng Cuội ở có một phú ông, vợ chồng hiền hòa phúc hậu, hiếm muộn sinh được có một tiểu thơ, thương yêu hết sức, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Tiểu thơ đến tuổi cập kê, nhan sắc lộng lẫy, tính tình lại đoan trang. Những nơi môn đăng hộ đối bắn tin cũng nhiều, nhưng nàng chưa thuận đám nào. Xuân xanh đang độ đào tơ, một chiều ra vườn ngắm hoa hứng gió, không may bị rắn mái gầm nó mổ, lăn đùng ra chết. Cuội được mời đến cứu tử, nhai lá đắp chỗ rắn cắn, lại cậy răng cho uống nước lá, cô nàng mặt đang xanh mét, từ từ hồng hào trở lại, rồi bừng mở cặp mắt xanh, vươn vai đứng dậy, ngỡ ngàng như tỉnh cơn mơ. Thấy Cuội ở đó, thẹn thùng trở gót, quên cả cám ơn. Vợ chồng phú ông vô cùng mừng rỡ, làm gà làm vịt mời Cuội ở lại dùng bữa cơm chiều. Ông bà không biết lấy gì cho xứng để đền ơn Cuội, vòng vo suy nghĩ, cuối cùng nhận chàng làm rể đông sàng. Hôm sau giăng đèn kết hoa, tiệc cưới linh đình, cả làng trên xóm dưới đều đến dự.

Thế là từ nay Cuội có vợ, không còn lẻ loi chiếc bóng cô quạnh một mình. Đi sớm về khuya cứu nhân độ thế, có người chờ đón, cơm dẻo canh ngọt cửa nhà sạch tinh. Hai vợ chồng son, trai tài gái sắc, đầm ấm yên vui. Trong làng ai cũng khen là phải duyên vừa lứa. Cuội dù cưới được con nhà giàu có, nhưng vẫn quen sống nếp xưa. Ngoài việc cứu người làm phúc, ngày ngày chàng vẫn vác rìu lên rừng đốn củi. Mỗi khi bước ra khỏi nhà thường hay dặn vợ: “có đái thì đái đằng tây, chớ đái đằng đông cây dông lên trời”. Đi về cũng dịu dàng hỏi thăm vợ, nhưng rồi trước sau, lại ra thăm cây, săn sóc âu yếm còn hơn tình nhân.

Ban đầu, thấy chồng yêu quý cây vợ cũng quý lây, lâu ngày chăm bón, nàng cũng thương cây như chồng. Cây được yêu thương xum xe tàn tán, to như một cây đa cổ thụ. Nhiều người chiết cành về trồng không đậu được một cây nào.

Một hôm, vợ Cuội ngồi dưới gốc cây hứng mát, đợi chồng đốn củi về cùng ăn cơm, lớ ngớ thế nào, quên lời chồng dặn, vén váy tháo nước trong mình ngay gần gốc cây. Bỗng chốc ầm ầm gió thổi, gốc cây rung chuyển, vợ Cuội tỉnh ngộ, ôm cứng cây để ghìlại. Vừa lúc Cuội về, thấy cây sắp bay lên giời, vội vã vứt hai bó củi xuống đất, vác rìu chạy đến gốc cây ghì lại. Cây cứ bốc lên, Cuội vẫn không chịu buông rìu. Cây đưa cả hai vợ chồng lên đến cung trăng.

Tục truyền rằng từ đấy, những đêm trăng tỏ, Cuội nhớ trần gian, ngồi tựa gốc cây ngẩn ngơ nhìn xuống. Nghe đâu mỗi năm lá cây cải tử hoàn sinh rụng một chiếc xuống trần, hễ ai nhặt được, có thể cứu người chết sống lại. Thật thế hay chăng hỏi Cuội mới biết.

“Bắc thang lên đến cung mây,
Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời?
Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:
Bởi hay nói dối phải ngồi ấp cây”

 

CUOI OR MASTER LIAR

Cuoi used to be the master of a dirty and roguish liars sect.

Frankly speaking, to be a ‘Cuoi’ member, one must possess the talent of telling lies and acting rascally. Actually, professional liars should also be immoral, or simply rascals.

Honest people never tell white lies or act like scoundrels. They never lie since liars never behave honestly. Thus came our popular proverb, “To lie like Cuoi,” and our folklore, “Cuoi sits at the base of the banyan tree (on the moon).” Nice people often blame promise breakers with, “It’s not full moon yet but Cuoi has come.”

Under the Le Trung Hung reign, poetess Ho Xuan Huong had once asked poet Chieu Ho to lend her five coins. He agreed but gave her only three instead, leading her to blame him in a poem about banyan leaves that refers to Cuoi:

“You promised me five but gave only three
Why could you have lied naughtily!
Whenever you make another lunar trip,
Get me some banyan leaves as your gift!”

To save face, he replied with the same reference:

“The five you asked was equal to these three.(1)
It’s your low intelligence that works badly!
Yes, when I make another lunar trip,
I’ll get you both twigs and roots as my gift!”
(1) Five coins in Le Trung Hung era were worth three coins in Ho Xuan Huong’s time.

She meant to liken Chieu Ho to Cuoi at the base of the banyan tree on the moon. Unable to answer her question, he shamelessly admitted himself to be Cuoi. Yet, he thought his lies still sounded nice unlike the rude ones made by Cuoi; therefore, he acted like Cuoi by touching her ‘banyan leave’ (i.e. private parts).

She swiftly pushed his hand away with a reproach:

“Are you drunk or sober, scholar?
Why dared you behave too far?
Now listen to your elder sis’ advice.
It’s a tiger den, don’t touch it twice.”

Chieu Ho had to shamefully admit his rude intent:

“You asked me if I was drunk or sober
And why I behaved badly to my sister.
Had I not ventured to your secret den,
How could I give you kids to bear then?”

What was Cuoi’s real personality that made him so popular in our foklore as well as in our classic literature?

Lying like Cuoi

Long long ago, there was a simple peasant couple in a village who had to wait for years to have a son. They named him Cuoi and worked hard to raise him; however, perhaps due to his family’s poor blessings, the boy grew up fast into a bad rascal, forcing his neighbors and villagers, out of annoyance, to stay away from him. At ten, Cuoi became an orphan and had to live with his uncle and his wife. Unfortunately, he was treated by his close-fisted fatherly relative just like a servant, and rudely regarded by his wicked aunt. As a little orphan child, Cuoi had to lie and cheat to avoid their painful beatings on his back and behind. Gradually, his accumulated bad habits and tricks transformed him into a famous lying and cheating talent.

One day, Cuoi happened to lead his buffalo past the house of a self-claimed keen wealthy notable who called him in for a test.

“Son, I heard that you’re a lying expert and I want to verify. Is it alright with you?”

“Sir, I’m not that expert; just a hateful poor orphan working as my uncle’s servant. People dislike me and make up such things.”

“Well, you talk quite nicely! Let’s see how things really are!”

“Sir, unlike a swing, I always fail when I try to go near the ground to spring back higher!”

“Enough. Let’s be straight and sincere. If you could trick me into leaving my seat here for the gate out there, I’d reward you five coins!”

“My God! I must admit being a loser right away, Sir. You’re such a keen man already in defense, how can a little kid like me fool you? However, if you stood at the gate out there, even with all your caution, I might trick you into entering here.”

“Are you sure?”

“Yes, Sir! If you stood at the gate and if I couldn’t make you step inside, you’d whip me ten times with your rod.”

“All right!”

The notable eagerly walked toward the gate, and as soon as he reached it, Cuoi broke out clapping his hands joyfully.

“Sir, you’ve lost!” he exclaimed. “I’ve made you go out.”

Instantly, Cuoi was glad to receive five coins easily. His fame widened together with admiration to the people’s disbelief.

One day, he had to carry a basket on his head and follow his uncle and aunt to the market when he accidentally stepped on some buffalo droppings. He was severely rebuked by his uncle for being ‘eyeless’, while his aunt knocked him hard on the head with her knuckles. He avenged by faking joy and starting to run fast toward another dung lump. With a roguish smile, he used the basket to cover it and waited for his uncle and aunt.

“Uncle! Aunt!” he yelled joyfully when he saw them. “Please hurry up to help me. We’re lucky. I’ve caught a fat dove that can be made a perfect dish for us to enjoy with wine.”

Basically greedy people, his uncle and aunt hastily ran toward him and heard him give orders.

“Aunt! Please squat down and cover the basket with your wide skirt to keep the bird from flying away. Uncle, please put your hand inside to catch it. I can’t reach it with my short arm.”

His aunt spread her legs and lowered her skirt to cover the basket, while his uncle lay down on his back to cautiously raise the basket and put his arm inside. Curious people on their way to the market stopped to watch in a crowd. Unexpectedly touching the dung, his uncle stood up promptly with rage to the loud laughter of the audience. Back home that evening, Cuoi’s revenge was ‘paid’ with a nearly fatal punishment of harsh beatings.

Cuoi grew up as a buffalo tender with no schooling, little clothes and foods; yet, full of beatings. Being an orphan, he hated the whole world, including his buffalo that also suffered like him. One day he took the animal to a distant field, gathered all his buffalo peers around him, and pointed his finger at the buffalo.

“Because of this damned animal, I’ve been constantly exposed to tough weather,” he said. “Today, I’m going to end its fate.”

His peers happily enjoyed an extravagant meal and praised him overwhelmingly.

After finishing the meal and the cleanup, Cuoi pitched the buffalo tail into a rat hole then raced home in a false mood with constant shouts.

“Uncle! Aunt!” he yelled loudly. “Our buffalo was taken down to hell by earth gods. Please rush over to save it. Hurry up or the animal would be all gone!”

He pressed his uncle and aunt to run fast toward the spot.

“The buffalo was pulled down there,” he pointed at the buffalo tail to show his uncle. “Uncle! Hurry up! Please hold the buffalo tail for me to go fetch a digger to rescue it.”

Unknowingly, his uncle hastily pulled the tail out of the hole only to fall backward on the ground, forcing Cuoi to suppress his laughing at the funny scene and fake his cries instead.

“Gosh! Buffalo! You’re gone!” Cuoi lamented. “The strong pull has severed your tail. Farewell! I won’t see you again.”

Ignorant and superstitious, yet doubtful, his uncle grasped Cuoi hair with an intent to hit him hard for an interrogation. Fortunately, the boys, thankful to the free good meal, gathered together to confirm that the buffalo had been pulled down the hole. His enraged uncle and aunt had to take him home; yet, they tortured him intermittently to compensate for their buffalo loss

“You must have so offended the gods with your insolence that they took away the buffalo as a punishment,” they scolded him.

His sharp-tongued aunt added:

“You, unblessed boy! Damned you! Go die somewhere, out of my sight. You deserve no love from gods, insolent kid. I wonder why they took my buffalo, instead of you?”

Her harsh words and beatings together pushed Cuoi to the wall. He thought of jumping down a well to end his life; however, he reconsidered, “With so many sins, lies and tricks, even to my uncle and aunt, I’d be properly judged in Hell and severely punished. My tongue might be severed, and my eyes removed, to make foods!” Such horrible thoughts led him to shake his head and drop his suicide intention.

One summer day, Cuoi and his uncle went to work in the field. Under the extreme heat of the sun, his uncle realized he had left his fresh teapot at home. Cuoi was sent home to get it, and while on his way, he suddenly had a perfidious plot in his head. He started to rush home where he tearfully cried pitifully.

“Aunt! Aunt! Where are you?” he shouted.

She responded in surprise:

“I’m here, rascal! What is it?”

He said with a fake panicky state:

“My aunt, hurry up! My uncle was severely hit in the belly by a mad buffalo.”

She instantly felt totally numb and had to squat down on the ground. Cuoi except pressing her:

“Oh my God! My uncle is dying, and you do nothing! Please hurry up.”

He then rushed back to the field, followed by his aunt, running and crying. He quickly passed the village gate and came to his uncle with tears and hard breath.

“My uncle! Oh God!” he said. “My aunt fell off a carambola at the pond, bruising her face. She’s lying to await death there !”

Despite his thirst, his uncle quickly dropped his hoe and raced home. At midway, he met his wife and both, realizing they were tricked by their roguish nephew had tricked them, decided to get rid of him for good. After tying him and putting him in a pig cage, his aunt went home to cook while his uncle carried the cage with him inside to the river to drown him. Cuoi swiftly thought of buying time, hoping someone might appear to rescue him.

“Uncle, I believe I deserve to die without pity! However, the reason I’ve survived over the last dozen years is by cheating I learned from a textbook I hid on a kitchen shelf. I can’t live down in Hell without it. Please kindly get it for me, uncle!” he pleaded politely.

His uncle thought for a moment then agreed:

“Fine, I’ll go get it for you. Once down there, don’t blame me! Stay there in the cage, unblessed nephew. Don’t try to get away.”

Just said, he left the cage on the riverbank and went home. In his fetal position, Cuoi looked out and saw a blind street singer walk by. His rescuer had come, he thought and yelled out loudly:

“Hey, street singer! Listen, I used to be blind like you, but thanks to being in a cage like this one, I can see clearly.”

The blind man naively believed him. He fumbled to free Cuoi.

“Please help me,” he pleaded.”With my sight back, I’ll be forever grateful to you.”

Cuoi tied the blind singer and put him in the cage.

As for his uncle, he finally realized Cuoi had tricked him as he found no book. He furiously raced to the riverbank and quickly kicked the cage down the river, wrongly thinking he had ended Cuoi’s fate. Meanwhile, Cuoi was trying to escape by walking leisurely in complete safety with his hands on his back, and singing merry songs. Actually, his mind worked hard for another cheating plan to keep him alive.

Suddenly he saw an old lady carrying a bundle of silk for sale at the market. He approached her and try to get acquainted:

“Ma’am, why don’t your kids and grandkids help you?”

She sincerely replied with emotion:

“My son’s a soldier, not a word for three years. His wife’s remarried, leaving their five young kids to me.”

“What a pity! Let me help carrying your stuff for a while.”

He quickly placed her merchandise on his shoulders and began to talk insipidly on the way, giving her the silent joy of having been lucky to meet such a helpful nice boy. She tenderly asked him:

“What’s your name, son?”

“Ma’am, my name’s … anonymous.”

She wondered why he got such a weird name; however, Cuoi’s jovial and polite behavior assured her.

Soon, Cuoi asked for a sugar cane to appease his thirst while walking and talking:

“Ma’am, you’ll be late for your market. Let me go faster. I’ll drop my sugarcane bagasse on my way for you to catch up with me later.”

Without waiting for her response, he walked fast and vanished at an intersection. The poor old woman kept desperately calling him, “Anonymous, wait for me!”, giving pedestrians a chance to think they had seen a mad woman.

Late that night, Cuoi carried the goods to his uncle’s house and loudly called on the gate, so scaring his uncle and aunt they knelt down to bow and promised to properly worship him.

“Uncle, I’m still alive, no worship is needed,” he shouted. “After you drowned me, I went down to the river bed and met my affluent relatives there. They joyfully asked me about you and gave you a lot of gifts. Here they are.”

Still frightened, they opened the gate ajar but Cuoi moved fast to enter, so horrifying they nearly fell unconscious. Yet, at the sight of Cuoi still alive with the bundle of silk, they immediately became overjoyed.

Cuoi said glibly:

“My grandparents and parents down there are missing you a lot. These silk pieces are their gift for you. My grandpa wondered if you can kindly come down there to see them. They’re patiently waiting for you day after day.”

His uncle thought, “I did kick him down the river, and now he’s back with beautiful silk. Well, he must be truthful this time. I must go down there to ask my parents’ help for my hard living.” He then made Cuoi bring over two pig cages for him and his wife to take to the river that night, where each entered a cage for Cuoi to tie it carefully. He pushed his uncle down the river first, and felt ecstatic at the bubbles rising on the water under the moonlight.

“Aunt! My uncle is talking with my grandparents and parents,” he excitedly told his aunt, who impatiently pleaded:

“Cuoi! Help me go down to meet them. Quick!”

He did and went home with pleasure.

What he inherited from his uncle and aunt was soon exhausted on lavish expenses except an ax. His miserable life resumed with his cutting firewood for sale, against his innate laziness, loitering, vandalism, and deception. Nevertheless, he had to work to survive, gradually separating him from his habitual lies and deception that he began to feel fed up with. His morale apparently went down, causing his neighbors to wonder how such an active rascal like him could have drastically changed into a doleful man similar to a wet chicken. Kind adults guessed, as an orphan who had lived under the care of his uncle and aunt, he should have badly missed them after their mysterious disappearance. Meanwhile, evil-mouthed people who had once been his bitter victims, claimed that his changes were just a symptom of his imminent death.

Cuoi got very scared at the prospect of his unwanted death. He felt horrified at the scenes described by his victims, that he would have his mouth torn and tongue severed for his lies in years, and that his body would be dipped in boiling oil to die several times for his murder of his uncle and aunt. And many many other sins! Once in hell, he could never leave it. The more he imagined, the worse his head ached. He thought of the story of Muc Lien Thanh De, kept in hell but rescued by her son Muc Lien. As for him, a rascal hated by the whole village and forever unmarried, he would have to suffer alone. Pity for him! He wondered how his plight was so miserable!

One afternoon, he leisurely entered a temple and robbed some bananas to ease the irritable hunger from many days without eating. He was clearly in a serious depression and exhaustion, unable to do his daily cutting of firewood and thus, no meals. He was suddenly caught red-handed while hastily eating the fruits.

“Take your time, don’t get choked!” he heard the monk kindly say. “Why have you looked so pale recently, Cuoi?”

“Venerable, I’m feeling all right,” he bent his head down and stuttered.

The bonze responded thoughtfully:

“Whatever! It’s fine!”

Then he jovially went on:.

“When you are free, come here to enjoy the shrine serenity. It could bring joy to someone with sadness like you.”

Cuoi obeyed and said goodbye to go back the woods, feeling dazed amid the complex sounds of the stream nearby under the pale moonlight, of the nocturnal birds and the rustling leaves. His stomach seemed fine with the bananas from the temple while his ears kept echoing the monk’s nice words like an encouragement or an invitation for his return to the pagoda.

The next day, Cuoi followed the bell sound to involuntarily come to the temple and was led by the monk to offer incense to Buddha. He was given some bananas which he ate lazily with his face upwards, as if he was trying to swallow Buddha’s blessings. That night, beside the oil lamp’s dim light , he sincerely confessed all his dark and sinful past to the monk, who calmly listened and made occasional nods of encouragement for him to go on, together with slow explication about mercy and compassion, and the effect of zen lessons. Since then, with the monk’s miraculous power in his advice, Cuoi, the cheating and immoral evil doer without emotion, listened attentively and seemed to have seen enlightenment for his work for survival during the day and listening to the monk at night. After one year, Cuoi stunned the villagers with his good and honest personality, no longer cheating anyone.

In addition, he kept behaving solicitously, using his little savings selling firewood to help the poor and needy. He gradually grew up into a mature young man, strong and nice. Adult villagers liked him, while young girls remained skeptical about his vile past. With his status of a single youth with no wife or lover, Cuoi’s life was nothing but sadness. To console himself, he often smilingly said to himself, “I have to be content with the consequences of my evil past.”

One day in the jungle to cut firewood, he saw five tiny tiger cubs playing together next to a stream. He anxiously visualized that at maturity, these baby tigers would become very dangerous, as they would not only kill domestic cattle but also villagers for their hunger. Following the guideline “Killing one cat to spare numerous mice”, Cuoi felt encouraged to carry out his good deeds. He immediately decided to jump over to kill all the cubs with his ax, to rid the village of future dire consequences.

His “humane killings” had just been done when he suddenly heard resounding roars, signaling the tiger mother’s return. He swftly climbed up a tall tree together with his ax and looked down to see her lick her cubs’ blood clean. She then moved them to a plant nearby where she chew some of its leaves thoroughly to feed the cubs. They instantly became alive normally and were brought elsewhere, perhaps because the place was unsafe. Once all the tigers were out of sight, Cuoi climbed down and cautiously uprooted the miraculous plant with the intent to use it, not for financial profit, but in gratuitous charitable activities to hopefully redeem part of his previous sins. On his way back to his hut at the woods’ border, Cuoi saw an old man lying unconscious on the roadside. With a touch, he found him dead, and wondered how a white-haired, noble-faced and silk-dressed senior like him could die pitifully here on the roadside! Feeling compassionate for the man’s fate, he chewed some leaves from the plant and inserted in the senior’s mouth. He revived after a moment and tapped Cuoi on the shoulder to laugh at ease:

“Listen, this reviving plant fell down several centuries ago from heaven. I’m a fairy, coming down here to look for it but in vain. Thanks to your rescue, it’s destiny. Now, try to grow the plant facing east and save lives. Remember to water it with clean water only to prevent it from flying back to heaven.”

The senior then vanished. Cuoi did exactly as told and used only fresh well water at all time. The plant grew quite fast with full foliage, turning Cuoi’s time into a busy life saving career. He felt happy, especially with his fame as a miraculous life saver. In fact, wherever he heard of a dying person, he promptly came with the leaves to save him or her in disregard to invitation, weather, or time. Fortunately, his life saving always succeeded, absolutely without exception.

It happened that a gentle and wealthy couple in his village had a sole daughter they loved and cherished dearly above anything. Somehow, as a ripe girl with exceptional beauty and character, she kept refusing all marriage proposals from prestigious notables for their sons. One afternoon, while enjoying fresh breeze in her garden, she was accidentally and fatally bitten by a krait. Cuoi was immediately sent over, and after the treatment with his miraculous leaves, the girl revived. She opened her pretty blue eyes and stood straight up stupefied, too shy to see Cuoi beside her that she forgot to thank him. Her overjoyed parents offered him a big dinner with chicken and duck, wondering how they could show their appropriate gratitude to him. After much consideration, they finally accepted him as their future son-in-law. A glamorous wedding and lavish party were held the next day with the participation of everyone in the village.

Since then, Cuoi put an end to his lonely life with all his life saving activities. With his wife, he could enjoy excellent meals in a perfectly clean house. The young couple, a combination of talent and beauty, lived in perfect happiness and praise by everyone in the village. In spite of his being a wealthy family’s son-in-law, Cuoi retained his old lifestyle of an ordinary firewood cutter and life saver. One thing he always reminded his wife before leaving for work was “to never urinate near the plant, lest it would fly up to heaven.” As always, he showed her his tender love together with his particular attention to the plant, actually his most loved one.

His wife, on her part, also loved him dearly and tried to appreciate the plant like he did. As a result, it grew fast and big with full foliage, similar to a secular tree. Many villagers grafted its branches for new plants but all their efforts were futile.

One day, while awaiting Cuoi’s return for dinner under the shady and cool tree, she suddenly felt an urge to relieve herself and absent-mindedly did it on the spot. She instantly fell into a maze to see the tree shake vigorously to lift itself up amid sounds of thunder and storm. She quickly held it down just when Cuoi got home. He dropped his firewood and rushed toward the tree base with his ax, trying to retain it. Yet, it kept moving up, taking both Cuoi and his wife with it to the moon.

Legends said that on moonlit nights, Cuoi could be seen sitting at the tree base to look down at the world in nostalgia. Besides, whoever found one leave of the plant that dropped every year to the earth could revive all dying people. Only Cuoi knew the truth.

Getting to the moon on a ladder
To ask why Cuoi remains there forever
Holding the tree? Here’s his answer
With a smile, “Because I’m a liar.”

LỜI BÀN:

” Thức khuya mới biết đêm dài
Sống lâu mới biết dạ người có nhân”

Theo quan niệm chung của những người Việt, đã là người, ai cũng có lòng nhân hay nhất điểm lương tâm. Vậy nên, ai cũng quý trọng thiện hảo và cũng có khả năng hướng thiện.

Trong cuộc sống xã hội với những hoàn cảnh tùy thuộc không thời gian, với những nhu cầu lôi cuốn con người nhiều lúc quên mất yếu tính nhân hay thiện hảo của chính mình, buông thả tâm hồn trôi theo những cái không chính đáng, sa đà lầm lỡ mà vi phạm điều xấu. Lâu dần, tập quen xấu ác một cách tự nhiên, những hành vi ác chồng chất che lấp lương tâm. Khi ấy con người làm ác một cách tự nhiên, cũng như thằng Cuội, dối trém quen miệng, rồi gạt gẫm cướp của cả một cụ già khốn khổ long đong mà không chút động lòng. Dần đà tới mức gạt anh xẩm mù đến phải chết chìm mà lấy làm vui thú, giết chú giết thím lấy làm hân hoan. Chạy theo cái ác, xa rời nhân tính như thế là cùng. Nếu không phản tỉnh, trở về với chân thân thiện hảo thì đúng là hạng mặt người dạ thú.

Thành ngữ nhà Phật có câu: “Buông dao thành Phật”. Đó là đặc điểm mà chỉ phạm trù tâm linh mới có, vật chất không thể có.

Cây gỗ mục nát, không thể giây lát trở lại nguyên là cây gỗ tốt. Nhưng con người, ngoài thân xác là vật chất như gỗ, lại có tâm linh nên một người dù ác đến đâu, trong một sát na khởi thiện niệm, có thể tức thời phục hồi làm một người thiện. Các yếu tính nhân, thiện không bao giờ tan vỡ mục nát, chỉ bị chìm đắm lu mờ, hoặc khi sáng lên rực rỡ.

Câu chuyện thằng Cuội cho thấy một kẻ gian ác, tàn nhẫn, có những hành vi bất lương, khi hối cải vẫn trở nên một người hiền lương cao quý.

Tóm lại chuyện này có tính cách khuyến thiện và khơi nguồn hi vọng trở lại làm người cho những kẻ đang ngụp lặn trong xấu ác.

 

COMMENTS:

“With Insomnia, one learns the night is long
With longevity, one learns people are humane.”

According to Vietnamese public opinion, all men have some kind of humanity or at least some conscience. Therefore, everyone values kindness and tends to do good deeds.

In a society where situations are influenced by time, space, and attractive needs, people often neglect their own humanity or kindness, allowing their soul to freely enjoy illegitimacies up to the point of acting wrong and sinfully. Gradually, evil habits become natural, a chance for cumulative evil deeds to blind conscience, and evil persons to act naturally just like Cuoi. Not only did he rudely robbed an aged poor woman without emotion, pushed by his habitual lies, he even felt gratified to fatally victimize the blind street singer and both his uncle and aunt. Those were the end limits of evil acts and loss of humanity. Without a reconsideration and return to pure kindness, such evil doers would become wild beasts in human form.

A Buddhist motto says, “Drop your knife to become Buddha.” However, it applies only to spiritual realm, not the materialist one.

Naturally, a decayed log cannot resume its normal form. For men, beside their physical body like logs, they have a soul that however evil they have done, they can be enlightened to finally become good beings. Such critical factors as humanity and goodness never spoil, only dimmed for a while then glamorously brightened.

Cuoi’s story proves that a cruel and evil person with immoral deeds can turn himself into a kind and noble one following his repentance.

In conclusion, the legend serves as a promotion for good deeds and a source of hope for those who have plunged in evils to be among ordinary people again.

o O o

MỤC LỤC

THẠCH SANH

Ngày xửa ngày xưa, xưa thật là xưa, loài vật con nào cũng nói tiếng người. Ở khu rừng nọ, gần sông gần chợ, có cậu bé mồ côi tên là Thạch Sanh.

Cha mẹ Thạch Sanh qua đời từ khi cậu mới lên bảy. Gia tài để lại một túp lều tranh, một cái khố và một cái búa. Thạch Sanh sinh nhai bằng cách đốn củi đem xuống kẻ chợ đổi gạo. Những khi nhàn rỗi, cậu bầu bạn cùng chim chóc, nô đùa chạy nhảy với hươu nai. Đời như thơ như mộng, ngày tháng không nhuốm ưu phiền. Thương cha nhớ mẹ, đêm ngủ nằm mơ, được cùng hội ngộ vui vầy. Cõi âm cõi dương đối với cậu, hoàn toàn không phải đôi đường cách biệt.

Thời gian trôi chảy, Thạch Sanh lớn khôn hùng vĩ, hiền như bụt, thật như đếm. Người nơi kẻ chợ ai cũng mến thương. Tháng lại năm qua, cậu bé mồ côi trở thành một thanh niên, đội trời đạp đất, lòng không xiêu vẹo, ý chẳng đảo điên.

Làng bên có gã lái buôn tên là Lý Thông sống với bà mẹ già góa bụa. Cả hai mẹ con đều khôn ngoan xảo quyệt, mua rẻ bán đắt, gặp thời trở nên giàu nứt đố đổ tường. Bo bo cửa đóng then cài, không quan tâm giúp người nghèo khổ hay khách lỡ độ đường.

Trong làng có miếu thờ mãng xà, nghiệt súc tu luyện thành tinh. Mỗi năm làng phải hiến một người cho yêu tinh ăn thịt. Bốc thăm trúng tên ai, người ấy phải hy sinh. Đó là lệ làng ước hẹn cùng yêu quái. Trái lệ mãng xà sẽ dùng yêu pháp phá tan làng xóm, giết hết không từ một ai. Mãng xà tinh pháp thuật rất cao cường. Quan quân triều đình đã mấy lần đến trừ khử đều thất bại.

Năm ấy làng bốc thăm trúng tên Lý Thông phải đi nộp mạng. Mẹ gian con ác ôm nhau than khóc rất là thảm thiết, chờ ngày tử biệt sinh ly. Một buổi chiều, Lý Thông như kẻ mất hồn, lang thang lê bước tới ven rừng, thấy chàng Thạch Sanh mình đồng da sắt đang ngồi dưới cội đa. Lòng gian ý ác, Lý Thông lân la bước tới làm quen. Với lời lẽ ôn tồn, cử chỉ làm như đoan chính, Lý Thông trình bày cảnh nhà mình mẹ góa con một, thiết tha mời mọc Thạch Sanh cùng về chung sống, kết nghĩa anh em. Thấy Lý nhiệt tình, Thạch Sanh thẳng thắn nhận lời, có biết đâu người anh kết nghĩa của mình chỉ là cái hạng khẩu Phật tâm xà.

Lý Thông dẫn Thạch Sanh về nhà, mẹ y hiểu ngay ý gian của con. Bà ta giở thói giảo hoạt, ngọt ngào âu yếm nhìn nhận Thạch Sanh làm nghĩa tử. Bà tự tay may gấp mấy bộ quần áo cho Thạch Sanh mặc, hàng bữa cơm gà cá gỏi ê hề. Sáng chiều quấn quít ân cần, hỏi han thương xót cảnh huống lẻ loi mồ côi của Thạch Sanh.

Đến ngày nạp mạng, Lý Thông vờ lên cơn sốt rét, nằm đắp chăn bông, gọi Thạch Sanh đến bên giường nhờ vả.

“Triều đình cắt anh đêm nay đi gác miếu thần, anh đang cơn sốt, nhờ em đi gác thay anh”.

Thạch Sanh vui vẻ nhận lời, lòng không phân vân ngờ vực. Trời nhá nhem tối, vác búa đi thẳng đến miếu, ngồi canh trên thềm. Miếu xây gần một đầm lầy, mùi tanh rờn rợn.

Trong khi Thạch Sanh dấn mình vào nơi nguy hiểm thì mẹ con Lý Thông ở nhà không chút xót thương, hí hửng vui mừng, nói cười đắc ý, vô cùng khả ố. Họ chắc mẫm phen này Thạch Sanh hẳn chết, không còn phải tốn của nuôi ăn nuôi mặc báo cô nữa.

Về phần Thạch Sanh, ngồi thềm miếu vắng, nửa đêm bỗng dưng gió cuốn đùng đùng, khí trời lạnh giá, tanh tưởi nồng nặc. Mãng xà tinh hiện ra như quỷ sứ, nhe nanh giương móng, định vồ chàng ăn thịt. Thạch Sanh tránh thoát, vung búa kháng cự. Hai bên đánh nhau vô cùng ác liệt, cát bụi mịt mờ, mặt đất rúng động. Mãng xà tinh đem hết yêu pháp biến hóa thâm độc, mong hạ chàng thanh niên trung chính hiền lương.

Nhưng, yêu pháp tà ma không hại được người ngay tính thiện. Quá nửa canh ba, Thạch Sanh chém rụng đầu yêu quái. Con yêu trở lại nguyên hình rắn độc khổng lồ, đầu lớn như bồ chứa thóc, mình to như gốc cây dừa. Chàng mổ bụng rắn, định bụng lấy mật đem về tặng cho Lý Thông chữa bịnh sốt rét. Không ngờ trong cuộc giao tranh rắn tinh đã nát gan vỡ mật, trong bụng chỉ còn lại có ba mũi tên đồng và một cái cung. Thạch Sanh đeo cung vào vai, một tay cầm tên cầm búa, một tay xách đầu rắn trở về nhà Lý Thông.

Đêm đã sang đến canh tư. Mẹ con Lý Thông nghe tiếng Thạch Sanh gọi cổng, tưởng là hồn oan về báo oán, sợ hãi lạy lục van xin, hứa hẹn hàng năm cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy. Thạch Sanh tâm hồn đơn phác, không hề ngờ vực lòng dạ nham hiểm của mẹ con người anh kết nghĩa đã cố tình đẩy mình vào chỗ chết. Chàng kể chuyện giết rắn và tung đầu rắn qua cổng vào sân. Bấy giờ mẹ con Lý Thông mới tin là chàng còn sống, mở cổng cho vào. Lý Thông nẩy mưu độc ác, bịa chuyện đe dọa Thạch Sanh:

“Mãng xà vốn của vua nuôi, nay em giết nó, ắt vua nổi giận, xử tội không nhẹ. Chúng ta đã có tình kết nghĩa đệ huynh, chuyện này để anh gánh thế. Em hãy mau trở về rừng, đừng phải lo nghĩ cho anh. Nhà anh có của, dùng vàng chuộc mạng là yên. Em hãy gấp gấp trở về rừng. Xong vụ này, anh em chúng ta lại đoàn tụ”.

Thạch Sanh tin lời, cảm động từ tạ nghĩa mẫu và nghĩa huynh, đeo cung vác búa trở lại rừng xưa suối cũ.

Trời mới rạng đông, Lý Thông ra đình làng gióng trống, tụ tập bàn dân, báo tin giết rắn. Cả làng già trẻ reo mừng, từ nay được sống an cư, mổ bò ăn khao, tôn sùng Lý Thông như thần như thánh. Bô lão trong làng tuyển mười trai tráng, gánh đầu rắn theo Lý Thông trẩy kinh đô.

Từ làng hẻo lánh đến chốn kinh kỳ, đường xá gập ghềnh xa xôi mà đầu rắn thì quá to và nặng. Đoàn trai tráng mệt mỏi, muốn dừng chân nghỉ lấy sức, bị Lý Thông quát mắng:

“Tụi bay toàn một lũ ăn hại cơm giời, uống cạn nước sông! Tao đây một mình giết rắn, một tay xách cái đầu nó về làng nhẹ nhàng như không. Chúng bay đứa nào biếng nhác ươn hèn, giả vờ than van mệt mỏi tao sẽ bỏ tù cho đến mọt gông”.

Đoàn trai sợ hãi, cắn răng chịu mệt, dấn bước tới thẳng triều đình. Nhà vua và các quan ai cũng tấm tắc khen Lý Thông là người thần dõng phi phàm. Y được phong quan đô đốc chỉ huy các đạo quan quân.

Bấy giờ công chúa út tuổi vừa đôi tám, sắc nước hương trời, nhà vua muốn chọn phò mã hiền tài. Đã nhiều trang tuấn kiệt khách văn nhân giương cung bắn sẻ, nhưng chưa ai lọt mắt xanh. Bữa kia, công chúa đang dạo bước trong vườn thượng uyển, xảy đâu có con đại bàng sà xuống cắp bay đi. Không may cho con đại bàng yêu quái bay ngang cây cổ thụ có Thạch Sanh đang ngồi hóng gió. Thạch Sanh thấy chim cắp người liền giương cung bắn, mũi tên cắm ngập vào cánh đại bàng. Con chim yêu quái chao cánh lao đao, rồi gắng gượng chịu đau, bay mất hút vào đỉnh núi. Thạch Sanh tìm theo dấu máu, thấy trên đỉnh núi có một hang sâu thăm thẳm, vách đá thẳng đứng, màu đỏ còn loang trên miệng hang, đúng là yêu động của con đại bàng bắt người lúc nãy. Chàng trở về tính kế cứu người và lấy lại mũi tên đồng.

Trong khi ấy, ở triều đình, nhà vua lòng đau như cắt, họp cả bá quan văn võ hai hàng, nghĩ mưu tính kế cứu nàng công chúa. Các quan bàn luận cùng nhau, chỉ có đô đốc Lý Thông, hùng tài đảm lược, giết mãng xà tinh, mới cáng đáng nổi việc này. Bàn rồi, nhất tề quỳ xuống, Tể Tướng tâu lên:

“Muôn tâu bệ hạ, theo ý chúng thần, việc này ngoài đô đốc Lý Thông ra, không ai làm nổi. Đô đốc đã từng một mình giết rắn yêu tinh, chắc chắn việc giết đại bàng cứu công chúa không phải là chuyện không làm nổi”.

Nhà vua thuận ý, truyền lệnh Lý Thông gấp gấp thi hành. Vua còn hứa nếu Đô đốc Lý Thông cứu được công chúa, sẽ được phong làm phò mã.

Lý Thông nhận chỉ, hớn hở vui mừng, trong bụng nghĩ thầm “đã có Thạch Sanh, việc này làm dễ như trở bàn tay”. Y bèn quỳ xuống tâu vua, xin được về từ tạ mẹ già rồi sẽ lên đường tức khắc.

Lý Thông lên đường, chỉ dẫn theo có mười tên hầu cận thân tín, nói là để khiêng kiệu rước công chúa về cung. Khi ra khỏi kinh đô, y trực chỉ ngay khu rừng kế bên làng cũ, tìm đến gốc đa, ngồi đợi Thạch Sanh. Trời ngả về chiều, Thạch Sanh đổi gạo trở về, gặp anh kết nghĩa, vui mừng sa lệ, hỏi thăm mọi chuyện ngọn nguồn. Lý Thông cho biết mẹ già khỏe mạnh bình yên, rồi y đặt điều nói dối rằng:

“Anh đã phải bán hết nhà cửa ruộng nương để chuộc tội giết rắn, rồi đánh giặc lập công được phong Đô đốc, đêm ngày tưởng nhớ Thạch Sanh, chỉ mong sớm được sum họp để cùng hưởng vinh hoa phú quý”.

Thạch Sanh cảm động vô cùng, nhưng chàng vốn sinh ra và lớn lên ở rừng núi, luyến núi thương rừng, không nỡ bỏ đi về nơi đô hội. Vả chăng, chàng không công trạng gì với triều đình, nay về sống gửi, ra vào không khỏi e dè, ngượng ngập. Chàng đem ý ấy nói với Lý Thông. Họ Lý gian ngoan phân tích rằng từ kinh đô đến rừng núi cũng dễ đi về, sao bằng anh em sum họp cùng nhau, khi về thăm núi thăm rừng đâu ai cấm cản, còn về công trạng với vua và triều đình thì nay có dịp, cùng nhau đi cứu công chúa lập công. Y đem chuyện công chúa bị đại bàng bắt mất kể cho Thạch Sanh.

Thạch Sanh vui vẻ dẫn đường tới đỉnh núi hang sâu. Chàng đề nghị dòng dây thả chàng xuống hang, dây này sẽ dùng kéo công chúa lên trước rồi kéo chàng lên sau. Lý Thông khen phải.

Thạch Sanh xuống đáy hang sâu. Hang động càng tiến vào, càng mở rộng. Bên trong nguy nga tráng lệ, châu ngọc lóng lánh.

Chàng thấy trên giường thất bảo một tên quái nhân to lớn dị hình, mình người đầu chim, đang nằm rên như sấm động, một tay bị thương vì tên bắn. Mũi tên đồng của chàng vứt ở chân giường. Công chúa đang ngồi khóc tức tưởi ở một xó. Thạch Sanh vác búa xông vào chém bay đầu yêu quái, nó hiện nguyên hình một con đại bàng. Cứu được công chúa, chàng cột nàng vào giây rồi giựt giây báo hiệu cho Lý Thông kéo lên. Khi công chúa lên khỏi hang sâu, Lý Thông ra lệnh cho bọn tùy tùng vần đá lấp miệng hang lại, mục đích chôn sống Thạch Sanh.

Nhưng trời không phụ người lương thiện, Thạch Sanh tiến sâu vào hang để tìm lối thoát, xảy đâu gặp một chàng trai khôi ngô tuấn tú, bị giam trong cũi sắt. Thạch Sanh phá cũi cứu người. Thì ra đó là thái tử con vua Thủy tề bị yêu quái cầm tù. Thái tử mời Thạch Sanh về thủy cung và dặn chàng rằng nếu vua cha có đền ơn gì cũng đừng nhận, chỉ xin có một cây đàn.

Rẽ nước dẫn đường, thái tử Thủy tề đưa Thạch Sanh về đến Thủy cung. Gặp lại con trai, nhà vua dưới nước vui mừng khôn xiết, hết lời cảm tạ Thạch Sanh, rồi đem trân châu ngọc quý đền ơn. Thạch Sanh cung kính chối từ tất cả mọi thứ châu ngọc, chỉ xin nhận có cây đàn rồi giã từ trở về mặt đất. Cuộc sống tưởng đã bình yên với mái tranh nghèo bên gốc đa xưa. Nhưng tục ngữ có câu “quân tử gian nan, hồng nhan bạc mệnh”. Khi trời muốn trao trách nhiệm lớn cho ai thì bắt phải trải qua nhiều ba đào thử thách. Thạch Sanh còn phải gặp cảnh khó khăn.

Nói về vong hồn hai con mãng xà và đại bàng u uẩn hờn căm, không về được nơi tịnh độ, bèn rủ nhau đi báo oán Thạch Sanh. Chúng nó hiện ra trong mộng, xúi bẩy Lý Thông lấy trộm ngọc ngà châu báu của vua đem giấu vào nhà Thạch Sanh. Lý Thông tỉnh dậy, y kế thi hành rồi đích thân dẫn quân đến bắt Thạch Sanh hạ ngục. Nhà vua giao cho Lý Thông toàn quyền xử lý vụ án Thạch Sanh ăn trộm vật báu của hoàng cung. Tên Lý gian ác bất nhân, lấy oán đền ân, giam cầm Thạch Sanh vào trong hầm tối, bỏ mặc đói khát. Hắn định bụng để cho Thạch Sanh chết gục dưới hầm để tranh công giết rắn cứu dân, giết chim đại bàng cứu công chúa.

Nhưng lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng hề để sót chuyện chi. Đạo trời thành tín muôn đời, không hề đảo điên lường gạt, nhân nào quả ấy là lẽ đương nhiên. Kẻ nào trồng dưa thì được dưa, kẻ nào trồng đậu thì được đậu, chẳng có bao giờ đơn sai. Thạch Sanh dạ lành tính thẳng, bị vu oan án, trong ngục buồn cho tình người mỏng manh đen bạc, lấy đàn dạo khúc giải khuây, vang vọng xa gần bằng tiếng người. Đàn kêu:

Tích tịch tình tang
Ai mang công chúa dưới hang lên trần
Lý Thông ơi! Hỡi Lý Thông!
Sao mày bạc ác vong ân cùng người.

Nói về công chúa, từ ngày được rước về cung, mặt hoa ủ dột, mắt đẹp đăm chiêu, biếng ăn mất ngủ, vóc ngọc xác xơ tiều tụy, lại thêm trọng bệnh: miệng câm tai điếc, không nghe ai nói, chẳng nói cùng ai. Nhà vua đã mời những thầy thuốc giỏi nhưng chẳng ai chữa được. Vua lại mời những đạo sĩ cao tay, lập dàn cầu khẩn, bệnh tình công chúa vẫn không thuyên giảm. Khi cung đàn Thạch Sanh vừa mới vang lên, công chúa tức thời hết bệnh, cười nói vui tươi, xin với vua cha cho gọi ngay người gãy đàn.

Thấy con hết bệnh, nhà vua quá đỗi vui mừng, truyền lệnh hỏa tốc giải ngay Thạch Sanh đến. Công chúa gặp được Thạch Sanh, nhận ra người ơn, xin vua trọng thưởng. Nàng cũng kể lại hành vi bất nghĩa của Lý Thông và xin vua cha trừng tội đích đáng. Nhà vua còn bán tín bán nghi, bèn họp tất cả đình thần, văn võ hai hàng, để cùng Lý Thông và Thạch Sanh đối chất.

Bá quan tra cứu, gạn hỏi chi li, tất cả đều nhận thấy rằng: “Lý Thông bạc nhược ươn hèn, võ nghệ tuyệt nhiên không biết, chữ nghĩa học theo thói hương nguyện, xuất thân thâu thuế, giảo hoạt đục khoét của công làm thành của tư, lời nói ngọt ngào, lòng chứa dáo mác, bỏ nghề thâu thuế mà hành nghề buôn gian bán lận. Về việc giết mãng xà vương cùng đại bàng ác điểu, y đều cướp đoạt công lao của người em kết nghĩa là Thạch Sanh. Đã vậy còn bày mưu độc, manh tâm giết hại người này”.

Nhà vua bèn hạ lệnh xử chém mẹ con Lý Thông. Thạch Sanh quỳ xuống xin tha vì tình kết nghĩa. Nhà vua chuẩn ý Thạch Sanh. Hai mẹ con tội phạm họ Lý được phép trở về làng cũ. Dọc đường, mưa to gió lớn, thiên lôi đánh chết cả hai mẹ con. Lý Thông hóa thành con bọ hung, bẩn thỉu xấu xa, ai cũng né tránh.

Còn Thạch Sanh được sánh duyên cùng công chúa, chồng hòa vợ thuận, rất là hạnh phúc. Triều thần ai cùng quý mến phò mã.

Bấy giờ có vua láng giềng phương Bắc, cậy mình nước lớn dân đông, đem quân sang xâm chiếm nước ta. Quân xâm lăng rầm rộ tiến đến biên thùy. Thạch Sanh xin với vua cha cho chàng dẫn quân dẹp giặc. Thế giặc mạnh như nước lũ, đông như kiến cỏ, Thạch Sanh vung búa xông vào như chỗ không người, giặc dữ kinh hồn, mất vía. Chiều tối, Thạch Sanh đem đàn ra gẫy, đàn rung khúc điệu hoài hương. Quân tướng giặc nghe khúc đàn, thương nhà nhớ nước, lòng dạ hoang mang, không còn tinh thần chiến đấu, đành phải nhổ trại lui binh.

Đất nước ta thanh bình trở lại, muôn dân hạnh phúc hoan ca. Nhà vua tuổi tác đã cao, không có hoàng nam kế vị, bèn chọn ngày lành tháng tốt truyền ngôi cho Thạch Sanh.

Thạch Sanh đăng quang, đất trời ổn định, mưa thuận gió hòa, muôn nhà hạnh phúc. Trẻ em được nuôi nấng dạy dỗ chu đáo, người lớn ai cũng có phận, người già mặc áo lụa, không phải lam lũ nhọc nhằn. Thật xứng là một vị minh quân trị nước.

 

THACH SANH

Once upon a time, very long ago, when animals could speak like human beings, there lived in a jungle, next to a river and a market, a seven-year-old boy named Thach Sanh.

His parents died at his age of seven, leaving behind for him simply a thatch hut, a loincloth, and a hammer. He survived by cutting firewood to trade for rice at the market, and in his free time, he befriended with birds or played with deer. His worriless life was like a dream. Though he missed his parents a lot, he felt happy to be united with them occasionally in his dreams at night. To him, the separation between life and death did not mean to be quite real.

With time, Thach Sanh grew up into a strong, firm, yet very sincere and kind adult, loved by everyone. He gradually left his orphan childhood to become a remarkably straight, honest, and virtuous youth.

Meanwhile in the neighboring village, a trader named Ly Thong and his widowed mother lived the way of two wily and cunning people, doing trade mainly with immoral tricks. They became very rich; yet, they never helped the poor or the needy.

It happened that a powerful python, actually a self-trained demon, was living in the village shrine. For safety, a person had to be offered to it once a year, based on a name raffle. Any failure would result in the village destruction and massacre under the devil’s super magic, some sort of mighty witchcraft that even the royal troops repeatedly failed to eliminate.

That year, as Ly Thong was the victim, both his cruel mother and he cried pitifully, awaiting their eternal separation. One afternoon, while wandering senselessly to the edge of the jungle, Ly Thong saw the robust Thach Sanh sitting under a banyan tree. He cunningly approached to get acquainted, and acting like a gentleman, he convinced Thach Sanh to become his sworn brother and share his lonely life next to his widowed mother at his house. Moved by his false warmth, Thach Sanh sincerely accepted his proposal, totally unconcerned about his being cheated by a deceitful person.

Ly Thong took Thach Sanh home and introduced him to his mother, who intuitively guessed his scheme. She wily treated Thach Sanh with sweet words, new clothes, and an extravagant meal while showing her fake tender compassion for his lonesome orphanhood and her great care of him.

On the day of his sacrifice, Ly Thong made up a fever by lying in bed under heavy blankets and calling Thach Sanh in to talk.

“I’m required by the royal court to be on guard at the sacred shrine tonight,” he feebly said. “Please go there for me.”

Thach Sanh gladly accepted his request without suspicion. It was dark when he took his hammer, went straight to the dangerous temple, next to a horribly fishy marsh, and sat down on the porch.

Meanwhile, Ly Thong and his mother coolly spent their time in joy, and behaved awfully mean. They firmly believed Thach Sanh would die this time, sparing them the wasteful care for a useless person.

As for Thach Sanh, he suddenly heard strong and cold winds blowing at midnight with an unbearably offensive odor. When he saw the python appear with its sharp tusks and claws ready to grasp him in its mouth, he swiftly evaded then struck back with his hammer. The battle turned furious, so much that dirt flew profusely everywhere and the ground trembled, with the demon using all its cruelest magical tactics to beat the honest and kind young man.

Nevertheless, Thach Sanh stood fast against all devilish magic attempts and successfully beheaded the demon after midnight, turning the demon back to its original shape of a huge python with a giant head and trunk. Thach Sanh cut open its belly, intending to take its bile to cure Ly Thong’s malaria, but to his dismay, the organ had been destroyed during the fighting. Instead, he found three copper arrows and a bow. Thach Sanh put it on his shoulder, held his hammer in one hand, and carried the python head with the other to go back to Ly Thong’s house.

Ly Thong and his mother heard Thach Sanh call from the gate early at dawn. Believing his soul had come for revenge, they fearfully bowed hard and vowed to observe his death anniversary properly. As a simple and honest man who never doubted their cruel plot of sending him to death, he cooly told them how he had killed the python and threw its head over the gate to the yard. Only then did they trust him and open the gate for him. Again, Ly Thong evilly made up a story to threaten Thach Sanh.

“The python is the king’s pet,” he said. “Your killing it will enrage him and place you in big trouble. Now, as sworn brothers, I’ll take care of it. What you need to do is rush back to the jungle and be at ease. We can buy your life with gold. You must leave at once! We’ll be reunited again after having solved this case.”

Thach Sanh trusted Ly Thong, emotionally thanked him and his mother, then left for the jungle with his hammer.

At dawn, Ly Thong went to beat the communal house drum repeatedly to inform about the python’s killing. The whole village was so overjoyed at the new peaceful life that a party with beef and was held to saintly revere Ly Thong. Ten youngsters were chosen to carry the demon head and escort Ly Thong to the capitol.

The long, rugged roads and the unusual giant burden soon exhausted the young carriers, who eagerly needed to take a rest to Ly Thong’s rage.

“You’re a herd of naughty parasites,” he scolded them. “I’ve killed the huge python by myself and easily carried its head to the village. Those lazy dogs among you who faked complaints of hardship will end up dying in prison. Understand?”

The frightened youngsters had to stand their hardship until the end. In the royal court, the king and his officials overwhelmingly praised Ly Thong as a supernatural genius and made him the top commander of the royal army.

It happened that the king was finding a husband for his youngest teenage daughter, a perfect beauty admired by many deserving youths but without reward. One day, while she was leisurely walking in the royal garden, a huge eagle suddenly carried her away and was seen by Thach Sanh. He left the spot where he was enjoying fresh air under a secular tree to gaze at the dangling girl beneath the bird and use his bow to shoot an arrow at its wing, causing it to lose its balance and disappear on the mountaintop. He quickly followed the bird blood’s trail amid high rocky walls to a deep cave with blood at the opening. As he was certain that this was the den where the demon eagle kept its victim, he went home to think of a good plan for her rescue and also for the recovery of his copper arrow.

Meanwhile, the seriously heartbroken king tried his best to get help from all his subordinates for the urgent rescue of his daughter. The only candidate available was Ly Thong, due to his superior talent in the python death case. The king was respectfully reported by the Prime Minister:

“Your Majesty,” said he on behalf of his royal staff, “we believe no one but General Ly Thong can assume this difficult task of rescuing the princess, as proven by his successful killing of the python demon.”

The king agreed and Ly Thong was immediately ordered to carry out the duty, on the promise that he would become the king’s son-in-law as a reward for his success.

Ly Thong gladly accepted the job, thinking he could ‘easily get Thach Sanh to do it for him.’ He kneeled down to ask the king’s permission to go home to say goodbye to his old mother first.

With only ten close servants he said he needed to carry the princess home, he left the capital for the jungle, instead of his home, to await Thach Sanh under his banyan tree. At dusk, Thach Sanh returned from the market and was tearfully happy to see his sworn brother Ly Thong. After talking about many things, including his mother’s good health, Ly Thong informed Thach Sanh of his made-up story:

“I had to sell all my properties to pay for your killing of the python, but thanks to my military victories, I was made a general. However, I kept missing you and wishing us to be reunited to enjoy the rich life together.”

Thach Sanh was really moved, but as a man born and growing up in the jungle, he did not want to leave it for the crowded city. Besides, since he had never served the royal court, he did not want to be attached to it, lest he would feel uneasy with dependency. Ly Thong cunningly tried to convince him of the comfort to travel between the jungle and the capital, especially of their serving the king together.

He then told Thach Sanh about the great award in rescuing the king’s princess, who was being dangerously held by a huge eagle.

Thach Sanh gladly led the way to the bird’s deep cave. Once there, he suggested a rope be tied around him to drop him down the cave and pull him up afterwards. Ly Thong happily agreed.

Down the case, Thach Sanh found it quite large and luxurious with shining pearls and bright jades.

He saw lying on a huge bed an unusually weird giant creature with a human body and a bird head groaning loudly in pain from a wound on an arm. He also saw his copper arrow at the bed’s leg, next to a corner where the princess was crying bitterly. He swiftly severed the demon head with his hammer, instantly turning the headless creature into a dead eagle. He hurriedly tied the princess to the rope around him and shook it for Ly Thong to pull up. As soon as she appeared, Ly Thong ordered his men to take her away and fill the cave with rocks, deliberately burying Thach Sanh alive.

Nature, however, was always fair to good men. Thach Sanh tried to venture deeper inside where he saw a handsome young man in an iron cage. After being freed, he told Thach Sanh he was the Water King’s son and gratefully invited him to visit his father’s underwater kingdom, with a suggestion that Thach Sanh accept only a string instrument as reward and absolutely nothing else.

The prince led Thach Sanh through the water to meet his father who was overjoyed to see his return. He graciously thanked Thach Sanh for his rescue and awarded him pearls, jades, and other things, which Thach Sanh politely refused all except a musical instrument. He took it and left for his peaceful life in his hut under the banyan tree, ignoring the proverb “heroes and beauties could have hard fates”. The implication was that anyone, mandated by heaven to assume an important duty, had to overcome many hardships before getting it.

Thach Sanh’s first challenge was to deal with the revenge of the python and eagle’s souls that were unable to reach the Peace Land. They appeared in Ly Thong’s dream to instigate him to steal the king’s precious items then conceal them in Thach Sanh’s hut. Ly Thong did, and based on the evidence, he had Thach Sanh arrested and judged by him on the king’s order. A wily and ungrateful man, Ly Thong ruthlessly put Thach Sanh in a dark prison with no food and water, forcing Thach Sanh to die quietly so he could fully claim the accomplishments of killing the demon and the eagle to rescue the princess.

With nature’s network omnipresent and efficient, Heaven’s fairness became eternal while its rule of cause and effect was always perfect. Melon plants produce melons, never peanuts. For Thach Sanh, the honest and kind victim of injustice, he only felt sad to be imprisoned by someone’s ingratitude. To ease his mind, he took the string instrument and started to play when, to his surprise, he vaguely heard human voices from afar:

La la la la
Who brought the princess out of the cave?
Ly Thong! Damn Ly Thong!
Why did you so ungratefully behave?

As for the princess, after her welcome back to her royal home, she remained sad, anxious, and careless about her health. She also suffered a critical sickness that made her dumb, deaf, and speechless. Medical experts failed, so did highly able hermits, in their effort to pray for the princess’ recovery. Nevertheless, just when Thach Sanh’s musical sounds started, she instantly felt totally normal with her merry laughing and talking. She even asked her king father to send for the musical player.

Extremely joyful at his daughter’s recovery, the king promptly ordered for Thach Sanh to show up. She promptly recognized him as her rescuer and demanded that he be properly rewarded. She also disclosed Ly Thong’s disloyalty and pleaded her father to severely punish him. The confused king had to convene all his court to a confrontation between Thach Sanh and Ly Thong.

Based on their thorough investigation and interrogation, the officials found that “Ly Thong was a real coward with no martial talent and formal education, merely a dishonest tax collector who used public properties as his own and, after quitting his public job, abused his sweet language to cheat in his trade. On both cases of killing the demon python and evil eagle, he simply robbed his sworn brother Thach Sanh’s achievements, and worse, craftily plotted to fatally harm him.”

The king then ordered to behead both Ly Thong and his mother, but due to his sworn loyalty, Thach Sanh pleaded for their pardon. On their way back to their old village, they were struck dead by a thunderstorm. Ly Thong was transformed into a terribly ugly beetle, hated by everyone.

Thach Sanh married the princess and the couple lived happily together in the love and esteem of the whole royal court.

It happened then the neighboring king in the North, based on his large territory and strong army, start to invade our country. On the enemy’s arrival at the border, Thach Sanh immediately pleaded the king to let him go fighting, with his hammer. He found no challenge, despite the enemy’s big power and mass, and had furiously made the Chinese frightful troops flee away to save their heads. At dusk, he played the string instrument with nostalgic tunes to destroy their morale so bad they could not fight and had to leave in defeat.

The country was in peace again, and the people resumed their happy life. The old sonless king decided to choose a perfectly good day to make Thach Sanh his successor to the throne.

Under the new reign, blessed with nice weather and peace, happiness came to everyone in the country, with children well raised, adults employed, and seniors nicely dressed without hardship. Thach Sanh deserved to be an ideal national ruler.

 

LỜI BÀN:

Trải nhiều thế hệ, người Việt Nam luôn luôn phải đề cao cảnh giác trước nạn xâm lăng với chủ trương đồng hóa của người Hoa phương Bắc. Mỗi lần xâm chiếm nước ta, người thực dân phương Bắc luôn luôn tìm đủ phương cách tàn phá, xóa bỏ văn hóa Việt. Họ đốt phá đền đài, bi chú; sách vở của ta phần bị họ đốt, phần bị tịch thu đem về Tầu. Để đối phó với hành vi ấy, người Việt từ xưa đã khôn ngoan tồn trữ văn hóa dân tộc vào văn chương truyền khẩu. Đó là một thành trì văn hóa bất khả xâm phạm, đã tàng trữ trọn vẹn dân tộc tính, dân tộc tình. Một phần, nhờ ở thành trì này mà qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, giòng giống Việt không bị diệt chủng.

Nơi chuyện Thạch Sanh, có thể nhận thấy những điểm sau:

1. Người Việt lấy tình yêu thương làm nền móng cho mọi suy tư, sinh hoạt.

2. Trong cuộc sống, người Việt không có giai cấp đấu tranh mà chỉ có đấu tranh giữa thiện và ác.

3. Đặc biệt luân lý xã hội Việt Nam không phân chia giai cấp xã hội. Nhân phẩm xác định giá trị cao thấp của con người.

4. Từ rất xưa, nước ta là một nước có lãnh thổ (sự kiện Thạch Sanh đánh đuổi ngoại xâm)

5. Triều đình chân chính từ xưa là cơ quan trung ương bảo đảm an ninh và hạnh phúc đích thực của người dân. Không phải là tập quyền bóc lột.

6. Trong cuộc sống, từ rất xưa, người Việt đã biết trồng trọt ngũ cốc, đã có sinh hoạt kinh tế bán buôn, không phải man di như người Tầu thường rêu rao phỉ báng.

7. Nghệ thuật đem cái đẹp hiến dâng cho người chiêm ngưỡng là giá trị cao cả của ngành thẩm mỹ. Nghệ thuật càng cao cả hơn khi đem cái đẹp làm đẹp lòng người, khiến người phản tỉnh, gạn đục khơi trong cõi lòng mình để chính cõi lòng trở nên thanh khiết, đẹp đẽ. Điều này có trong chuyện cổ tích Thạch Sanh.

Thạch Sanh là ai? Dĩ nhiên trong lịch sử ta không hề có vua nào tên là Thạch Sanh. Thực ra, Thạch Sanh không là ai cả mà chỉ là mẫu người lý tưởng, tâm hồn tuyệt vời trong sáng trong một thân thể hùng tráng yêu đời, yêu người, yêu nước, yêu dân. Đó là gương mẫu của mọi thanh niên Việt Nam.

 

COMMENTS:

Generations after generations of Vietnamese have had to be constantly watchful against invasions by the Chinese in the North, including their assimilation attempts. They always tried their best by all means to destroy and wipe out our Vietnamese culture. They cruelly burned our temples, epitaphs, and books, or took most of these to China. To deal with their barbaric acts, ancient Vietnamese had wisely found a way to preserve our culture through our oral literature, accumulating it into a solid mental castle for our national character and emotion. Thanks partly to this folklore treasure that despite numerous national upheavals, our Vietnamese race still kept from being eradicated.

This legend of Thach Sanh brings up some points below:

1-The Vietnamese people base all their thoughts and activities on love.

2-There’s actually no class struggle among them, only the fight between good and evil.

3-Ethically, there is no social class division. It’s the personality that determines men’s value.

4-Vietnam already had its own territory long ago (proved by Thach Sanh’s defeat of Chinese invaders).

5-The legitimate royal court used to be the central agency that provided the real security and happiness for the population, not an exploitative dictatorship.

6-The Vietnamese people had long ago known how to grow cereals and do economic and trade activities, not barbaric as the Chinese often loudly and mockingly ballyhooed.

7-The art of offering the beauty to admirers for their appreciation is a lofty aesthetic value. It is loftier when beauty is used to please human beings, improve their nature, and provide them with the best possible to help purify and beautify their soul. These attempts appear in Thach Sanh legend.

Who was Thach Sanh? In fact, there was no such king Thach Sanh in our history. He was actually an ideal model with a perfect and clear mind in a strong and optimistic body ready to love life, men, his country, and his people. He represents the example for all Vietnamese youth to follow.

 

o O o

MỤC LỤC

RẮN BÁO OÁN

Chuyện kể về vụ án di tộc ông Nguyễn Trãi. Ông là một nhân vật lịch sử hiển hách trên cả lãnh vực lập công, lập đức, lập ngôn mà bị thảm họa chu di ba họ. Thuyết ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ; thuyết nhân nào quả ấy, nếu đem áp dụng vào trường hợp ông, khiến óc phán đoán không khỏi phân vân.

Sách, sử viết về ông rất nhiều, dân gian truyền tụng về ông khắp nơi. Tất cả đều bao hàm thái độ cung kính với tình mến thương cảm phục.

Trước khi kể chuyện cổ tích, truyền tụng trong dân gian về ông, chúng tôi xin trích ra ít hàng của những danh nhân trong lịch sử nước nhà đã nhận định về người anh hùng kinh bang tế thế, hết lòng vì dân vì nước:

– Danh sĩ Nguyễn Mộng Tuân, đậu Thái học sinh (tiến sĩ) cùng khoa với ông, đã viết:

“Hoàng các thanh phong ngọc thư tiên,
Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền.”

Nghĩa là: “Ông ngồi trong gác vàng, gió mát hiu hiu, trông như tiên ông ngồi trong lầu ngọc. Tài kinh bang tế thế của ông đã đem lại vinh quang cho đất nước, từ xua chưa có bao giờ.”

– Danh sĩ Nguyễn Tử Tấn, đậu Thái học sinh cùng khoa với ông, đã viết:

“Ưu du lễ nhượng, an nhân trạch,
Xuất nhập khiêm cung, lạc tính thiên.”

Nghĩa là: “Thung dung khiêm nhường, lấy lễ mà cư xử, luôn luôn sống bằng nhân ái (ở yên trong căn nhà nhân ái). Ra vào nhún nhường kính cẩn, vui với tính trời.”

– Sử gia danh sĩ Phan Phù Tiên đã viết:

“Ấu học tráng hành, hành thử đạo
Sinh tri tiên giác, giác tư dân.”

Nghĩa là: “Ông là bậc đã thực hành đúng đạo: bé học để hiểu biết, lớn đem hiểu biết ấy ra mà thi hành, Ông bẩm sinh đã ý thức điều phải trước mọi người, đem ý thức ấy mà giác ngộ người dân.”

– Vua Lê Thái Tông viết: “Tiên sinh giúp đức tiên khảo ta (cha ta) thay trời, làm việc, sánh cùng Thượng Đế.”

– Vua Lê Nhân Tông viết: “Ông Nguyễn Trãi giúp Đức Thái Tổ dẹp loạn, giúp Thái Tông xây nền thái bình, luôn luôn hết dạ trung thành. Văn nghiệp và đức nghiệp của ông, các danh tướng bản triều không ai có thể sánh bằng. Không may, một người đàn bà gây biến để bậc hiền nhân mắc họa thảm thương.”

– Vua Lê Thánh Tông viết: “Lòng dạ Ức Trai ngời sáng như sao khuê.”

– Lê Bá Cung, danh Nho triều Nguyễn viết: “Ức Trai tướng công là một bậc đại nho, một đấng trung thần, sự nghiệp cao dầy khắp thiên hạ, văn chương vang rền đến muôn đời.”

Dân gian truyền tụng về ông với tấm lòng người dân ngưỡng mộ anh hùng, không ghi chép thành văn, truyền miệng đến nay hơn sáu trăm năm, hẳn có giá trị đáng tin cậy và suy ngẫm.

AVENGING SNAKE

This is the story about Nguyen Trai and his tragic three-family extermination. He was a glorious hero in the nation’s history, lofty beyond his public achievements, perfect ethics and speeches; yet, he suffered the worst punishment. The concept of fairness in the ‘cause and effect’ practice deemed confusing in his case.

Innumerable books and popular tales have been widely produced primarily to express respect and tender admiration he deserved.

Besides legends and popular folklores about Nguyen Trai, our superb hero and dedicated patriot, below are exceptional excerpts from the perception about him of some of our national famous historical celebrities:

– Famous scholar Nguyen Mong Tuan, his doctorate peer, had two succint verses in old Vietnamese characters, implying:

“Sitting in a gold palace with light breeze
Like a fairy senior in a pearly mansion.
You use your superb talents to bring
Unprecedented glories to our nation.”
(rough translation)

– Famous scholar Nguyen Tu Tan, another doctorate peer, also had two succinct verses below, implying:

“Easy and humble, you behave with civility
And always live a life of humanity,
While maintaining respect and humility
You enjoy nature in pleasant dignity.”
(rough translation)

– Famous scholar and historian Phan Phu Tien wrote:

“You gained knowledge in childhood
To apply it widely in your adulthood;
You intuitively learned the rightness early
And used it to enlighten everybody.”
(rough translation)

– King Le Thai Tong wrote: “Your help to my father’s performance of his mandate rule was comparable to God’s.”

– King Le Nhan Tong wrote: “Mr. Nguyen Trai helped to defeat the rebels and build peace, always with a remarkable loyalty. His literary talents and ethical achievements were superb even to our current famous generals. Unfortunately, such an exemplary life was ruined by a woman.”

– And King Le Thanh Tong wrote: “Nguyen Trai’s heart always shone like the brightest star.”

– Besides, famous scholar Le Ba Cung of the Nguyen dynasty wrote: “General Nguyen Trai was a great scholar and loyalist, whose lofty career and literary talent would persist forever.”

Admiration from the population for his heroism has been found plenty in unwritten folklores through oral spread and transmission over the last six centuries, deserving trust and consideration.

Một Giọt Máu Rắn Thấm Ba Tờ Giấy

Tương truyền khi chưa phò người anh hùng áo vải Lam Sơn, xua quân cường Minh ra khỏi cõi bờ, Nguyễn Trãi ẩn cư nơi thôn dã sinh nhai bằng nghề dạy học. Ông tuổi còn trẻ mà đã xứng đáng là một bậc lương sư, hết lòng hết dạ đem kiến năng truyền thụ cho các môn sinh. Các học trò đều rất mực kính yêu, coi ông như cha mình vậy.

Nhà ông ở, vườn rộng hoang phế đã lâu. Trong vườn có một cái gò khá lớn, cây cối um tùm, cỏ mọc tràn lan. Một hôm ông chỉ gò mà bảo với học trò:

– Mai các anh giúp thầy một tay, đốn cây giẫy cỏ đồi kia mà dựng một ngôi nhà học để thầy trò có chỗ thoáng mát cùng nhau luận bàn kinh sử thi thư.

Học trò vâng lời. Đêm ấy ông ngồi đọc sách, suy tính Thái Ất, nghiền ngẫm lược thao. Gần sáng, ngủ gật bên án thư lúc nào không hay. Trong giấc ngủ thiu thiu ông mơ thấy một người đàn bà gầy ốm xanh xao, mặc toàn đồ trắng, đến lễ độ mà rằng:

– Thưa ông, nhà tôi ở gò trống vườn ông. Tôi vì mới sinh, chân tay còn bấy, chưa đủ sức dọn nhà đi nơi khác. Mong ông thương xót mẹ con tôi, rộng lòng hoãn cho dăm bữa, chân tay tôi cứng cáp, sẽ xin dời đi nơi khác, chừng ấy hãy phát gò lợp nhà học, thì mẹ con chúng tôi đội ơn ông lắm.

Khi ông tỉnh dậy, mặt trời mọc đã lên cao. Ông vội ra gò thì học trò đã đốn cây giẫy cỏ quang đãng. Ông hỏi:

– Các anh có gặp chuyện gì lạ không?

– Bẫm thầy không, duy chỉ có cái hang rắn trắng, chúng con chém nó cụt đuôi, rắn khuất khúc chạy thoát, để lại hai quả trứng.

– Trứng đâu? Cho thầy xem.

Học trò đưa trứng rắn ra trình, ông đem về mà ấp. Trong lòng áy náy mãi. Đêm ấy canh hai, ông đang chong đèn đọc sách, chợt có một con rắn trắng to khác thường, trườn qua ngưỡng cửa, leo lên sà nhà mà nhỏ xuống một giọt máu trúng vào chữ đại ở trang sách ông đang đọc. Máu rắn thấm qua ba trang giấy. Ông trầm ngâm buồn, hiểu rằng con rắn muốn báo thù ông đến ba đời.

Về hai trứng rắn, đến ngày đến tháng nở được hai con, một dài một ngắn. Ông đem thả xuống sông Tô Lịch. Người ta đồn rằng hai con rắn ấy chính là Ông Dài, Ông Cụt thần của giòng sông.

 

A Snake Blood Drop Permeating Three Pages

According to legends, prior to his serving the Lam Son peasant hero to rid the country of the Ming invaders, Nguyen Trai used to be a hermit teacher in a rural area. In spite of his young age, he had obviously been an extremely conscious educator who tried his best to transfer all his knowledge to his students. As a result, they fully respected and loved him like their own father.

His house was in a long neglected large garden with a big mound where heavy bushes and weeds grew against one another. One day, Nguyen Trai showed it to his students and said:.

“Please help me clear that small hill tomorrow for our study facility, where we can comfortably conduct discussions about historical and literary books together.”

The students obeyed. That night, while he was reading about macrocosmic predictions and thinking about strategies, he fell asleep nearly at dawn. He had a dream and saw a thin and pale woman dressed in white come to greet him politely.

“Sir, my family is living in the empty mound in your garden. I’ve just had a baby, and I’m too weak to move out. Please kindly delay your project for just a few days to allow me to be strong enough to move away for your study facility. We’ll be very grateful to you forever.”

He woke up late, long after sunrise, and immediately went to the mound only to surprisingly see it completely cleared.

“Has anything strange happened?” he asked his students.

“No, Sir! By accident, we severed a white snake’s tail, causing it to creep away in pain and leave behind two eggs.”

“Where are they? I want to see them.”

He took the eggs home for hatching, feeling uneasy. Around midnight, while he was reading beside a lamp, an unusually large white snake crept over the door top to a rafter above him and let a blood drop fall right on the character ‘family’ of his book, with the red stuff permeating through three pages. He sadly understood the snake’s revenge on three families of his.

As for the eggs, they duly produced two baby snakes, one long and one short. He released them in the To Lich river and they were rumored later to become the Long Genie and the Short Genie.

Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần

Ông Trần Nguyên Hãn là anh con cô con cậu với ông, để tránh né con mắt cú vọ của giặc Minh đã ẩn danh bằng nghề bán chiếu.

Một đêm kia, Trần công lỡ độ đường, phải ghé qua đêm ở đền Chèm, tức đền làng Thụy Hương, thờ Hy Khang Đại Vương Lý Ông Trọng. Nửa khuya thấy có vị thần làng bên đến rủ Đại Vương đi chầu Thượng Đế để nghe phán về tình hình nước Nam.

Vương chối từ:

– Đêm nay có Trần Quốc Công ghé đền, tôi phải tiếp đón. Vậy ngài đi chầu, có tin gì về cho tôi hay.

Canh năm gà gáy, vị thần đi chầu Thượng Đế trở về, ghé đền mà rằng:

– Thượng Đế thương người nước Nam văn hiến nhân luân ngời sáng, mà bấy nay bị chìm đắm trong cảnh nô lệ lầm than, nên ngài đã quyết định khiến Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm bầy tôi cột trụ, ổn định càn khôn, thay trời mà đem hạnh phúc đến cho cuộc sống người dân.

Trần công đem chuyện ấy nói cho Nguyễn công biết, lại khuyên đến đền Chèm mà hỏi cho minh bạch chi tiết. Nguyễn công y lời, đến đền thắp nhang cầu mộng, được Hy Khang Đại Vương báo rằng:

– Thiên cơ bất khả lậu. Chị Tiên Dung ở đầm Nhất Dạ cũng rõ chuyện này. Đàn bà có tiết lộ bí mật thiên đình Thượng Đế cũng không nỡ quở phạt. Vậy ông hãy đem một vạn vàng vó đến mà lễ, chị ấy thế nào cũng kể cho đầy đủ chi tiết.

Ông làm theo mà cầu mộng với công chúa Tiên Dung. Đêm nghe công chúa gọi mà bảo rằng:

– Nguyễn Trãi! Nguyễn Trãi! Sao còn ở đây? Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần, còn chưa biết sao?

Ông hỏi Lê Lợi là ai? Hiện đang ở đâu? Công chúa chỉ đáp:

– Hãy đến rừng núi Lam ở Thanh Hoa mà tìm ắt gặp.

Nguyễn Trãi rủ Trần Nguyên Hãn đến Lam Sơn. Hai ông gặp một nông phu mặc áo cánh nâu, quần thâm, xắn lên quá gối, đang vác cầy dắt trâu ở cánh đồng về, bèn chận lại mà thăm hỏi:

– Này bác, xin chỉ dùm chúng tôi nhà ông Lê Lợi.

Bác nông phu cười dễ dãi:

– Dạ, tôi chính là Lê Lợi, hai ông tìm đến gặp tôi có việc chi?

Người ấy vóc dáng như hổ, tiếng nói trầm ấm, mắt sáng như sao, tuy đang lam lũ, ăn mặc xuềnh xoàng mà cũng toát ra uy lượng khác thường. Hai ông Nguyễn, Trần tỏ lòng kính cẩn thưa:

– Có việc quốc gia đại sự, muốn đem gan ruột mà trình cùng ngài.

Lê Lợi đáp thành thật:

– Tôi là nông dân ở chốn hẻo lánh quê mùa, tháng năm lo việc cuốc bẫm cày sâu, tài mỏng biết nông, có đâu dám bàn quốc gia đại sự! Chắc là hai ông đã tìm lầm người rồi.

Nhận thấy hai người có vẻ lưỡng lự tần ngần, Lê Lợi vốn hiếu khách, cởi mở mời về nhà:

– Trời đã xế chiều, xin mời hai ông về nhà tôi ngủ. Nhân ngày mai là giỗ thân phụ tôi, mời hai ông ở lại dùng cỗ.

Hai ông vâng lời. Hôm sau Lê Lợi cho giết lợn làm cỗ. Kẻ ra người vào tấp nập. Họ đều là những nông dân cường tráng, khiêm cung mà chất phác. Hai ông cũng xuống bếp phụ giúp. Chợt thấy Lê Lợi cầm dao, thái thịt sắp cỗ cúng cha, vừa thái vừa ăn. Nguyễn Trãi bèn bảo Trần Nguyên Hãn:

– Anh em ta bị bà Tiên Dung đánh lừa rồi.

Ra đến ngoài đường, Nguyễn Trãi nói:

– Phong thái như thế, không thể làm minh chủ.

Trần Nguyên Hãn đồng ý:

– Đúng vậy. Ăn trước rồi cúng cha sau, lễ nghĩa không biết, làm sao dẫn dắt muôn dân!

Rồi hai ông đến đền thờ công chúa Tiên Dung mà đòi vàng lại. Đêm ấy công chúa báo mộng cho rằng:

– Mệnh trời đã định, Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần, không thể đổi thay. Thiên tinh chưa chiếu, khí tượng thiên tử của Lê Lợi chưa phát. Sao không biết đợi?

Hai ông trở lại Lam Sơn đến nhà Lê Lợi xin làm tá điền. Ở được một năm, theo dõi hành vi Lê Lợi rất kỹ. Ban đầu thấy Lê Lợi mỗi khi đi chợ về thường mua rượu và dầu. Rượu nhiều dầu ít. Về sau, ông đi chợ về mua dầu nhiều hơn rượu. Biết là có gì thay đổi trong đời sống họ Lê. Thì ra Lê Lợi đã được thanh gươm thần cùng sách vở về binh pháp.

Một đêm, không thấy Lê Lợi ở trên giường ngủ, Nguyễn Trãi cùng Trần Nguyên Hãn đi vào rừng mà tìm. Lên cao nhìn khắp bốn phía, thấy trong cửa núi, nơi nhà sàn có ánh lửa sáng, đoán là Lê Lợi đang ở đó. Hai ông đến mà rình xem, thì quả đúng là Lê Lợi đang cùng Lê Thụ tính số Thái Ất. Lê Lợi luận rằng: đến năm Hợi mới có thể dấy binh nhân nghĩa. Nguyễn Trãi bèn nói to vào trong:

– Ngài đã tính sai rồi.

Lê Lợi tuốt kiếm bước ra, Nguyễn Trãi thưa:

– Tôi theo chúa công bấy nay cũng chỉ là đợi việc này thôi.

Lê Lợi tra kiếm vào bao, hỏi:

– Ông biết tính số Thái Ất sao?

Nguyễn Trãi đáp:

– Chúng tôi được Băng Hồ Tướng Công Trần Nguyên Đán truyền thụ phép tính này. Tôi là cháu ngoại ngài, anh Trần Nguyên Hãn đây là cháu nội ngài, là anh cô cậu của tôi.

Lê Lợi mời hai ông vào nhà sàn cùng ngồi mà tính số. Nguyễn Trãi tính ra năm Dậu khởi binh mới đúng. Điều này gia phả họ Lê, chi ông Lê Thụ có ghi rõ ràng.

Từ đấy, hào kiệt các nơi kéo về Lam Sơn rất nhiều. Lê Lợi ngoài việc suy xét phép lược thao, còn hậu đãi tân khách, đem gia tư giúp kẻ cơ hàn, nuôi quân dưỡng tướng. Giữa mùa xuân năm Bính Thân, cùng với mười tám vị tướng quân đến đền làng Lũng Nhai, tức làng Lũng Mi, tục gọi là làng Mé, thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoa (sau vị vợ vua Minh Mệnh tên là Hoa nên mới đổi Thanh Hoa ra Thanh Hóa) kết nghĩa anh em, thề một lòng vì dân vì nước đánh ngoại xâm.

Nguyễn Trãi lại sai lấy mỡ viết lên lá cây rừng câu “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi). Kiến ăn mỡ, đục lá cây, người dân nhặt được, càng tin mệnh trời hướng về họ Lê, nên kéo nhau đến Lam Sơn đầu quân rất là đông.

Sau mười năm các ông quét sạch quân thù, nước nhà độc lập, dân nhà tự do, cuộc dân sinh thật là thịnh vượng hạnh phúc chan hòa đến cả những thôn cư hẻo lánh xa xôi.

Tương truyền khi quân núi Lam toàn thắng, trong đám tướng giặc bị cầm tù có tên Hoàng Phúc giỏi về địa lý. Hoàng Phúc có thưa với Nguyễn Trãi rằng:

– Mã tổ nhà tôi ở vào mạch đất có Xá Văn Tinh, chỉ nội một trăm ngày, thế nào tôi cũng được thả. Thấy ông là người tài ba quán thế, nhân đức hơn người, đối với kẻ bị cầm tù có lòng thương xót, nên tôi cảm phục mà thưa: tôi đã xét qua mạch đất Nhị Khê nhà ông, Nhị Khê mạch đoản, họa thảm chu di (mạch đất Nhị Khê ngắn, sẽ gặp tai họa thảm khốc là bị giết cả ba họ).

Nguyễn Trãi cám ơn mà rằng:

– Đa tạ tấm lòng tốt của ông. Nhưng tổ tiên ta vì ưa cảnh đẹp Nhị Khê mà chọn. Lòng ta ăn ở với đất trời, có đâu mạch đất mà hại nổi.

 

Le Loi As King, Nguyen Trai As Advisor

Tran Nguyen Han, a cousin of Nguyen Trai, lived in disguise as a sedge mats trader to evade the Chinese hawkish surveillance.

One night, he inadvertently had to sleep in the shrine Chem, a Thuy Huong village temple for Great King Hy Khang Ly Ong Trong. Around midnight, he saw a neighboring village genie come to invite the king to go hear God speak on Vietnam.

The King refused:

“I’m sorry. Sir Tran is here and I have to look after him. Please go ahead, and tell me later what God has said.”

Just before dawn, the genie returned to the shrine to report to the king:

“God expressed his love for the Vietnamese shining humanity and civilization that had suffered hard from a ruthless domination. Therefore, God decided to make Le Loi a king and Nguyen Trai his primary advisor. Together, both would to carry out his mandate of getting the land stablized and the people happy.”

Tran Nguyen Han disclosed the story to Nguyen Trai and advised him to make a personal visit to the Chem shrine to learn more. He did and, through his incense praying, King Hy Vuong appeared in his dream.

“Heaven’s secrets are undisclosable; yet, Princess Tien Dung at the Nhat Da pond knows them,” the king said. “As God is often tolerant to women, she’ll be fine. Go present her with valuable offerings, and she’ll let you know in detail.”

Nguyen Trai prayed Princess Tien Dung as advised and heard her call his name during the ngiht.

“Nguyen Trai! Nguyen Trai! Why are you still here? Haven’t you learned Le Loi would be king and you, his advisor?”

He asked the princess who Le Loi was and where he was?”

“Go look for him in the Lam Son Mountain in Thanh Hoa.”

Nguyen Trai asked Tran Nguyen Han to go with him to Lam Son. They saw a peasant, in a brown sleeveless shirt and dark pants rolled above his knees, go home with a plow and a buffalo..

“Please kindly show us the house of Le Loi,” they asked him.

He replied with a nice smile:

“I’m Le Loi myself. May I ask why you both want to see me?”

Despite his simple working clothes over a robust body, his warm voice and starry bright eyes showed him like an unusually grand person, forcing them to treat him with respect.

“Sir, we have great national concerns that we need to disclose to you.”

Le Loi sincerely said:

“I’m just a peasant in a secluded rural area, busy all year round with farming works. With my modest talent and knowledge, I’m quite unfit for great national service. Maybe you’ve mistaken.”

To their hesitation, he quickly showed them his hospitality by inviting them to spend the night at his home.

“It’s already late,” he said. “By the way, tomorrow is my father’s death anniversary. Please stay to share our offerings.”

They gladly accepted. The next day, they saw Le Loi give order to kill pigs for the feast, while numerous strong, humble, and rustic peasants were helping. They went to the kitchen to help too; yet, they were astonished to see Le Loi slice the pork intended for his father and eat it. Nguyen Trai quietly told Tran Nguyen Han:

“We were deceived by Tien Dung.”

When they were out on the road, Nguyen Trai said:

“That kind of personality can never be a perfect ruler.”

Tran Nguyen Han agreed.

“Right!” he said. “It’s wrong for him to eat the food offered to his father without proper rites. How can he be a national leader?”

They returned to Tien Dung shrine with the intent to reclaim their gold offerings. She told them in their dream:

“It was a celestial mandate! Le Loi will be king, and Nguyen Trai his advisor. No change is possible. His right time for his kingliness has yet to come. Can’t you wait?”

The two cousins returned to Lam Sơn and asked to serve as Le Loi’s tenants. After one year of carefully observing his activities in secret, they found whenever he went shopping at the market, he bought wine and oil, more wine than oil; yet, it was the reverse afterwards. They guessed his life had changed, as they learned he had possessed a sacred sword and many military books.

One night, finding that Le Loi was not in his bed as usual, they went to the jungle and stood on a high spot to look around. From the light coming out of a house on stilts, they saw Le Loi there. They quietly approached and peeped inside, stunned to see him studying a macrocosmic book with another man, Le Thu. Just then, he claimed the resistance could start only in the year of the Pig.

“Sir, you have miscalculated,” Nguyen Trai yelled inwards.

Caught by surprise, Le Loi took his sword and stepped out.

“Sir, I’ve followed you a long time, just for this moment,” Nguyen Trai politely said. Le Loi replaced his sword and asked:

“You know macrocosmic predictions, don’t you?”

Nguyen Trai replied.

“General Tran Nguyen Dan personally trained me this method. I’m his maternal grandson, and here is his paternal one and my cousin, Tran Nguyen Han.”

When Le Loi invited them inside to work together, Nguyen Trai found out the revolt should correctly start in the Rooster year instead. (This was also mentioned in the family records of Le Thu.)

Patriots everywhere began to come to Lam Son in great numbers with Le Loi’s warm welcome. He also used his personal resources to help the needy and feed his men, besides planning military maneuvers. In mid-spring of the year Binh Than, he led eighteen generals to the temple of hamlet Lung Nhai, or Lung Mi, also Lang Me, of Ngoc Phuong village, Thuong Xuan district, Thanh Hoa province, to take their oaths to become sworn brothers, determined to free the nation and the people from the invaders.

Nguyen Trai ordered to use grease to write on forest dead leaves the phrase “Le Loi is king and Nguyen Trai his advisor.” After the words were eaten by ants, the leaves would turn into a type of ‘heaven’s mandate for Le Loi’, making him a chosen leader.

With a huge army of supporters and after ten years of hard resistance, Le Loi regained the country’s independence, allowing the people nationwide to enjoy freedom, prosperity, and happiness.

According to legends, following the great victory, Nguyen Trai learned that a geomancy expert named Hoang Phuc was among the captured soldiers. He was ordered to report to Nguyen Trai.

“Since my ancestors’ grave is on a perfect line underground,” Hoang Phuc said, “I’ll be freed within one hundred days. As you are a highly respectable man of talent and compassion, especially to prisoners, I’d like to disclose to you something, out of my admiration. It’s about your family’s Nhi Khe line being rather short, leading to an unavoidable tragic massacre in your families.”

Nguyen Trai gratefully replied:

“Thank you for your kindness. Nhi Khe was chosen by my ancestors for its beautiful sceneries. I’ve lived up to heaven’s guidance, and believe no terrain line can harm me.”

 

Cô Hàng Chiếu Gon

Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế tức Lê Thái Tổ. Nguyễn Trãi đứng đầu quan văn, Trần Nguyên Hãn đứng đầu quan võ.

Lê Thái Tổ khi sắp băng, dặn Thái tử Văn Hoàng phải kính yêu Nguyễn Trãi như cha mà vâng lời chỉ dạy. Thái Tổ băng, Thái tử nối ngôi, tức vua Thái Tông.

Những buổi tan chầu, Nguyễn Trãi thường thả bước ngắm cảnh Tây Hồ. Bữa kia gặp một người con gái gánh chiếu đi bán, dáng vẻ thanh tao, miệng hoa mày liễu, Quốc lão Quan Phục Hầu ngâm bỡn bốn câu:

Ả ở đâu ta, bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa, được mấy con?

Người con gái hạ gánh chiếu xuống, tươi cười đon đả mà họa lại rằng:

Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẻ.
Can chi ông hỏi hết hay còn?
Chồng còn chưa có, hỏi chi con?

Chẳng là người con gái thấy vị lão trượng đạo mạo mà còn có tính trăng hoa, nên họa thơ mắng xéo một cách xấc xược. Câu kết có ý là: tôi chưa có chồng thì làm gì có con cái được, mà hỏi. Nhưng có thể hiểu là: Ta chưa có chồng, con muốn hỏi gì đây?

Thấy cô duyên dáng tinh ranh, Quốc lão vui mà trách nhẹ:

– Cô tuổi còn nhỏ, có văn chương, đừng học thói chanh chua thất lễ với người lớn tuổi mà hại đến thiên tư.

Cô gái lễ độ:

– Vâng, quả con cũng hơi quá. Nhưng cũng không phải lỗi của riêng con. Cũng vì bài thơ của lão trượng ý không được nghiêm nên con mới trót lỡ lời.

Nguyễn Trãi cười:

– Phải! Cũng tại ta! Tại ta làm thơ bỡn cợt.

– Tiểu nữ dám hỏi lão trượng là ai?

– Ta là Quan Phục Hầu Nguyễn Trãi.

Người con gái sa nước mắt quỳ xuống bên đường mà thưa:

– Tiện nữ có mắt không ngươi! Đứng trước anh hùng mở nước mà không biết.

– Nàng đã quá lời! Người mở nước là đức Lê Thái Tổ. Ta chỉ là một trong những người theo phò tá ngài thôi. Nhưng sao bỗng dưng nàng lại thùy lệ?

Người con gái bèn kể thân thế nàng. Nàng tên Nguyễn Thị Lộ, cha mẹ anh em đều bị quân Minh tàn sát. Nàng sống sót, được hàng xóm tốt bụng nuôi làm con nuôi. Cha mẹ nuôi nghèo, sinh nhai bằng nghề dệt chiếu nhưng có văn học nên nàng cũng được theo đòi nghiên bút. Nay gặp anh hùng Nguyễn Trãi, chợt nhớ lại thảm họa năm xưa mà sa lệ.

Từ đó, Thị Lộ thường gánh chiếu ra Tây Hồ đón gặp Nguyễn Trãi mà đối đáp thơ văn. Ít lâu sau, cô gái tuổi mới trăng tròn lẻ trở thành thiếp của vị quốc lão.

 

Sedge Mat Salesgirl

After becoming Emperor Le Thai To, Le Loi made Nguyen Trai court head, and Tran Nguyen Han, top army leader.

Before he died, Le Thai To asked his son, prince Van Hoang, to respectfully obey Nguyen Trai as his own father. Soon, Van Hoang was crowned as King Le Thai Tong.

After works, Nguyen Trai usually strolled around the Tay Ho area. One day, he met a sedge mat salesgirl with a fine appearance and pretty face. Feeling joyful, he kiddingly addressed her with four verses:

“Sedge mat salesgirl, where’re you living?
Do you still have some left in your selling?
Tell me your age, if you aren’t upset,
You marriage, and any child yet?

She put down her mats on the ground and warmly responded with a fresh smile:

“I’m living in Tay Ho, selling sedge mat
Why are you asking about that?
My age? It’s similar to a full moon.
I’m still single, and child, it’s too soon.”

It was due to his advances rather improper for a serious senior, she had to reply with some indirect insolence. The very last line could be vaguely understood, (particularly in Vietnamese), as a reproach from a mother to her kid (implying Nguyen Trai).

However, he felt attracted by her charm and joy.

“Young girl,” he nicely reproved, “despite your early literary talent, your insolence to seniors will harm your gifted blessings.”

She politely said:

“I’m sorry to have gone a little too far, Sir. However, it was not my own fault but actually your improper poem that caused me to make a slip of my tongue.”

Nguyen Trai replied with a smile:

“You’re right. It’s my fault to have made such joking verses.”

“May I ask who you are, Senior?”

“I’m the king’s Chief Advisor Nguyen Trai.”

She knelt down right on the roadside to tearfully plead:

“Please excuse me, Sir. I’ve acted like a blind girl. I’m sorry to have been too ignorant to recognize the nation’s greatest saver.”

“You’ve overstated yourself! Our greatest saver is King Le Thai To, I’m just one among his aides. Look, why are you weeping?”

She began to tell him her name, Nguyen Thi Lo, and about her life. Her parents and siblings had been killed by the Chinese, and, alone then adopted by a kind but poor couple, she had to sell sedge mats for a living. Due to her interest in literature, she was allowed to go to school. His heroic fame made her recall her past pain and feel so moving she shed tears.

Since then, she often came to Tay Ho for her mats sales, where she met him to exchange poetic recitals. Soon, the young girl turned into the concubine of the national senior.

 

Lễ Nghi Học Sĩ

Nhà vua lúc bấy giờ đang tuổi thiếu niên, mọi việc triều đình đều do ông Lê Sát làm Phụ chính cầm cân nẩy mực. Lê Sát không phải là người có tài kinh luân, xuất thân võ dõng, thi thư thao lược chưa từng để mắt nhìn qua. Nguyên trước theo vua Thái Tổ xông pha tên đạn, giết nhiều tướng giặc, lập được công to. Vậy nên khi dẹp tan giặc nước, được làm quan đến chức Đại Tư Đồ. Nay làm Phụ chính, quyền bính trong tay, các quan văn võ đều ở dưới quyền, nên kiêu hãnh lắm, luông tuồng trái phép, làm nhiều điều ngang ngược, không e sợ ai. Trong triều hễ ai không phục thì tìm cách hãm hại. Buổi ấy những kẻ a dua nịnh hót không phải là ít.

Nhà vua tuy còn ít tuổi, nhưng vốn thông minh. Làm vua được ít lâu thì ra thân chính, tự tay điều khiển việc nước, giết Lê Sát mà thu lấy quyền. Tuổi trẻ đa tài nhưng cũng đa tình, lãng mạn buông thả. Không biết tự kềm chế mà thành ra đắm say tửu sắc, mắc phải những điều không chính đáng. Vậy nên trời làm hạn hán mấy năm; rồi lại nước lụt, hoàng trùng phá hại mùa màng, dân chúng đói kém khổ sở. Nhiều nơi giặc cướp nổi lên, dẹp mãi mới yên.

Quốc lão Quan Phục Hầu Nguyễn Trãi được thăng làm Thừa Chỉ, nhưng chỉ là một chức thanh quan, nghĩa là một chức quan nhàn hạ, không có chức vụ quan trọng. Thật là trớ trêu, một người kinh luân lỗi lạc, có tài vần xoay lịch sử, nay ngồi nghiên cứu chương điển lễ nghi, biên soạn âm nhạc tiết tấu trong triều. Đã vậy, còn bị tên hoạn quan Lương Đăng tiếng là cùng chia trách nhiệm, thực là kiểm soát kiềm chế.

Cảnh ngộ ấy, người như quan Thừa Chỉ, sao khỏi buồn trong lòng. Ông thường gửi gấm tâm sự vào thi ca. Có người nhận xét rằng, một người anh hùng đã từng có sự nghiệp kinh thiên như ông mà thi ca đượm mầu bi đát, nên đã đưa đến cảnh bi đát cuối đời ông. Nhận xét ấy, đúng hay không thì chưa lấy gì mà xác quyết, nhưng quả thơ ông luôn luôn chứa chất tình cảm ưu sầu.

Hứng Trong Buồi Chiều

Nhà cỏ u buồn trong ngõ cụt
Khăn đen gậy trúc chống lang thang
Đồng đất hoang vu cầu ngập nước
Thôn xa cây đỡ ráng học vàng
Một dòng kim cổ trôi biền biệt
Anh hùng lỡ bước hận mang mang
Đi về tựa cửa ngồi cô độc
Mảnh nguyệt trời xanh treo giá băng.

Nghe Mưa

Một mình trong phòng tối,
Thâu đêm nghe mưa rơi.
Buồn xô lệch chăn gối,
Tàn canh mưa vẫn rơi.
Gió trúc khua song cửa,
Chuông rung khẽ mộng đời.
Thơ ngâm hồn thao thức,
Bình minh dạ rối bời.

(dịch từ 2 bài thơ Hán văn ở Ghi chú (1) và (2) – TLG)

Về tên hoạn quan Lương Đăng, nôm na mà nói, chỉ là một đứa đểu cáng xỏ xiên và quỷ quyệt. Biết vua háo sắc, mà sính văn thơ, lại biết quan Thừa Chỉ Nguyễn Trãi có nàng thiếp đẹp cá lặn chim sa, văn thơ ít ai có thể bì kịp. Y bèn gài bẫy, một là để ly gián vua tôi, hai là làm cho Nguyễn Trãi ức chơi.

Một hôm đứng hầu, Lương Đăng tâu với nhà vua:

– Muôn tâu bệ hạ, Quốc Lão Nguyễn Trãi gồm tài lược thao, ít ai bì kịp. Nhưng ngài tuổi tác trang nghiêm, tính lại khó khăn e khó hợp với thanh sắc thơ văn. Thần nghe ngài có người thiếp, miệng cười não chúng, ánh mắt hồ thu, đang độ trẻ trung mà âm nhạc văn thơ thật là sâu sắc thanh cao ít có trên đời. Nếu được người này đóng góp thì âm nhạc triều đình hẳn phải là tuyệt diệu.

Vua trẻ nghe nói đến sắc đẹp thì thích lắm, bèn hạ chỉ vời Thị Lộ vào cung để cùng vua bàn luận văn chương. Miệng xinh nói gì vua cũng mê tít mà cho là hay, là phải, là chí lý. Nhà vua lại phong cho Thị Lộ làm Lễ Nghi Học Sĩ để tiện việc ra vào cung cấm, có khi ngày đêm ở cạnh bên vua mà bàn cái đẹp của cung nhạc, câu thơ. Thật là quá quắt, không còn kỷ cương. Chuyện lọt ra đến dân gian, ai cũng che miệng mà cười. Người ta bảo Thị Lộ là con rắn đã tu luyện thành tinh. Họ còn đồn dưới rốn Thị Lộ có cái vẩy giống như vẩy rắn. Ai đã thấy được cái vẩy rắn dưới rốn Thị Lộ mà đồn ra thì không ai rõ. Nhưng chuyện lạ đồn mau.

Ghi chú:

(1) VÃN HỨNG

Cùng hạng u cư khổ tịch liêu
Ô cân trúc trượng vãn tiêu diêu
Thôn hoang nhật lạc hà anh thụ
Dã kính nhân hy thủy một kiều
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc
Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu
Quy lai độc bính lan can tọa
Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu.

(2) THÍCH VŨ

Tịch mịch u trại lý
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiệu tao kinh khách chẩm
Điểm trích sổ tàn canh
Cách trúc xao song mật
Hòa chung nhập mộng thanh
Ngâm dư hồn bất mị
Đoạn tục đáo thiên minh

 

Rituals Scholar

As King Le Thai Tong was still an adolescent, all the court businesses rested in the hands of Assistant Le Sat, who happened to be a man without talent and army training, since he had never read any military manuals. Actually, it was thanks to his valiant service to King Le Thai To with his fighting and killing of many enemy generals, and big victories, that he ended being rewarded with that high position after the war. However, as a powerful Assistant in both civilian and military matters, he acted illegally and fearlessly, particularly in his effort to harm his dissidents. In fact, he also had quite a lot of sycophants.

The young king was basically a clever ruler. Gradually, he began to exert his power and have Le Sat killed, but unfortunately, his youth’s romanticism and liberalism had superseded his great talent and neutralized his self-control over wine and women. Probably, his flaws had caused the nation and people to constantly suffer from harsh weather, harming insects, famine and hardships. In addition, it took much effort and time to suppress the bandits.

Meanwhile, top senior advisor Nguyen Trai was promoted to a higher position, merely an easy and unimportant one. In fact, it was an insult to an outstandingly gifted patriot who had helped turn the national history. Now, he had to sit idly in an office to study rituals and write court music, and worse, to work under the close supervision of eunuch Luong Dang, allegedly his equal colleague.

Nguyen Trai often felt so depressed he had to compose poems to ease his mind. According to one opinion, his verses sounded so tragically sad in contrast to his exceptionally glorious past, somehow acting like a precursor of his final tragedy. There was no way to confirm the truth of the opinion; yet, his poems did always carry a deep sense of sorrow.

Afternoon Inspiration

From my humble house in a dead lane
With a black turban and a bamboo cane,
I wander to a deserted field and flooded bridge
And see a rainbow over a distant village.
A stream of events keeps remaining bright
About a real hero now in a pitiful plight.
Going back home alone to sit at the door
I watch the cold moon up there in sore.

Listening to the Rain

Alone in my room without light
I listen to the rain all night
Insomnia brings nothing but pain
Until dawn comes, still with rain.
A breeze blowing at the window pane
And a bell sound settling my brain
I recite my poems while fully awake
To feel terribly confused at day break

(These two poems in Vietnamese were translated by the narrator from the originals in old Vietnamese characters.)

As for Eunuch Luong Dang, he was merely a roguish and wily person who enviously disliked Nguyen Trai. He took advantage of the king’s carnal and poetic fondness and Nguyen Trai’s unrivaled concubine in beauty and literary talent, to set up a trap to separate Nguyen Trai from the king and anger him for fun.

One day, while waiting at the king, the eunuch started his plot.

“Your Majesty,” he said, “Senior Nguyen Trai used to be a rare military talent; yet, his senility, severity, and toughness no longer suit beautiful verses. I hear that his concubine is a rare beauty and talent in music and poetry. Her contribution will certainly raise the court musical performances to a significantly high level.”

The young king, overjoyed by the flatteries, gave order to summon Nguyen Thi Lo to the court for a literary discussion. Facing her beauty, he felt so fascinated he agreed to do what she said and made her a Ritual Scholar. She would have access to the inner quarters and even stay beside him all the time to talk about the beauty of music and poetry, in violation of any traditional norms. When lay people learned about the case, they could not help laughing and believing she was actually a self-trained snake devil, as she allegedly had a snake-like scale below her navel. No one confirmed to have seen it, but rumors kept spreading fast.

[This space is supposed to show two original poems in Chinese language
(on opposite page);

yet, it’s useless
since they are
out of comprehension
by ordinary readers.

However, their translation
into Vietnamese
is already available above,
and the English translation
also appears in parallel.

Thanks for your
understanding.]

Trí Sĩ Côn Sơn

Thấy Nguyễn Trãi thường trầm ngâm mà vẻ mặt đượm mầu tư lự, một hôm Thị Lộ thưa:

– Vua thì như vậy mà triều thần như vậy, sao tướng công chưa nghĩ đến điều quy ẩn? Công thành thân thoái mới là cách an toàn của hào kiệt trên đời. Tướng công nay công nghiệp trùm đời, danh vang bốn bể, còn vướng mắc với cân đai làm gì nữa?

Nguyễn Trãi ôn tồn:

– Ta còn nấn ná vì mong sửa đổi lại triều cương, tránh họa về sau cho dân nước. Nhưng triều cương cũng hết mong chấn hưng lại được, trừ phi có một minh quân.

– Minh quân! Vua này tửu sắc hoang dâm!

Nguyễn Trãi gắt:

– Nàng chớ lộng ngôn kẻo mà phạm lỗi khi quân!

– Khi quân là tội, thiếp đã biết vậy. Nhưng xưa đức thánh cũng đã có dạy: vua phải ra vua, tôi phải ra tôi. Nay vua chẳng ra vua, nếu đấng hào kiệt không làm được sự nghiệp tiên đả hôn quân, hậu đả gian thần thì nên gấp mà tìm về ẩn dật. Có câu đã đúng tự mấy ngàn đời: Giảo thỏ tử, cẩu tẩu phanh. Cao điểu tận, lương cung tàng. Địch quốc phá, lương thần vong! (Con thỏ chạy nhanh đã chết thì con chó săn bị mổ. Hết chim bay cao rồi thì cây cung tốt bị cất vào một xó. Khi hết giặc nước là lúc bầy tôi giỏi bị giết). Thiếp mong tướng công nghĩ lại câu này.

Nguyễn Trãi gật đầu:

– Nàng nói phải. Tính ta vốn ưa sống cảnh buồm mây khói tỏa. Vả lại, bước chân vào triều, ta thường quặn đau tưởng nhớ thân bằng đã cùng ta vào sanh ra tử từ thuở đầu xanh! Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo là những anh hùng trung nghĩa mà bị hàm oan phải chết đau thương quá.

Rồi Nguyễn Trãi cáo quan về trí sĩ ở Côn Sơn.

Núi rừng Côn Sơn đã ôm ấp cuộc đời thơ ấu của ông với tình cảm thiết tha gắn bó. Côn Sơn là một phần cuộc sống của ông, trong bất cứ cảnh ngộ nào, ở ngôi vị nào ông cũng luôn luôn hướng về Côn Sơn mà tưởng tiếc. Ông nhớ từng hàng tre, luống cúc, ông yêu khe suối đồi thông. Cảnh với người như gắn liền vào một lẽ sống. Ra đi từ thuở đầu xanh, đầu bạc được trở lại chốn xưa cũng là an ủi lắm cho cõi lòng ông. Ông có làm khúc ca Côn Sơn, nuối tiếc thuở tóc còn xanh, chán cuộc lợi danh, thoang thoảng hương khói cửa thiền:

Khúc Ca Côn Sơn

Côn Sơn ơi! Suối thở than!
Ta nghe đứt ruột cung đàn tuổi thơ.
Đá mòn phủ lớp rêu mờ,
Ngày xưa là chiếu, bây giờ buồn ơi!
Hàng thông, đỉnh núi, mây trời,
Xanh xao từ độ ta rời bước đi.
Giấc nồng say, tuổi đam mê,
Một thời ngâm vịnh, ngàn tre, tiếng cười!
Hỏi anh sao quá nửa đời,
Lạc trong gió bụi, nổi trôi chưa về?
Đỉnh chung khanh tướng ê chề,
Có mơ cơm giỏ, nước khe ngọt ngào?
Kho vàng Đổng Trác còn đâu!
Hồ tiêu Nguyên Tải bỏ sầu nhân gian!

Di, Tề cất bước thênh thang,
Rừng Thú Dương quyết không màng thóc Châu!
Hiền, ngu, rồi cũng giống nhau
Cùng đem sở dục bắc cầu trần ai.
Trăm năm dù ngắn, dù dài,
Chết về cát bụi như loài cỏ cây!
Vui buồn, yêu ghét, đổi thay,
Héo khô, tươi thắm, dở, hay, khác gì?
Tình cờ dinh thự, sơn khê,
Nhục vinh chi nữa, khi lìa cõi dương!
Sào, Do trong cuộc bất thường,
Lắng nghe khúc hát giữa rừng Côn Sơn.

(T.L.G. dịch)

Ở Côn Sơn, cuộc sống của ông bề ngoài xem ra thanh nhàn thong thả. Khi thì quét lá đun trà bên giậu trúc, lúc lại nằm khểnh dưới gốc mai xưa mà ngâm vịnh. Nhưng cõi lòng người anh hùng không lúc nào nguôi chí xây dựng hạnh phúc cho dân, có muốn quên đi bổn phận với nước để yên thân làm kẻ quy ẩn cũng không quên được. Mọi thứ có thể quên, bổn phận và trách nhiệm thì không thể:

Chữ học ngày xưa quên hết dạng
Chẳng quên có một chữ cương thường.
(Thơ quốc âm Nguyễn Trãi)

 

A Retiree At Con Son

Nguyen Trai’s regular melancholy and meditation worried Nguyen Thi Lo so much she had to express her anxiety one day.

“With such a bad king and corrupt officials, isn’t time for you to think about retirement, Sir?” she asked him. “Heroes should safely retire after their glories. With your great achievements and wide fame, why are you still attached to the officialdom?”

Nguyen Trai nicely replied:

“I’ve been reluctant because I think I could improve the regime to rid the people of future trouble. However, it’s totally hopeless at this time, unless there’s an ideal king.”

“An ideal king! What about this lustful one?”

He reproved her:

“Be cautious with your language, it’s lese majesty.”

“I know it’s a crime, Sir,” she softly replied. “Confucius has said, ‘Kings should act like kings, and so should subjects.’ Now, the king is bad, and if a hero can’t get rid of him and his corrupt officials, he’d better retreat at once to live in seclusion. You’ve heard these eternally right phrases: ‘After the swift rabbit has been killed, the hunting dog will be dissected’, or ‘Once the birds have flown away, the good bows will be forgotten’, and ‘Without national enemy to fight, outstanding subjects will be killed.’ Please think carefully about them.”

Nguyen Trai nodded his head in agreement.

“You’re right. My wish has been to live freely like clouds and smoke. Whenever I come to the royal court, I can’t help feeling painful at heart about all my loved ones who have valiantly fought with me since my youth. Tran Nguyen Han and Pham Van Xao were two loyal heroes unjustly killed in an infamous plot.”

Soon, Nguyen Trai decided to retire in Con Son.

The mountainous Con Son had embraced his childhood with a close bonding as it was always within him wherever he was. In whatever position he had held, he always felt surrounded with deep fondness from its bamboo lines, chrysanthemum bed, creeks, and hills of pine. Its sceneries seemed to have shared with him a mutual life, giving him warm solace at the thought of his depart from it as a youth and return as a senior. His poem below was about his missing youth and officialdom disgust, mixed with a vague Buddhist fragrance.

A Poem for Con Son

Oh Con Son! The stream of laments!
I feel hurt recalling my youth moments.
The worn and moss-covered stone
Like a mat for me to lie on, has gone!
The pine trees, clouds, and the mount peak
Ever since my depart, have stopped to speak.
I slept soundly with my youth passion,
A time of poetic enjoyment and emotion!
I was asked why after a half life of action
I haven’t thought of leaving my tension?
Have I, while enjoying luxury and power
Dreamed of rice bags and stream water?
Where’s now that famous gold treasure?
And the pepper that caused displeasure!

Look at people who live in free comfort
For positions, they are not at all my sort.
Smart guys and idiots are no distinction
In using their abilities to serve the nation.
A century, short or long? It’s not a question
As death will turn us into vegetation!
Joy and sadness, love and hate, and change,
Fresh, stale, good, bad, there’s no difference.
No matter a palace or a hut in a valley,
Glory or shame, with death, what are they?
In this impermanent world, it’s nice to listen
To the songs in the jungle of Con Son.

(Vietnamese translation by the narrator)

Superficially, Nguyen Trai seemed to relax in Con Son, either sweeping leaves, preparing tea next to his bamboos, or lying to recite his poems in comfort under the old cherry tree. Somehow, the hero’s mind never ceased to think about his will to build happiness for the people, as he felt obviously impossible to enjoy his hermit life at the expense of his national duty. To him, everything could be forgotten but his duties and responsibilities.

The words I’ve learned are all lost
Yet for ’morality’, I retain at all cost.
(Nguyen Trai’s verses in Vietnamese)

 

Vụ Án Lệ Chi Viên

Mùa thu vua đi tuần về miền Đông, duyệt binh ở thành Chí Linh rồi ghé đến Côn Sơn, tiếng là để thăm Quốc Lão Nguyễn Trãi nhưng thực là để thăm người đẹp Lễ Nghi Học Sĩ Thị Lộ.

Tương truyền lúc thuyền vào đến sông Thiên Đức, khi qua mộ Bạch Sư ở Cầu Bông thuộc xã Đại Toái, huyện Quế Dương thì như bị níu lại, không đi được. Quan quân, dùng dây mà kéo cũng không nhúc nhích. Dân địa phương cho biết Bạch Sư khi còn sống tinh thông phép thuật, khi chết thường có hiển linh. Muốn xin gì thì tế bằng nghé (trâu con), bao giờ cũng được toại nguyện. Vua sai đem nghé non mà tế, quả thuyền đi được như thường.

Đến Côn Sơn, Nguyễn Trãi rước vua. Khi yến tiệc, vua không bàn gì đến quốc sự, chỉ nói chuyện thơ văn. Lại đòi Thị Lộ cùng ngồi mà xướng họa, lời lẽ không được đoan chính. Hôm sau, vua truyền hồi cung, đòi Thị Lộ cùng về cung, lấy cớ là để dạy cung nữ thơ nhạc, kỳ thực là để thỏa tấm lòng sắc dục.

Đêm ấy thuyền ngự đậu lại ở Lệ Chi Viên, Thị Lộ hầu rượu, ngâm vịnh cùng vua. Nửa đêm vua không bệnh mà băng. Thị Lộ bị kết tội thí quân, nhà quan Thừa Chỉ Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc.

Tương truyền khi hành quyết Thị Lộ, đao phủ vén vải che cũi thì trong không có người mà chỉ có một con rắn trắng to dài, phóng ra, trườn xuống giếng bên pháp trường. Có người ước đoán rằng Nguyễn Trãi tinh thông lục nhâm đại độn, Thái Ất thần số nên đã dạy cho Thị Lộ phép tàng hình hóa rắn. Có người lại quả quyết rằng Thị Lộ chính là con rắn trắng năm nào đã nhỏ giọt máu vào chữ đại, nghĩa là đời, thấm qua ba trang giấy, nay báo oán ông. Câu chuyện hư thực thế nào, đến nay vẫn chưa giải quyết phân minh được. Người ta còn biết rằng Nguyễn Trãi có mấy người thiếp trốn thoát được nạn chu di.

Sau vua Lê Thánh Tông giải oan cho công thần, con trai ông là Anh Võ được vời ra làm quan, con gái ông làm phi cho nhà vua. Khi Anh Võ đi sứ sang Tầu, qua Động Đình Hồ, có rắn trắng cuộn sóng nổi lên. Ông khấn xin cho làm trọn sứ mạng vua trao rồi sẽ nộp mạng. Lúc trở về, thuyền ông bị rắn lật chìm, ông bị nó ăn thịt.

Anh Võ có hai người con trai đều đỗ Bảng Nhãn. Một người bị rắn cắn chết. Từ đó, nhà họ Nguyễn Nhị Khê rất sợ rắn, gia phả có ghi rằng phải cẩn thận đề phòng rắn.

Trong Ức Trai Thi Tập, Nguyễn Trãi cũng có làm thơ về rắn.

Thật là lạ!

 

Le Chi Vien’s Case

After his fall inspection tour in the East, including a military parade review in Chí Linh citadel, the king stopped at Con Son, allegedly to see Senior Nguyen Trai but actually his concubine.

According to legends, when the royal boat entered the Thien Duc river then passed Bach Su’s tomb at Cau Bong of Dai Toai village, Que Duong district, it got stuck mysteriously. All attempts by the troops to get it free failed. Local people disclosed that Bach Su, a defunct man with superb magic power, was very sacred but easily helpful with the offer of a young buffalo. The king accepted the suggestion, and the boat went on normally.

At Con Son, he was greeted by Nguyen Trai, and in the honor party, he talked about nothing but literature, especially with his concubine in an improper language. He then ordered her to follow him the next day to teach poetry and music to the royal ladies-in-waiting, but actually to gratify his lust.

That night in the boat at Le Chi Vien, she served him wine and recited poems with him. At midnight, he died, making her his murderer, and Nguyen Trai, victim of a three-family death case.

It was said that at the execution of Nguyen Thi Lo, no person was seen in her opened cage but a long white snake that swiftly escaped and went down the well nearby. Some people even believed Nguyen Trai had used his superb horoscope talent to teach her to turn into a snake. Others asserted she was the avenging white snake that had once dropped its blood right on the character ‘family’ through three pages of his book. No one could clearly claim to know the truth; yet, rumors kept spreading about some of his concubines having successfully escaped the three-family punishment.

Later, on King Le Thanh Tong’s amnesty for past victims of false charges, Nguyen Trai’s son Anh Vo became an official and his daughter, a royal concubine. On a China mission, Anh Vo faced death with waves at Dong Dinh lake stirred by a snake. He was spared but when he returned, he was drowned and eaten.

Anh Vo had two sons who were doctorates, but one died of a snake bite. Since then, Nguyen Trai’s descendants in Nhi Khe were so scared of snakes their family records did warn against them.

Snakes were also present in Nguyen Trai’s anthology.

How strange!

 

o O o

MỤC LỤC

ĐẠO HẠNH THIỀN SƯ
và MINH KHÔNG THIỀN SƯ

TWO ZEN MASTERS

Công Án Phật Gia

Ông Từ Vinh quê quán ở đâu không rõ. Thuở còn ít tuổi đến trọ học ở làng Yên Lãng (tục gọi là làng Láng), ở ngoại thành Thăng Long. Sau làm quan đến chức Tăng Quan Đô Án đời vua Lý Nhân Tông. Nhân vì kết duyên cùng con gái họ Tăng ở Láng, bèn lấy quê quán bên vợ làm quê quán mình.

Từ Vinh và Tăng thị sinh được một trai, đặt tên là Từ Lộ. Về sau Từ Lộ xuất gia, pháp danh Đạo Hạnh là thiền sư đời thứ 12 của dòng Tỳ Ni Đà Lưu Chi.

Từ tuổi ấu thơ, Từ Lộ đã có khí tượng khác thường. Đến tuổi thiếu niên, cách sống lại càng đặc biệt. Ông kết thân với một nhà nho tên Phí Sinh, một đạo sỹ tên Lê Toàn Nghĩa và một người phường chèo tên Vi Ất. Ban đêm thì cần khổ đọc sách, tìm hiểu ý nghĩa uyên áo của Nho, Thích, Lão. Ban ngày thì rong chơi buông thả, thổi sáo, đàn ca, đá cầu, cờ bạc, không thứ nào là không thích thú say mê. Ông Từ Vinh rất lấy làm buồn, thường trách mắng con về tội lười biếng hoang đàng.

Một đêm gần sáng ông đẩy cửa vào phòng con dò xét, thấy đèn leo lét, muội đèn rơi đầy án thư, tay con còn cầm quyển sách. Biết là con chăm học, từ đấy ông không còn lo gì nữa.

Sau, Từ Lộ thi đỗ tăng quan, khóa Bạch Liên, do triều đình tổ chức. Được nhà vua tuyển dụng. Ít lâu sau Tăng Quan Đô Án Từ Vinh có sự trái ý với Diên Thanh Hầu, bèn dùng pháp thuật mà đối phó. Ông bị Hầu nhờ pháp sư Đại Điên đánh chết, ném thây xuống sông Tô Lịch. Vì khối hận chưa tan, xác Từ Vinh trôi ngược dòng sông, đến cầu Quyết Kiều trước dinh Diên Thanh Hầu thì đứng bật dậy, không trôi nữa. Hầu lấy làm lo sợ lắm. Đại Điên ấn quyết đọc chú, rồi chỉ thây Từ Vinh, quát hỏi:

– Còn chưa nguôi hờn hay sao?

Thây Vinh đổ xuống trôi xuôi dòng nước.

Từ Lộ quyết lòng báo thù cho cha, trì chú vào côn, đón đường Đại Điên thường đi, định đánh lén cho chết. Bỗng nghe trên không có tiếng cha gọi bảo đừng. Ông tự biết pháp thuật còn kém, quăng cây côn, ôm mặt khóc mà chạy.

Định sang Ấn Độ học thuật linh dị để giết Đại Điên. Nhưng đường đi hiểm trở, lại phải qua vùng mọi răng vàng trắc ẩn, phải quay trở về. Ông tịnh tu trong hang Từ Sơn. Ngày đêm trì chú Đại Bi Tâm Đà La Ni, khi đã trì được mười tám vạn tám ngàn biến thì tuệ lực sung cang, thần khí hợp nhất. Có vị thần núi đến quỳ nghe kinh mà thưa:

– Đệ tử sơn thần, cảm công đức tụng kinh của đại sư, nay kính cẩn đến quỳ xin quy y, mong được đại sư chỉ dạy, sai bảo.

Từ Lộ tự biết đạo thuật đã cao, thù cha có thể trả, bèn mang thiền trượng đến cầu Quyết Kiều mà ném xuống dòng sông. Cây gậy trôi ngược dòng nước như một con rắn thần. Từ Lộ vừa lòng, tự nhủ:

– Phép thuật của ta đã hơn Đại Điên rồi. Rồi ông đến thẳng nhà Đại Điên. Điên thấy Lộ thì quát rằng:

– Thằng kia mày muốn tuyệt dòng họ Từ phải không?

Lộ không đáp, ngửa mặt lên trời, bốn bề vắng lặng, bèn phóng gậy đánh dập phách Điên. Đại Điên về, phát bệnh mà chết.

Từ đấy, oan nghiệp cũ sạch như tuyết tan, việc đời lặng như tro lạnh, sư vân du khắp chốn tùng lâm, khảo sát ấn chú, tìm ngộ chân tâm. Càng học càng mịt mờ chẳng thấy. Lần kia, đến chùa Pháp Vân hỏi sư Sùng Phạm:

– Bạch thày, cái gì là chân tâm?

Sùng Phạm đáp:

– Cái gì chẳng phải là chân tâm?

Từ Lộ bỗng nhiên tỉnh ngộ, hỏi lại rằng:

– Làm thế nào để giữ gìn chân tâm?

Sùng Phạm đáp:

– Đói ăn, khát uống.

Từ Lộ quỳ lạy, lui về trụ trì ở chùa Thiên Phước trên núi Phật Tích, sống hồn nhiên như cỏ cây. Rắn núi thú rừng, chim muông hoang dã hiền lành tụ lại từng đàn nghe kinh nghe mõ. Sư bấm đốt ngón tay mà trị bệnh,

– Tại sao khi thày làm, lúc thày nghỉ, khi thày nằm, lúc thày ngồi, thẩy đều là Phật tâm?

Sư đáp:

Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Thử xem bóng nguyệt dòng sông,
Ai hay không có, có không là gì?

(Phan Kế Bích dịch)

Nguyên văn bằng chữ Hán:

“Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu, không, như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không”.

Dịch nghĩa:

“Có thì nhỏ như cát bụi cũng có.
Không thì tất cả đều không.
Có, không như bóng trăng đáy nước
Chớ nên nắm giữ lấy có, không”.

A Buddhist Religious Dialog

No one knew where Tu Vinh was from. As a boy, he went to school in Yen Lang (or Láng) village outside of Thang Long. Gradually, he became a top ranking judge under the reign of king Ly Nhan Tong, and since he had married a daughter of the Tang family in Yen Lang, he made her locality his own.

The couple had a son named Tu Lo who later joined a Buddhist monkhood and ultimately became Venerable Dao Hanh, the twelfth zen master of the Vinitaruci Zen.

In his childhood, Tu Lo had shown extraordinary traits. His adolescence was special due to his intimate acquaintance with three people: scholar Phi Sinh, witchcraft Le Toan Nghia, and singer Vi At. He read books at night to attain the deep thoughts of Confucianism, Buddhism, and Taoism, while he spent the day wandering around to play flute, sing songs, enjoy shuttlecock kicking games, or gamble. His father was very unhappy, and often scolded him for his laziness and wasteful hobbies.

One morning, he woke up very early and quietly went to open his son’s room to look in. He stopped worrying when he saw him read under the dim light of an oil lamp full of burnt wicks beneath.

Later, Tu Lo passed a royal judge exam and was employed. Soon, as his father, judge Tu Vinh, used magic to solve his dissent with Marquis Dien Thanh Hau, he was beaten to death by Master Dai Dien on Marquis Hau’s request. His body was thrown down the To Lich river, but due to his intact resentment, it flowed against the stream to stop in standing posture under bridge Quyet Kieu, in front of Hau’s house. Hau fearfully notified the Master, who came out to point his finger a the corpse and deliver his incantation.

“Are you still resenting?” he ended it with a shout.

The body tumbled and quietly flowed down the stream.

Tu Lo vowed to avenge for his father by way of his tough practice in stick fighting and a covert attempt to kill the Master on his daily path. Suddenly he heard his father from above, stop him. He sensed his weakness, dropped his stick, and ran away in tears.

He went to India to learn sacred art to kill Dai Dien; yet, the rough itinerary with a rude yellow-tooth tribe on the way forced him to quit. He quietly trained himself in Tu Son cave through his daily reciting of the Mahakaruna Dharani Sutra. After a hundred and eighty-eight thousand times, he became a perfect magical power, impressing a mountain god with his patient recitals.

“Sir,” he knelt down and respectfully pleaded, “please accept me as your disciple and give me the chance to learn from you.”.

Tu Lo, confident of his capability in avenging for his father, took his magical stick to Quyet Kieu bridge and dropped it down the river. At its flowing against the current like a godly snake, he pleasantly thought before leaving for Dai Dien’s house.

“My witchcraft is now superior to Dai Dien’s.”

When Dai Dien saw him, he scolded him insolently:

“Damn you! You don’t want descendants, do you?”

Without reply, Tu Lo turned his face up, and in the quietude, shot his stick at Dai Dien’s soul, killing him slowly with illness.

Since then, Tu Lo lived a clean and quiet life like melted snow or cold ash. He wandered widely as a bonze to study magic and mantras to reach the true mind. The more he studied, the vaguer he perceived. One day, he came to see the monk in Phap Van pagoda.

“Venerable, what is true mind?” he asked Monk Sung Pham.

Sung Pham asked back:

“What isn’t true mind?”.

Tu Lo felt enlightened, and asked further:

“Sir, how to maintain true mind?”

Sung Pham said:

“Eat when hungry, and drink when thirsty.”

Tu Lo knelt down to bow and returned to Thien Phuoc temple on Phat Tich Mountain, began to live like a vegetarian amid groups of wild animals and nice birds gathered to follow his prayers and wooden fish. He also treat illnesses with his fingers.

“Teacher,” Tu Lo was asked, “why is your Buddha mind always with you when you work, rest, lie down, or sit?”

He replied:

“Having is possessing even a tiny thing
Not having is none even with the universe.
Just look at the moon and the river
Where will they be a moment later?

Or:
(four
verses
in
Chinese)

Having is even with a minute grain of sand
Not having is nothing, even with all land.
It’s like the moon image under the water
Now it’s there but soon, it’s there no longer.
(Vietnamese translation)

Hóa Kiếp Làm Vua

Bấy giờ Triều Lý, vua Nhân Tông trị vì thiên hạ. Nhà vua anh minh, hết lòng vì dân nước. Trong thì muôn dân an lạc âu ca, ngoài thì đánh Tống, bình Chiêm, biên cương bền vững. Vua trị vì bốn mươi hai năm, với tuổi năm mươi mà chưa có hoàng tử kế vị.

Ở phủ Thanh Hoa xảy ra chuyện lạ. Nguyên ở mé biển tỉnh Thanh Hoa có một bé trai linh dị, tuổi mới lên ba, xưng tên là Dị Tử, hiệu là Giác Hoàng, không biết con cái nhà ai. Triều đình bàn luận việc gì nó cũng biết một cách rõ ràng, kể lại rất mạch lạc.

Nhà vua sai đón Giác Hoàng vào triều, thấy đứa bé thông minh cực kỳ, anh diệu như thần, thì yêu lắm, cho ở chùa Báo Thiên, muốn lập làm hoàng thái tử. Triều thần can gián không nên. Lại tâu rằng nếu quả Giác Hoàng là thần linh thì nên thác sinh vào nơi cung cấm, sau đó hãy lập làm thái tử. Vua thuận, đem chuyện ấy nói với Giác Hoàng. Đứa bé xin dựng đàn làm lễ bảy ngày để nó hóa sinh vào cung.

Từ Lộ lúc ấy là Đạo Hạnh thiền sư, biết chuyện, bèn thưa cùng chị ruột:

– Giác Hoàng là yêu quái, do Đại Điên hóa sinh, em tuy đã xuất gia nhưng không đành lòng ngồi xem nó huyễn hoặc nhân tâm, làm đảo điên chính pháp, đem tai ách chụp xuống đầu lương dân. Vậy chị hãy giả làm người xem lễ, âm thầm cầm chiếc ấn này mà giắt lên mái đàn tràng.

Người chị y lời. Hội lễ ba ngày, Giác Hoàng mang bệnh, nằm rên mà nói:

– Lưới sắt giăng kín khắp cả bốn trời. Ta không có đường nào để thác sinh.

Đình thần đoán là thiền sư Đạo Hạnh làm phép, tâu với vua. Nhà vua hạ lệnh giam sư lại mà xét tội. Nhân Sùng Hiền Hầu đi ngang chỗ giam, nói riêng với sư:

– Thánh tăng sao lại sử dụng yêu thuật?

Sư đáp:

– Chẳng phải yêu thuật đâu! Đó chỉ là thuật trừ yêu.

Hầu vốn sẵn lòng kính trọng sư từ trước, nói:

– Ta sẽ hết sức lo gỡ tội cho đại sư.

Đại sư thành khẩn hứa:

– Bần tăng nguyện hóa sinh vào cung để báo đáp ơn Hầu.

Kịp khi đình thần nghị tội Từ Lộ, các quan đều tâu:

– Bệ hạ hiếm muộn nên mới cần có Giác Hoàng đầu thai vào cung. Nay Lộ dám cả gan đùng phép thuật mà ngăn cản, thật là trọng tội, đáng gia hình làm gương cho thiên hạ.

Riêng Sùng Hiền Hầu tâu rằng:

– Nếu Giác Hoàng là thần nhân thì Lộ làm sao ngăn cản được? Nay xét ra Từ Lộ xuất sắc hơn Giác Hoàng rất xa. Thần trộm nghĩ, thay vì xử Lộ, ta mở cho y một con đường sống mà đầu thai vào cung cấm thì hơn.

Vua và các quan đều cho là đúng, Thiền Sư Đạo Hạnh được tha khỏi ngục. Sư đến nhà Hầu tạ ơn. Nhân lúc phu nhân đang tắm, sư đi thẳng ngay lại chỗ tắm mà dòm vào. Phu nhân giận lắm, nói cho Hầu biết. Hầu đã hiểu ý của sư, không quở trách chi cả. Sư nói riêng với Hầu:

– Chừng nào phu nhân đến kỳ sinh đẻ, phải báo cho tôi biết.

Năm ấy, phu nhân có mang đến kỳ vượt cạn, thật là khó khăn. Hầu nhớ lời sư đã dặn, sai người đến báo. Được tin, sư tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới, rồi họp đệ tử lại bảo rằng:

– Nghiệp cũ của thày chưa dứt. Nay thày phải trở lại trần gian một kiếp hai mươi ba năm ở chốn hoàng cung, làm vua mười năm. Khi nào thấy nhục thân thày tan biến ấy là lúc thày vào cõi Niết, không còn mắc vòng sinh tử luân hồi nữa.

Các môn đồ nghe vậy đều buồn thảm rơi lệ, sư nói kệ:

“Thu về chẳng báo nhạn theo bay
Cười nhạt người đời uổng xót vay
Thôi hỡi môn đồ đừng quyến luyến
Thày xưa mấy lượt hóa thày nay.”

Nói xong, sư an nhiên mà hóa.

Bài kệ trên do Ngô Tất Tố dịch ra từ bản Hán Việt:

“Thu lai bất báo nhạn lai qui
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi
Vị báo môn nhân lưu luyến trước
Cổ sư kỷ độ tác kim sư”

Đại ý bài kệ muốn dạy rằng: Người đời sống chết cũng như thời tiết đổi thay, xuân hạ thu đông, bốn mùa nối tiếp, tuần hoàn mãi không bao giờ dứt. Mùa thu về, không cần báo tin cho nhạn cùng bay về. Thày nay cũng như thế, không thể đem các môn đồ cùng đi. Sự qua đời của thày chỉ là đổi từ mùa Hạ sang mùa Thu, vậy nên kẻ rơi lệ xót thương thật là không hiểu lẽ, làm cho ta cười thầm. Các người đừng nên quyến luyến làm chi. Ta đã chuyển hóa nhiều kiếp để thành ta bây giờ, để lại tiếp tục chuyển hóa đó thôi.

Sư hóa, Sùng Hiền Hầu phu nhân sinh được một trai, đặt tên là Dương Hoán. Dương Hoán ba tuổi, thông minh đỉnh ngộ khác thường. Nhân Tông yêu lắm, nuôi ở trong cung, dựng làm Hoàng Thái Tử.

Nhân Tông băng, thái tử Dương Hoán mới 13 tuổi kế vị, tức Lý Thần Tông. Thần Tông là Từ Lộ hóa sinh. Người huyện An Sơn thấy sự linh dị, đem nhục thân của đại sư thờ ở chùa Thiên Phúc, tức chùa Thày.

Metempsychosis Into King

Under the rule of the excellent patriotic king Ly Nhan Tong, the population was happy and the nation at peace from Chinese Tong and Champa enemy. At the age of fifty and with forty two years on the throne, the king was still without a successor.

Meanwhile, a strange event happened in Thanh Hoa. A boy about three years of age called himself Di Tu (Weird Kid), alias Giac Hoang, of unknown parents, and claimed to know and be able to recount it in detail what was discussed in the royal court.

At his first sight, King Ly Nhan Tong instantly loved him for both his extreme cleverness and broad knowledge. The king purposedly sent him to Bao Thien pagoda to stay before making him his successor to his court officials’ objection, on the ground that if Giac Hoang were a true deity, he should have been born in the royal court. The king notified Giac Hoang, who requested a seven-day rite be held for him to be born as such.

Venerable Dao Hanh, formerly Tu Lo, learned about the scheme and informed his sister.

“Giac Hoang is a demon under the form of Dai Dien,” he said and handed her a seal. “Though being a bonze, I can’t sit idly to let him play tricks, disturb the religion, and bring calamities to innocent people. Please be at the rite and secretly place this seal on the roof of the makeshift platform.”

His sister did, and after the third day of the rite, Giac Hoang fell sick.

“The iron net is everywhere, I have no way to be reincarnated,” he lamented from his bed.

Guessing that Venerable Dao Hanh had interfered, court officials reported to the king who ordered the bonze to be detained for trial. Marquis Sung Hien happened to see him in detention.

“Why, as a monk, did you resort to witchcraft?” he asked the bonze in privacy.

“No, no witchcraft, just an anti-demon instrument,” he replied.

Out of his deep veneration for the bonze, the Marquis said:

“I’ll try my best to get you free.”

Dao Hanh (Tu Lo himself) gratefully said:

“I vow to be reincarnated into the royal family to thank you.”

At Tu Lo’s trial, court officials unanimously recommended:.

“Your Majesty, you need Giac Hoang to incarnate to be your successor. Now, as Tu Lo dared to use witchcraft to obstruct it, his crime should be severely punished to warn the people.”

Marquis Sung Hien alone pleaded:

“If Giac Hoang were a true deity, Tu Lo could never stop him. Tu Lo has shown to be far superior than Giac Hoang, and in my view, instead of trying Tu Lo, we’d better give him a chance to live and reincarnate into your royal family.”

With the whole royal court’s consent, Venerable Dao Hanh was freed. He went to the Marquis’ house to show his gratitude. Just then the hostess was taking a bath, he came to peep in, enraging her so badly she notified her husband at once. He understood and made no complaint. Dao Hanh privately met him:

“Please inform me about your wife’s coming childbirth.”

Late that year, the Marquis’ wife was in an unusually hard baby delivery. Dao Hanh was notified as planned. He cleansed himself up, put on new clothes, and addressed his disciples.

“My old karma is not over yet, and I have to return to live in the world twenty three more years in the royal court, including ten years as a king. Whenever my body is completely decomposed, I’ll be in Nirvana, forever away from the reincarnation cycle.”

At his disciples’ sad mourning cries, he read them a stanza:

“Autumn is back unnoticed to flying swallows
People scornfully smile to regret with sorrows.
Listen my disciples, don’t be deeply attached
Since your master has repeatedly detached.”

As soon as he had finished, he passed away.

(Four

verses

in

Chinese)

The stanza was a lesson about human life and death, similar to the weather changes through an endless and permanent cycle of four seasons. As autumn returned unannounced, yet, the swallows went along fine, the master died and could not take his disciples with him, simply because it was a change from summer to autumn. His disciples’ fond tears would only make him quietly laugh for their attachment. He had already gone through incarnations to get to the current self; therefore, his death was just once more of them.

Right at the bonze’s death, Sung Hien’s wife gave birth to a son they named Duong Hoan. At three years of age, he became an unusually smart kid who was so dearly loved by King Nhan Tong that he brought him to the court to make him Crown Prince.

Duong Hoan became king Ly Than Tong at the age of thirteen, a case of metempsychosis with Tu Lo. His sacredness led the An Son district people later to move his remains to Thien Phuc temple, or Chua Thay.

Minh Không Thiền Sư

Theo thần tích phổ ký, thiền sư tên là Nguyễn Chí Thành, sinh ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn (1076) tại làng Loại Trì, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định. Sư qui tịch năm 79 tuổi, nhằm ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất (1154).

Thiền sư hành trạng thần kỳ, từ thuở hoa niên đã kết thân bằng cùng Đạo Hạnh. Có lần hai sư vân du, qua ngôi chùa cổ, ghé vào tá túc qua đêm. Chập tối, chùa vắng, nhang đèn leo lét mờ ảo, Minh Không vào phòng, Đạo Hạnh nấp sau cửa, đùa giỡn giả tiếng cọp gầm mà vồ. Minh Không cười bảo:

– Người tu hành còn muốn làm hổ à? Được! Ta sẽ cứu ngươi.

Sau, Đạo Hạnh thiền sư chuyển kiếp làm quốc vương, tức Lý Thần Tông. Thần Tông xây điện Hưng Long cực kỳ tráng lệ, cả năm mới xong. Bỗng có hai con quái điểu đến đậu trên nóc điện, tiếng kêu ghê rợn vang rền. Vua lo buồn, cho là điềm gở. Các vị quan tâu rằng:

– Muôn tâu, điềm này chỉ có thánh tăng Minh Không mới giải nổi.

Nhà vua sai sứ đi thỉnh sư. Ngày rằm tháng Giêng, sứ đến trước thảo am. Sư ngồi trong am mà hỏi:

– Sao sứ giả đến chậm vậy?

Sứ đáp:

– Đại sư đã biết chuyện trong triều rồi ư?

Sư cười:

– Bần tăng cưỡi trăng đạp gió, qua thành vua, sớm đã nghe biết chuyện.

Liền hôm ấy sư đến kinh đô, thẳng vào điện ảnh Hưng Long mà tụng chú. Hai con chim quái lạ tự nhiên nghẹn cổ không kêu được, giây sau rơi xuống đất. Nhà vua muốn thưởng vàng đúc chuông, đất dựng chùa, nhưng sư từ chối. Sư đi đã khuất bóng, còn vọng tiếng nam mô.

Tương truyền, sau chuyện lạ ở điện Hưng Long ít lâu, nhà vua bỗng nhiên mắc bệnh cuồng loạn, gầm rống chụp vồ người, mọc lông như cọp. Quần thần phải làm cũi vàng mà nhốt. Các lương y tăng đạo được mời đến đều bó tay. Bấy giờ ở thành Nam (tức tỉnh Nam Định), các trẻ em đều hát câu đồng dao:

Tập tầm vông
Có ông Nguyễn Minh Không
Chữa vua khỏi bệnh.”

Quần thần cử sứ đem thuyền rồng mà đón sư. Khi thuyền ghé bến thành Nam, sư đã đứng đợi tự bao giờ, cười mà hỏi:

– Sứ giả đến tìm bần tăng, có phải vì việc hóa cọp đó chăng?

Sứ giả ngạc nhiên:

– Đại sư đã tiên liệu chuyện này?

Sư đáp:

– Chẳng phải là tiên liệu đâu. Đây là nhân quả. Nhân này đã gieo từ ba mươi năm trước.

Rồi sư theo sứ xuống thuyền. Thủy thủ đoàn hơn năm mươi người, sư nấu một niêu cơm nhỏ, mời tất cả cùng ăn. Mọi người đều cười:

– Đông người như vậy, có một niêu cơm thì ai ăn, ai đừng?

Sư nói:

– Thì mỗi người một ít, ấy cũng là hậu tình của kẻ tu nghèo.

Thủy thủ rỡ cơm ra bát. Cứ mỗi lần xới, niêu cơm lại đầy trở lại. Mọi người ăn no, niêu cơm chưa vơi. Ai cũng lấy làm lạ mà kính phục phép của sư. Cơm nước xong, trời đã chạng vạng tối, sư giục mọi người nghỉ ngơi cho lại sức. Sứ giả thưa:

– Việc chữa bệnh cho nhà vua rất khẩn cấp. Cúi xin đại sư cho phép thủy thủ được chèo gấp thâu đêm để sớm về kinh thành.

Sư nghiêm giọng từ bi:

– Sức khỏe thiên tử là vàng, sức khỏe mọi người là quý. Kẻ tu hành nghèo nàn này không vì sức khỏe một người mà bỏ mặc sức khỏe nhiều người.

Sứ giả lo âu:

– Thưa, thế ý đại sư là…

– Ý của bần tăng đã định. Nếu không cho thủy thủ nghỉ ngơi đêm nay, bần tăng bỏ cuộc về kinh.

Sứ giả biết có khẩn cầu mà xin cũng không được, bèn cùng mọi người trên thuyền vâng lời mà gắng giỗ giấc ngủ. Nhưng ai cũng thao thức, nằm không chợp mắt. Kịp đến canh ba thì nghe gió rít bên tai, sóng vỗ mạn thuyền. Chiếc thuyền rồng không chèo mà luớt nhẹ trên sông vùn vụt. Khi trời vừa mới rạng đông thì thuyền đã ghé bến kinh đô. Sứ giả và thủy thủ đoàn đều quỳ lạy sư:

– Đại sư thật là thánh tăng ở đời.

Rồi theo sứ giả vào triều. Các vu y thuật sĩ tên tuổi, các lương y lừng danh thấy sư nâu sòng bạc phếch, vẻ mặt chất phác như ngu thì ra ý miệt thị, không thèm chào. Có người còn nói:

– Để xem ông sư nhà quê này làm nên trò trống gì.

Có người dề bỉu đe dọa:

– Việc chữa bịnh cho hoàng đế là việc trọng đại. Kẻ xuẩn, táo gan làm càn sẽ bị trọng hình.

Mấy người khác biểu đồng tình:

– Xin bá quan xét lại, sức vàng long thể có đâu lại trao vào tay một ông sư vô danh ở chốn quê mùa?

Trăm quan còn đang phân vân, sư không quan tâm đến những lời sàm sỡ, lấy một cây đinh thuyền nửa thước trong đẫy ra đóng vào cột điện mà nói:

– Ai nhổ được cây đinh này ra mới có thể chữa bệnh cho vua.

Mọi người nhìn nhau, không phản ứng. Sư đợi hồi lâu, không thấy ai nhổ đinh, bèn nói:

– Xin để lão nạp thử.

Sư dùng hai ngón tay trái kẹp đinh, rút ra nhẹ nhàng trước sự ngạc nhiên kính phục của mọi người. Sư bước đến cũi vàng nhốt vua, gằn hỏi:

– Đại trượng phu đã làm đến thiên tử, quí trên vạn dân, quyền khắp bốn phương, sao lại cuồng loạn, lồng lộn như thế?

Vua run sợ mà khép nép cúi đầu, không còn lồng lộn gầm thét như mọi khi. Sư lấy trong đẫy ra 100 mũi kim, găm vào thân thể vua. Lại sai lấy vạc nước, đun sôi một trăm sấp, dùng tay khuấy nước, rồi rảy lên người vua. Lông lá tự nhiên rụng hết, vua trở lại bình thường.

Vua hỏi sư:

– Vì sao trẫm mang bịnh lạ này?

Sư tâu:

– Một niệm mê dấy lên trong lòng là nhân. Có nhân thì có quả.

– Sao đại sư chữa được bệnh ta?

– Bần đạo chỉ làm công việc trợ duyên. Nhân duyên quả tướng đều không. Lòng lắng đọng, cái gì không thì cứ để mặc mà đi, không là không, sao còn có tướng. Bịnh của nhà vua cũng vậy.

Lần này nhà vua ban thưởng gì sư cũng nhận cả. Vua phong sư làm Thần Tăng Quốc Sư, thưởng một ngàn nén vàng và cho ăn lộc vài trăm nóc nhà. Sư dùng tất cả vào việc xây chùa độ chúng.

Có lần muốn đúc Đại Nam Tứ Khí, gồm tượng Phật, chuông cực lớn, vạc lớn và đỉnh lớn. Sư nghĩ “Nước Tống có nhiều đồng đen, có thể dùng được”. Nghĩ rồi, thẳng đường sang Trung Quốc, trước tiên sư ghé một nhà trưởng giả, xin một khu đất rộng bằng áo cà sa để xây chùa. Trưởng giả cười, bảo:

– Xưa thái tử nhà Lương muốn dựng chùa, đã dùng khoảnh đất rộng đến ngàn dặm. Nay, đại sư lại muốn xây chùa trên miếng đất rộng bằng áo cà sa, ta nghĩ chùa sẽ bé hơn cái chuồng gà. Được, ta thuận.

Đêm ấy sư tung áo cà sa, áo trải ra phủ kín tất cả ruộng vườn của trưởng giả. Thấy pháp thần kỳ, cả gia đình trưởng giả đón nhận pháp duyên, cùng quy y tam bảo.

Mấy ngày sau, sư đắp y bưng bát (mặc áo cà sa, bưng bát xin ăn), chống thiền tích, đứng trước thềm rồng nhà Tống mà khoanh tay. Vua Tống triệu vào và hỏi:

– Lão tăng vốn ở phương nào? Tên họ là gì? Có việc chi mà đứng khoanh tay trước triều.

Sư tâu:

– Thần là kẻ tu nghèo nàn ở nước nhỏ, xuất gia cửa thiền từ thuở bé, nay muốn tạo Đại Nam Tứ Khí. Ngặt vì sức không tùy tâm, nên chẳng quản xa xôi hiểm trở, lặn lội tới đây, cúi mong thánh thượng rộng lòng thương đến, ban cho chút đỉnh đồng đen đem về đúc tạo.

Hoàng đế nhà Tống hỏi:

– Đại sư đem theo bao nhiêu sư đệ?

Sư tâu:

– Muôn tâu, bần tăng chỉ có một mình, xin đầy đãy này, tự quảy về nước.

Vua nhìn đãy vải bé như cái bị, ái ngại mà bảo:

– Phương Nam đường xa diệu vợi, đãy vãi của đại sư có chứa được bao nhiêu đồng mà tốn công uổng sức quá vậy. Thôi được, để quan quản kho đưa vào kho, đại sư muốn lấy bao nhiêu tùy ý.

Sư vào kho, lấy hết đồng đen mà chứa đầy đãy vãi. Quan quản kho đồng, ngạc nhiên hoảng sợ, vội vào triều mà tấu trình với vua nhà Tống. Nhà vua hối tiếc, muốn đòi lại số đồng nhưng ngoài mặt giả vờ giữ chữ tín. Bèn đề nghị để quan quân đưa sư về nước, với gian ý giựt lại kho đồng đen. Sự hiểu ý, khước từ:

– Muôn tâu, một đãy đồng này, bần tăng vận sức quảy nổi, không dám làm mệt đến quan quân.

Nói xong, sư móc đãy đồng vào đầu thiền tượng, nhẹ nhàng cất bước. Vua Tống sai lính cận vệ đuổi theo. Sư đi nhẹ như mây bay, không sao theo kịp. Đến sông Hoàng Hà, sư lấy nón thả xuống nước mà sang sông. Chỉ trong chớp nhoáng đã đến bến bờ bên kia.

Về nước, sư đúc một tượng Phật Di Đà vĩ đại ở Hải Dương. Tại kinh đô Thăng Long, đúc một đỉnh lớn để trong tháp Bảo Thiên, một đại hồng chung ở Phổ Loại, một vạc lớn ở Minh Đảnh. Số đồng còn dư, sư lại đúc một quả chuông ba ngàn ba trăm cân để tại Loại Trì, một quả ba ngàn cân để ở Giao Thủy.

Tương truyền, khi các chuông đúc xong, được đánh lên, tiếng vang sang tận Trung Hoa. Vì đồng đen là bà mẹ vàng nên con nai vàng bên Tầu nghe tiếng chuông đổ, tưởng là mẹ gọi mà bỏ Tầu chạy sang nước ta. Chạy đến Tây Hồ, không tìm thấy mẹ nó xuống hồ tìm và ở luôn tại đấy. Dân gian bảo nhau rằng nếu nhà nào có phúc, sinh được mười con trai biết yêu thương nhau thì mười con ấy sẽ xuống Tây Hồ mà đem con nai vàng lên làm gia bảo.

Vua Thần Tông cấp cho sư một khoảnh đất rộng hình cá chép ở tỉnh Nam Định, sau này là làng Hành Thiện, thuộc phủ Xuân Trường. Ngôi chùa Hành Thiện được xây nơi mắt cá chép. Dân làng đèn nhang hương khói, đời đời thờ sư, gọi là Thánh Minh Không. Chùa làng có hai điểm đặc biệt: Một là không có sư trụ trì. Hai là hàng năm đến ngày giỗ sư, dân làng tổ chức rước kiệu, bơi trải trên sông Hồng, lại có rùa về chùa ăn giỗ, có đến hằng ngàn con, con nào cũng ăn chay. Xong tháng giỗ, chúng rủ nhau ra sông hết. Hơn tám trăm năm nay, chưa từng có năm nào không có rùa về chùa làng Hành Thiện ăn giỗ Thánh Minh Không. Người kể chuyện đã từng cho rùa ăn xôi, oản, chuối trong tháng hội lễ thánh.

Từ sau quốc nạn 1954, không biết rùa còn rủ nhau về chùa Hành Thiện ăn giỗ thánh Minh Không nữa không?

Zen Master Minh Khong

Minh Khong, or Nguyen Chi Thanh, was said to be born on the 14th day of the 8th lunar month of Binh Thin year (1076) in Loai Tri village, Chan Dinh district, Nam Dinh province. He died at 79 on the 3rd day of the 6th lunar month of Giap Tuat year (1154).

He had a mysterious life, and due to a close friendship with Dao Hanh in his youth, both had once traveled together and spent the night at an old temple. Under the dim light in the emptiness, Minh Khong entered their room when Dao Hanh, from behind a door, playfully greeted him with a fake tiger roar and a smile.

“Monk! You want to be a tiger? Fine, I’ll save you,”he said.

Following his reincarnation to become king Ly Than Tong, Dao Hanh ordered the superbly magnificent palace Hung Long to be built, taking a year to complete. Suddenly, two devilish birds came to stand on its roof and made loud horrible sounds. As the worried king thought it was a bad omen, his officials pleaded:

“Your Majesty, we believe only Venerable Minh Khong can neutralize them.”

An envoy was sent out and on the fifteenth day of the first lunar month, he arrived at the zen master’s small temple.

“Why have you come so late?” the monk asked from indơrs.

The envoy asked back:

“Have you known what has occurred in the royal court?”

The zen master just smiled:

“I rode the moon and flew with the wind past the citadel and happened to learn some thing.”

He then left for the capital and went directly to the Hung Long palace to recite his incantation. The birds abruptly felt shocked, unable to country, and fell down. The king wanted to reward him gold for a new bell and land for a new temple, but he refused. After he had left, his prayers were still lingering in the air.

According to legends, the incident at Hung Long palace had caused the king to suddenly become mad. He acted like a tiger with roars and pounces, and his body was full of tiger hair. He was kept in a gold cage for physicians and monks to treat him but in vain. Meanwhile, kids in Nam Dinh province began a new folk song:

Ting, tong, ting, tong
Only Nguyen Minh Khong
Can cure the king.”

A royal boat was sent out for the monk, but right when it came to the capital riverbank, the envoy saw him awaiting with a smile.

“Are you here for the king’s tigerish symptom?” he asked.

The envoy asked with great surprise:

“Sir, you’ve already anticipated it, have you?”

The monk replied:

“No, it’s not anticipation. It’s simply cause and effect, with the cause starting thirty years ago.”

There were over fifty rowers in the boat; yet, the monk used a small pot to cook rice then invited them all to help themselves. They couldn’t help but laugh.

“Sir, how can this tiny pot serve all fifty of us?” they asked.

“Well, each of you take just a little to please this poor monk’s goodwill,” he replied.

The sailors began to take rice, only to see the pot refill itself instantly. Everyone was already full but the pot was still plentiful. The bonze was highly admired for his magical talent; yet, after the meal, he stunned them with his suggestion that they take a rest.

“Sir,” the envoy objected, “the king’s treatment is urgent, the sailors need to row all night so we can reach the capital early.”

The bonze kindly replied with a serious tone:

“The king’s health is very precious, but that of everyone is also valuable. This poor monk can’t just value one person’s health at the expense of that of many people.”

The envoy anxiously said:

“Sir, do you intend to…”

“I’ve made up my mind. If the sailors aren’t permitted to rest tonight, I cancel my trip to the capital.”

Realizing that it was useless to insist, the envoy kept silent and tried to get some sleep like everyone. In fact, all of them could not sleep since around midnight, they began to hear the wind blow hard and strong waves tap against the boat, clearly showing that it was advancing at a very high speed. At dawn, when the boat reached the capital, the envoy and sailors knelt to bow the bonze.

“Venerable, you are superb!”

He then followed the envoy to the imperial court. Its invited well-known practitioners and famous medical experts refused to greet him due to his disgustful clothes and rather stupid naivety.

“Let’s see what this rustic peasant can do!” one of them said.

Another slighted with menace:

“The treatment for the king’s disease is an extremely serious business. Anyone who acts carelessly and stupidly is a criminal.”

Another agreed:

“Officials, please reconsider. Can the king’s precious health be left in the hands of this rustic anonymous monk?”

While they were indecisive, and despite the experts’ insolence, bonze Minh Khong calmly took out from his cloth bag a long nail and drove it into a column with a direct challenge to them:

“Whoever can remove this nail will cure the king’s disease.”

They looked at each other without reaction for a long moment.

Venerable Minh Khong finally claimed:

“All right, let me try!”

He used two left fingers to hold the nail and pull it out with ease to their respectful admiration. He then stepped to the golden cage and groaned to the king inside:

“As a great noble man and king who rules the population with absolute power, why have you been acting madly and wildly?”

The frightened king bowed his head down in complete silence. When the bonze used 100 needles from his bag to pin all over the king’s body before ordering boil water to be brought out. He tested it with his fingers then splashed it on the king, removing all the ugly hair and making him a normal person.

The king asked:

“How come have I suffered such a strange illness?”

“You’ve created an illusion in your mind. That was a cause, which led to an effect.”

“How could you cure me?” the king wondered.

“I just provided some help,” the monk explained. “Since cause and effect are nothing, a settled mind will remain ‘nothing’, letting nothing be nothing, or non-existent. That’s your illness,”

He gladly accepted anything the king awarded, including the title National Saint Bonze, one thousand gold bars and the tax levied on hundreds of houses, to build public temples.

Once he planned to cast 4 national objects: a Buddha statue, a huge bell, a large cauldron, and a big urn. To find enough bronze for the project, he went to China’s Song state and first, asked a bourgeois for a frock-size piece of his land to build a temple. He responded with a smile:

“Formerly, a Luong prince asked for a thousand-mile zone for a temple. Now you asked for just a frock-size area, I guess your temple would be tiny, smaller than a hen coop. All right! Go ahead!”

That night, the bonze spred his frock to cover all the land owned by the bourgeois, who so admired his superb talent he pleaded that his entire family be accepted as his disciples.

Several days later, as a disguised monk begging for food, he came to front of the Song’s royal court and stood, with his crossed arms, leaning on a stick. The Song king sent him in and asked:

“Where are you from? What’s your name? Why did you stand out there?”

He replied:

“Your Majesty, I’m from a small country and a poor Buddhist since my childhood. I want to build four national objects but due to my material inadequacy, I’ve tried very hard to come here just to ask you, out of your compassion, to give me some bronze for my building project.”

The Song emperor inquired:

“How many disciples do you have with you?”

Minh Khong replied:

“Your Majesty, I’m by myself with this bag. Please give me enough bronze to fill it so I can take it home.”

The king looked at the tiny bag and anxiously said:

“You came here from the distant South with such a tiny bag for bronze, you’ve wasted much of your effort. Well, the warehouse official will take you there and you can feel free to help yourself.”

In the warehouse, the monk put all the bronze in his bag, so stunning the official he promptly reported to the king. With regret, he ordered to have the bronze back; yet, he maliciously tried to defend his prestige by suggesting that his men would help the monk carry it home. The monk wisely rejected:

“Your Majesty, I can carry all this bronze home alone. Please don’t bother your men.”

He hooked the bag with his stick and placed it on his shoulder to leave with ease. The king’s secret agents swiftly followed him, but he kept them far behind with his flying steps. At the Yellow River, he used his hat to sit on and instantly crossed it.

Back home, he built a huge Buddha statue for Hai Duong, a great urn for the Bao Thien tower in Thang Long capital, a large bell for Pho Loai, and a big cauldron for Minh Danh. With the remaining bronze, he made a 3,300-catty bell for Loai Tri, and a 3,000-catty one for Giao Thuy. (1 catty= roughly 1.1lb).

It was said the sound of the finished bells had reached far up to China. As bronze was wrongly believed to be the mother of gold, the Chinese golden deer left for Vietnam, thinking the bell sound was a call from his mother there. When he reached Tay Ho lake without seeing her, he went down the lake and stayed there ever since. Based on this, people often tell each other that any blessed family with ten sons who loved one another, these boys could go to Tay Ho lake to take the golden deer home and inherit it.

Minh Khong was granted by King Than Tong with a carp-shaped piece of land in Nam Dinh, later the Hanh Thien village in Xuan Truong district, for the people to build a temple there to worship him as Saint Minh Khong. Despite its absence of monks, a month-long festival was held there yearly in his honor with a procession, a canoe race on Hong River, and the participation of thousands of vegetarian tortoises. These animals kept coming to Hanh Thien in the last eight centuries to commemorate the bonze. This storyteller had once fed them sticky rice and bananas during the festivities.

Following the national division in 1954, it’s unknown whether those turtles still come to the temple for the saintly bonze event.

 

o O o

MỤC LỤC

THIẾU PHỤ NAM XƯƠNG

Dưới thời nhà Hồ có Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, nhan sắc mỹ miều đoan chính, còn treo giá ngọc chờ cuộc lương duyên. Trong làng có chàng họ Trương, khôi ngô cường tráng, tính ngay thẳng, lại con nhà giàu. Đến tuổi thành thân, xin với mẹ đem vàng trăm lượng làm lễ đính hôn, đón nàng họ Vũ về nâng khăn sửa túi.

Chàng Trương rất là thương yêu vợ, nhưng phải tính hay ghen, nên đối với nàng, rào đón phòng ngừa khe khắt. Vũ thị biết đạo xướng tùy nên cửa nhà luôn được trong ấm ngoài êm. Hai vợ chồng ăn ở với nhau gần được hơn năm, nàng đã có bầu, sắp kỳ vượt cạn thì nước nhà xẩy việc binh đao. Nhà vua bắt lính Nam each other that chinh để dẹp giặc Chiêm quấy nhiễu biên thùy. Chàng Trương vốn con nhà giòng dõi nhưng khoa danh chưa đạt nên phải sung quân.

Lúc sắp lên đường, mẹ già căn dặn:

– Vì nước quên nhà là bổn phận làm trai. Mẹ khuyên con phải biết giữ truyền thống gia phong, trong hội công danh giữa nơi binh cách, đừng nên tham chức tranh công để cho mất đi nhân phẩm. Địa vị cao sang đừng màng, nhường cho chúng bạn mà giữ lấy tình. Tử sinh hữu mệnh, con đừng e những sự hiểm nghèo, phải đem tấm can trường trải ra cùng non nước. Nhớ lời mẹ dặn, mẹ mới yên lòng.

Trương là hiếu tử, quỳ dưới gối mẹ mà vâng lời. Nàng Vũ rót ly rượu đầy, ân cần mà tiễn lang quân:

– Chuyến này chàng đi vì nước, thiếp không thể theo để cùng nhau tâm sự sớm hôm. Chỉ mong ngày về đoàn viên, chàng đem về hai chữ bình an là thiếp thỏa lòng trông đợi.

Vợ chồng nhìn nhau lệ ứa hai hàng.

Chia tay được hơn tháng thì nàng nằm ổ, sinh được một trai, đặt tên là Đản. Nàng Vũ đáng là mẹ hiền dâu thảo, bú mớm con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng, nhớ chồng, ru con thơ ngủ, nàng thường hát điệu thiết tha:

“Gió đưa cút kít ngọn tre,
Em ngồi tựa cửa bên hè quay tơ.
Đời người được mấy giấc mơ,
Chàng mơ chinh chiến, em mơ bóng chàng.”

YOUNG WIFE IN NAM XUONG

In Nam Xuong under the Ho dynasty, a charming and gentle young woman named Vu Thi Thiet was ready to get married. Meanwhile, a rich lady’s handsome and honest mature son named Truong got her permission to marry the girl. Following an expensive hundred-gold-tael engagement, he was allowed to welcome her to his home as his wife.

Truong loved his wife dearly; yet, his excessive jealousy had led him to treat her strictly despite her good behavior had made theirs a harmonious and happy home. Over a year after their wedding, she got pregnant and was about to give birth to their first child when an armed conflict occurred. Among men mobilized to fight the neighboring Cham intruders at the border was Truong. He had to join the army when he had not finished his education despite his being a descendant of a famous literary family.

His mother reminded him at his parting:

“Your duty is to serve the country first. Please try to maintain our family traditions, and in the army, avoid competition for rewards at the expense of dignity. About profitable positions, calmly let your friends have them, just to keep their sympathy. Life and death are predestined; so, never be scared of dangers; instead, serve the nation with courage. Your memory of these words of mine will gratify me.”

Truong dutifully knelt down to show his obedience to her. Meanwhile, his wife tenderly offered him some farewell wine.

“Since you’re going to serve the country without me to take care of you, I can only wish you the best and hope you’ll return safely to comfort my long wait,” she said.

The couple looked at each other in tears.

A month later, Vu Thi Thiet gave birth to a boy she named Dan. While fulfilling her duties of a loving mother and a filial daughter-in-law, she often sang emotional verses to express her love to her husband:

“Over the bamboo tops the winds blow
While I spin my silk beside the window
Like you, I have some dreams too,
As yours is about war, mine about you.”

Ngày tháng thoi đưa, chàng đi thấp thoáng đã đầy một năm. Mẹ già tuổi hạc tóc sương, thương con góc biển chân trời, dầm mưa giãi nắng, gối giáo nằm sương, cơm chẳng no lòng, buồn nhớ mà sinh bệnh. Nàng Vũ hết lòng hầu hạ thuốc thang, ân cần dịu ngọt lấy lời khéo mà an ủi. Song bệnh người già tăng mà không giảm. Biết mình không qua khỏi, bà cụ trăn trối với dâu rằng:

– Thọ yểu có số, sống chết mệnh trời. Mẹ cũng mong sống được đến ngày chồng con trở lại, cùng nhau vui vầy sum họp. Nhưng trời bắt về, người không thể cưỡng. Mẹ chết đi, con chớ khá đau thương. Chồng con xa xôi xông pha tên đạn ngoài biên ải, không thể báo tin lâm biệt được. Con là dâu thảo, cao xanh ban phước người lành, giòng dõi họ Trương sau này tươi tốt nhờ con, thế nào cũng đông đàn lương thiện. Mẹ về cõi Phật, lòng rất an ủi bình an.

Bà cụ trối rồi nhắm mắt thảnh thơi về nơi nước nhược. Nàng Vũ ma chay, lo liệu mọi điều như đối với cha mẹ đẻ mình vậy. Người Nam Xương ai cũng cảm thương, phục mà rơi lệ. Năm sau quân giặc tan tành, biên cương vững vàng yên ổn. Trong đoàn quân chiến thắng trở về, có chàng họ Trương gan dạ. Trương về đến nhà thì mẹ đã khuất núi, con vừa tập nói. Cuộc đoàn viên dưới khăn tang mẹ! Trương là hiếu tử, bồng con thơ ra thăm mộ mẫu thân trong khi Vũ thị lo quán xuyến việc nhà.

Ra đến cánh đồng, thằng Đản vì chưa biết bố, tưởng là người lạ, òa khóc đòi về. Trương bảo con thơ:

– Nín đi con. Nín đi con. Cha về mà bà con đã mất, lòng cha bồn chồn đau đớn lắm.

Đứa bé lắc đầu, khóc càng to hơn:

– Ông không phải cha Đản. Cha Đản không biết nói đâu.

Trương sinh nghi, vốn tính hay ghen, gạn hỏi thì đứa bé nói:

– Cha tôi đến tối mới đến, không biết nói đâu. Mẹ tôi đi thì cha tôi cũng đi, ngồi cũng ngồi.

– Tối nào cũng đến à?

– Tối nào cũng đến, ở lại cả đêm. Đến sáng đi đâu không biết.

Trương nghe con nói, tin là vợ hư, máu ghen bốc lên như lửa, óc chẳng còn suy nghĩ được chi nữa, chạy ngay về nhà sỉ nhục vợ bằng những lời đay nghiến.

Vũ thị khóc mà nói:

– Thiếp vốn nhà nghèo nhưng cũng được hưởng điều lễ giáo, giữ gìn phẩm hạnh, có đâu xa chồng mà tưởng điều trên bộc trong dâu. Cách chàng trải đã ba năm, gương biếng soi, phấn không điểm, ngõ liễu tường hoa chưa hề đặt gót, đâu như chàng nói. Mấy lời chân thật, vì nghĩa tao khang, mong chàng chớ có nghi oan.

Trương không tin vợ, lại càng ngậm miệng không chịu hé răng nói lại những lời con trẻ thơ ngây. Một ngày mấy lần nổi cơn ghen mà đánh mắng vợ rất tàn tệ. Họ hàng thân thích, hàng xóm láng giềng bênh vực, biện bạch cho nàng, Trương để mặc tất cả ngoài tai, không nghe ai hết. Nàng bất đắc dĩ nói:

– Vợ chồng đã hết tin nhau, tình như gương vỡ bình rơi. Tao khang nhẹ như chiếc lá, oan này nặng tựa Thái Sơn. Đời người gió thoảng mây bay nhưng cái danh tiết vững bền muôn thuở.

Nói rồi trầm hương tắm gội, ra bến Hoàng Giang mà than cùng trời đất:

– Thân này mệnh bạc, duyên phận hẩm hiu, ân tình cầm sắt đứt dây đang độ xuân xanh, bị chồng ngờ oan cho điều nhơ nhuốc ruồng rẫy miệt khinh, đành xin gởi mình nơi giòng nước bạc. Trời đất bao la, thần sông linh thiêng, xin chứng giám cho lời nguyện ước: Nếu thiếp tiết hạnh đoan trang, một lòng trinh bạch, xuống nước xin được làm ngọc trân châu, trên đất làm hoa lan chi. Nhược bằng thiếp có lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, thì xuống nước làm mồi cho tôm cá rỉa đục, trên đất làm mồi cho diều quạ xé thây, ai ai cũng buông lời khinh tiếng mắng.

Nói rồi gieo mình xuống sông mà chết. Chàng Trương rất hận vì ngờ vợ lang chạ, nhưng được tin nàng tự trầm thì lòng xót xa thương tiếc vô cùng. Tìm vớt thây nàng mấy ngày chẳng thấy đâu.

 

A year passed by to turn Truong’s mother fast into a white-haired lady of illness, under the pressure of her tremendous missing of him and anxiety about his living far away in harsh weather, tough works, and fighting dangers. His wife’s exemplary care with sweet words and ample medication did not really help, leading his sick mother to give his wife her last words.

“Longevity, as well as life and death, is mandated by heaven,” she said. “I wanted to live longer to see your husband again and celebrate our big reunion, but it’s impossible to disregard the celestial call. Don’t be too sad about my death, and don’t bother your fighting husband at the border with it. You’re my family’s blessed daughter-in-law. Thanks to you, the Truong could multiply and produce many outstanding citizens. In Buddha’s nirvana, I’ll feel peacefully comforted.”

Afterward, she passed away quietly. Truong’s wife buried her as nicely as she had done her own mother, tearfully moving the Nam Xuong people. With the war over the following year and the border safe, courageous Truong went home like other glorious fighters, only to sadly learn of his mother’s death. However, he was glad to see his own child Dan babbling. Since the reunion took place in his mother’s mourning, the pious Truong carried his son to visit her tomb while his wife stayed home to do chores.

At the field, the baby considered Truong as a total stranger and began to cry, insisting to be home with his mother.

“Calm down, dear son! Calm down! I’m your father and here I’m home. I feel very painful about the death of your grandma.”

Dan shook his head and cried louder:

“No, you’re not my father. He can’t speak.”

Suspicious out of his jealousy nature, Truong asked further.

“He comes only at night and never speaks,” his son answered. “He’s always with my mom wherever she goes or sits.”

“Does he arrive every night?”

“Yes. He stays over until morning and disappears at sunrise.”

What his son had told him made him doubt her loyalty. With his burning jealousy, he went out of his mind and rushed home to orally abuse her.

She cried and lamented:

“I came from a poor family, but I was properly educated to protect my dignity and loyalty. During your three-year absence, I neither used my mirror or makeup, nor go anywhere out. I’m not a bad wife as you blamed. I’m very sincere, please think about our marriage, and stop your wrong suspicion.”

Truong had so distrusted her that he even kept silent about what he had heard from their young innocent son. Pushed by his jealousy, he abused her rudely every day, both physically and orally, in disregard of her own self-defense and the interference of his relatives and neighbors, forcing her to finally say:

“As you’ve stopped trusting me, our love is now like a broken mirror. Our marriage is nothing to you, but your injustices will remain forever. Life is temporary while my honor is permanent.”

She then cleansed herself with perfume and left alone for the Hoang Giang river to lament to heaven.

“My unlucky fate and bad marriage have placed me in a painfully broken romance while I’m still young. Due to my husband’s unjust suspicion of my loyalty and his abuse of me, I have to kill myself in this river. I pray to the omnipresent God and the sacred river deity to witness my honesty: If it’s clean and pure, please turn me into pearls at sea or orchids on the ground. Otherwise, if it is found questionable, please turn me into baits for fish and shrimp, or preys for eagles and crows, bearing forever the curse from the public.”

She then jumped into the river to kill herself. The suspicious Truong, after learning of her suicide, soon felt extremely sorry and repeatedly tried to retrieve her body for several days, but in vain.

Một đêm buồn bã, phòng vắng canh thâu, chong đèn ngồi võng ru con, chợt đứa bé reo lên:

– Kia kìa, cha Đản đến rồi.

Chàng hỏi:

– Cha con đâu?

Đứa bé chỉ bóng nói ngay:

– Đó, cha Đản đó.

Bấy giờ chàng mới hay rằng khi chàng chinh chiến xa nhà, con thơ hỏi cha con đâu, vợ hiền chỉ bóng nói đùa rằng cha con đó. Khi chàng biết nỗi oan khiên của vợ thì cành trâm đã gẫy. Ngày đêm bồng con, xót vợ khôn nguôi.

Trong làng có chàng trai họ Phan làm cai thu thuế bến đò Hoàng Giang. Một đêm nằm mơ thấy người con gái mặc áo mầu xanh đến xin tha mạng. Sáng hôm sau có người thuyền chài đến biếu chàng một con rùa mai xanh. Nghĩ đến giấc mộng, Phan bèn đem rùa ra sông mà phóng sinh.

Cuối đời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh giả tiếng đưa Trần Thiêm Bình về nước, xâm phạm biên giới ở Chi Lăng, dân chúng phải tản cư để tránh cơn binh lửa. Chàng họ Phan cùng người làng trốn ra ngoài khơi, không may gặp cơn bão biển đắm thuyền, mọi người trên thuyền đều bị chết đuối. Xác họ Phan giạt vào hang động trên hoang đảo. Động ấy là một động rùa xanh. Bà chúa động chỉ xác chàng họ Phan mà nói:

– Đây là ân nhân cứu mạng của ta ngày trước.

Nói rồi tự tay lấy khăn gấm vóc mà lau, lại lấy linh dược mà đổ cho uống. Giây lâu họ Phan hồi tỉnh, thấy mình ở trong cung điện nguy nga tường ngọc lộng lẫy thì lạ lắm, không biết là đang ở trong cung điện thủy cung. Bỗng thấy một bà đẹp như tiên nga, mặc áo cẩm vân dát ngọc, đi giầy nạm vàng, lễ độ ôn tồn mà nói:

– Tôi là Linh Phi trong động rùa, phu nhân của Nam Hải Long Vương. Xưa có một lần đi chơi ở bến sông Hoàng, bị người dân chài bắt được, báo mộng mà người quân tử rộng lòng cho sống. Ơn cứu tử ấy mãi mãi không quên. Bây giờ gặp được ân nhân, quả là trời xanh cho tôi có dịp để báo ơn đền nghĩa.

Linh Phi đặt yến thiết đãi họ Phan. Dự tiệc có nhiều mỹ nhân đài các. Ai cũng áo quần lộng lẫy vô cùng. Trong số ấy có một nàng điểm trang phơn phớt, nụ cười ánh mắt thoang thoáng nét buồn. Phan nhận thấy giống y như nàng Vũ Thị Thiết đồng hương. Phan nhìn mà không dám nhận người quen. Tan tiệc, mỹ nhân ấy buồn mà nói rằng:

– Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa lâu mà ông đã quên tôi rồi sao?

Bấy giờ Phan mới biết đúng là Vũ nương vợ chàng Trương. Bèn hỏi duyên cớ tại sao ở đây, Vũ thị đáp:

– Tôi xưa bị chồng ngờ oan mà sỉ nhục, buồn duyên tủi phận, bỏ lại con thơ mà tự tử ở Hoàng Giang. Các vị tiên nữ thương tôi vô tội, rẽ nước cứu mạng nên mới còn đến ngày nay.

– Bà bị hàm oan, làng ta ai cũng biết mà thương xót lắm. Anh Trương giờ đã tỉnh ngộ, sống cảnh gà trống nuôi con, tội lắm.

– Tình nghĩa vợ chồng như bát nước đầy, đổ rồi làm sao vét lại như xưa. Tôi đã nguyện trọn đời mãi mãi làng mây cung nước để giữ cho tròn tình nghĩa với Trương lang.

Phan cảm động:

– Thưa bà, dẫu không nghĩ đến nhà cửa vườn xưa cỏ hoang mọc rậm, phần mộ gia tiên không ai coi sóc, thì bà cũng nên xót thương cháu Đản, không có mẹ hiền đương tuổi còn thơ. Mẫu tử tình thâm, xin mà sâu xét.

Vũ thị nước mắt ứa ra, nghẹn ngào đáp:

– Thương con từng cơn đứt ruột, nhớ con tiếng nói nụ cười. Số phần như vậy, nhưng tôi nhất quyết tìm ra phương cách trở về gặp mặt nhìn nhau một lần.

Hôm sau Linh Phi rẽ nước đưa Phan về, nàng Vũ gửi một chiếc thoa vàng mà dặn:

– Nhờ ông nói hộ với chồng tôi, nếu còn nhớ nghĩa tình xưa thì lập đàn giải oan trên bến sông Hoàng, soi đèn cho tôi về gặp mặt.

Phan về đến làng, đưa cành thoa và kể chuyện kỳ lạ thủy cung với Trương. Trương sa nước mắt, cầm thoa mà tạ ơn:

– Tạ ơn ông chuyển tin và đưa cho cành thoa xưa của vợ tôi.

Rồi chàng làm theo, ba ngày giải oan trên bến sông Hoàng. Kịp khi soi đèn xuống nước thì thấy vợ hiền ngồi kiệu rẽ nước mà lên. Chàng khan cổ gọi, nàng giữa giòng sông, nói vào tha thiết:

– Tình chàng đã tỏ, oan xưa thiếp được chàng rửa sạch làu. Tình nghĩa vợ chồng từ nay ngời sáng. Xin chàng bảo trọng nuôi dạy con thơ. Sau cuộc trần gian, sẽ còn lâu dài gặp gỡ.

Nói rồi, kiệu lại chìm dần vào dòng nước bạc.

Về sau, vua Lê Thánh Tông qua bến sông Hoàng, thấy miếu thờ vợ chàng Trương, hỏi biết duyên do, có đề thơ như sau:

Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Ngọn đèn dù tắt, đừng nghe trẻ.
Làn nước chi cho lụy đến nàng!
Chứng tỏ có đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chăng lọ mấy đàn tràng.
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương quá phũ phàng.

 

One night, he sat lonely and sad in his hammock next to a lamp to lull his son to sleep when the boy suddenly yelled joyfully:

“There, my dad has come.”

Truong hurriedly asked:

“Where’s your dad?”

The boy pointed his finger at Truong’s shadow:

“There, that’s my dad.”

He slowly realized that during his absence to serve the army, his wife had playfully pointed to her shadow created by the lamp to tell the son that it was his father. He could only hold the orphan kid all day long to miss his wife, a victim of his injustice.

There was a young tax collector at a Hoang Giang river port named Phan who had a dream one night, in which a girl dressed in blue came to ask him to spare her life. The next day, a fisher came to offer him a blue turtle as a gift, reminding him about the dream. He instantly freed it in the river.

Toward the end of Ho’s Khai Dai dynasty, Chinese Minh troops, pretending to escort Tran Thiem Binh back to Vietnam, started to invade our Chi Lang frontiers, driving Phan and local villagers to flee to the sea. Unfortunately, a storm capsized their boat, killing everyone on board. Phan’s body landed at a blue turtles cave on an isolated island and was taken to the isle’s head lady. She recognized it:

“He was my rescuer years ago.”

Just said, she personally used silk and satin to dry him, then poured sacred medicine in his mouth. He revived and wondered why he was in such a magnificent underwater palace. Suddenly, a beautiful fairy-like lady, dressed in pearl-inlaid clothes and gold-inlaid shoes, appeared to nicely address him.

“Sir, I am Linh Phi of the turtle cave, wife of the Nam Hai Long Vuong king. On a pleasure trip at Hoang river in the past, I was caught by a fisherman and through your dream, I was kindly rescued. I’ll never forget that grateful deed, and this fateful occasion is for me to thank you, my benefactor.”

A party was held in his honor, attended by noble beauties in extremely elegant clothes. However, one among them had just a simple makeup and looked rather sad. Phan wondered how she looked so like Vu Thi Thiet, his former village neighbor, that he wanted to acknowledge her but not daring. After the party was over, she approached him to speak in sadness.

“Sir, you and I used to live in the same village a short time ago. Have you already forgotten me?”

Phan was relieved when he learned she had been Truong’s wife. Out of curiosity, he asked her why she was at this place.

“My husband unjustly suspected and so humiliated me I had to leave my son and kill myself at the Hoang Giang river. The fairies pitifully rescued me for my innocence and brought me here.”

“Your injustice is pitied by the whole village.” Phan said. “Truong’s been living miserably in repentance to raise your son.”

“Matrimony is like a full bowl of water. Once spilled, it’s no longer the same. I’ve vowed to remain forever faithful to my husband Truong,” she said.

Phan emotionally explained:

“Madam, even if you no longer care about your abandoned properties and ancestors’ tombs, you should have pity for your young motherless child Dan. Maternal love is critical, please seriously consider his plight.”

She cried and was too moved to speak clearly:

“I love my son dearly and terribly miss his babbling. That’s our destiny; however, I’m determined to find a way to come back to see them at least once.”

The following day, she saw Phan as he was helped to go home.

“Please tell my husband if he still honors our former union, he should hold a rite on the Hoang riverbank and shine it with lamps so I can see him,” she said and handed him a gold brooch.

Back to his village, Phan gave the brooch to Truong and told him about his wife, moving him so much he spoke to Phan in tears.

“Thank you very much about my wife’s story and brooch.”

At the end of Truong’s three-day ritual on Hoang riverbank, under the lights, he saw his wife appear in a distant palanquin. He loudly called her and heard her tender response.

“Your love has helped clear all the injustices against me, and brighten our matrimony, honey. Please take care of yourself and our son. We’ll be reunited right after your long worldly life ends.”

Soon, her palanquin slowly vanished under the silvery water.

Later, on a stop at Hoang river, King Le Thanh Tong saw the temple for Truong’s wife. He heard the story and wrote this poem:

The incense smoke on the riverbank there
Is it from the temple for Truong’s wife?
How could he believe his kid’s share
To let his jealousy kill his dear wife?
While her virtue was completely proper
Injustice relief rites are not enough for her.
As I learned about her fateful destiny,
I can’t help blaming Truong’s brutality!

 

o O o

MỤC LỤC

VUA LÊ THÁNH TÔNG và NÀNG TIÊN THƠ

Các đấng minh quân, mở mang bờ cõi, xây đời hạnh phúc, nhà nhà yên vui, mở trang lịch sử nước nhà, triều đại nào cũng có. Nhưng một vị vua có tài kinh bang tế thế, hết lòng yêu nước yêu dân, đồng thời lại là một thi sĩ tài hoa đa tình như Lê Thánh Tông, thật là hiếm có trong giòng lịch sử nhân loại.

Tương truyền chùa Ngọc Hồ ở thành Thăng Long thường có tiên nga ghé chơi. Nguyên ngôi chùa này được xây từ thời nhà Lý, trên một cảnh đồi có hình dáng nậm rượu, nên dân gian gọi là chùa Ngọc Hồ. Nhà Trần đổi tên là chùa Tiên Phúc. Đời sau gọi là chùa Tiên Tích. Qua bao biến thiên, ngôi chùa cổ ấy nay vẫn còn ở phố Sinh Từ, Hà Nội.

Vua Lê Thánh Tông, sau những buổi lao tâm khổ trí vì hạnh phúc muôn dân, thường giải lao bằng cách đi ngắm cảnh đẹp của non sông. Bữa kia thăm chùa Ngọc Hồ, thấy một cô gái thanh tao kiều diễm, đứng bên gác chuông ngâm hai câu thơ:

“Ở đây mến cảnh, mến thầy,
Tuy vui đạo Phật, chưa khuây lòng người.”

Ý thơ man mác, phá chấp mà thanh, giọng ngâm trong lại ấm, miệng ngâm xinh như hoa hàm tiếu, làm cho bậc đế vương anh hùng xao xuyến bâng khuâng. Thánh Tông như quên ngôi vị cửu trùng, chỉ còn là người thơ gặp được khách thơ. Ngài nhã nhặn xin được cùng giai nhân xướng họa. Nàng thuận ý. Vua xin ra đề. Nàng lấy hai câu vừa ngâm làm đề ra. Thánh Tông ứng khẩu:

“Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười,
Tuy vui đạo Phật, chửa khuây nguôi
Chày kình mấy khắc tan niềm tục,
Hồn bướm ba canh lẩn sự đời.
Bể khổ muôn tầm mong tát cạn,
Sông ân nghìn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.”

Ngâm xong, nhà vua khiêm tốn nói:

– Mấy vần vội vàng, xin mỹ nhân bình phẩm cho.

Nàng thành thật, tươi cười nói:

– Thưa, kể về niêm luật, bài thơ không một vết hà tì. Nhưng…

Nàng nói đến đây, ngần ngừ bỏ lửng. Nhà vua hỏi:

– Nhưng thế nào? Xin cho biết ý.

Nàng vẫn tươi cười:

– Dạ, thơ ngài ý hay, chỉ hiềm lời vụng, lại thiếu cảnh thiếu tình.

– Dám xin nàng sửa hộ cho.

– Xin đổi bốn chữ đầu câu tam “Chày kình mấy khắc” thành “Gió xuân đưa kệ” cho thêm cảnh. Ở câu tứ, xin đổi “Hồn bướm ba canh” thành “Hồn bướm mơ tiên” để thêm chút tình. Hai chữ “Bể thảm” ở đầu câu ngũ, nếu đổi thành “Bể khổ”, chữ “sông” đầu câu lục đổi thành “nguồn”. Như vậy nhẹ nhàng, mà hợp cảnh cửa thiền.

Nói xong, nàng hồn nhiên cất giọng ngâm:

“Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười,
Tuy vui đạo Phật, chửa khuây nguôi.
Gió xuân đưa kệ tan niềm tục,
Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời.
Bể khổ muôn tầm mong tát cạn,
Nguồn ân nghìn trượng dễ khơi vơi.
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây, chín rõ mười.”

Bậc đế vương bị chỉnh thơ, không phật ý, cung kính chắp tay:

– Bái phục thi tài. Nàng đáng bậc tiên thơ. Mong được nghe bài họa của nàng.

Thiếu nữ hồn nhiên nói:

– Cùng là khách làng thơ, ngài giữ lễ thái quá, khiến cho tiện nữ lấy làm e ngại. Nói về xướng họa, hai câu lục bát của tiện nữ, vừa là đề vừa là xướng. Bài thơ ngài ứng khẩu chính là bài họa, kính thưa ngài.

Nhà vua dễ dãi:

– Vâng! Bài của bỉ nhân là bài họa.

Thiếu nữ bỗng cười to:

– Hoàng đế sao lại không xưng là quả nhân?

Nhà vua cũng cười:

– Trong làng thơ, làm gì có vua thơ, quan thơ, dân thơ, phải không nàng?

– Dạ, phải.

Nhà vua mời nàng về cung để cùng xướng họa. Nàng không từ chối, khoan thai bước lên xe rồng, ngồi ngang với vua. Khi xe đến cửa điện, nàng không nói lời từ biệt, bay nhẹ lên mây. Vua biết là tiên, mới sai xây lầu Vọng Tiên trước cửa Đại Hưng để trông ngóng nàng.

KING LE THANH TONG and THE FAIRY POET

Outstanding kings who expand their national borders, build happiness to provide peace to their people and glory to their country, are found in any dynasty. Yet, a highly talented ruler and devoted patriot, a deep lover of his people and sentimentally gifted poet like King Le Thanh Tong, is quite rare in humanity’s history.

It was said Ngoc Ho temple in Thang Long, built under the Ly dynasty, had been the place where fairies often frequented. Its name originally came from its hill that looked like a small wine bottle, but was changed by the Tran dynasty to Tien Phuc, then Tien Tich. In spite of national upheavals, the ancient temple still remains on the Sinh Tu street in Hanoi.

After working really hard for his people’s happiness, King Le Thanh Tong often entertained himself with visits to national sceneries. One day, at Ngoc Ho temple, he saw a decently pretty girl reciting two verses next to its bell tower:

“The sight and monks here are attractive, however,
I find no solace yet as a happy Buddhist believer.”

Her vague poetic content with unrhymed yet nice words recited in a clear and warm voice by a beautiful mouth, had fantasized him into forgetting his being a former heroic king. He acted like a poet in front of another poet by politely asking to join her in an oral poetic exchange. She agreed, and on his suggestion, she took her recent lines as the topic. Below is the king’s improvised poem:

“Worldly things seem funny, yet I can never,
Find solace as a happy Buddhist believer.
At the sound of the bell, they’re gone
But in my dreams, they come back on.
I wish I could empty the sea of tragedies,
To be forever happy with rivers of mercies.
Where’s nirvana, does anyone see?
It’s right here, quite clear to me.”

He then humbly said:

“I’m sorry about the hasteful poem. Please kindly comment.”

She replied with a sincere smile:

“Sir, for prosody, the poem is perfect, but…”

She abruptly stopped to the king’s surprise.

“But what?” he asked. “Please tell me.”

She kept smiling and said:

“Well, it conveys excellent ideas; yet, the words are somewhat clumsy and inadequate in expressing feelings.”

“Please kindly help improve it.”

“May I suggest that the third and fourth lines be reworded as “With spring breeze…” and “While in my dreams, fairies appear for visits,” to include sceneries and feelings. Besides, “miseries” and “sources” of the fifth and sixth lines should replace “tragedies” and “rivers” to sound more refined and zen-like.”

She then coolly recited the whole revised poem:

“Worldly things seem funny, yet they can never
Be a solace to me, a happy Buddhist believer.
With spring breeze, prayers clear earthly bits,
While in my dreams, fairies appear for visits,
I wish I could empty the sea of miseries,
To forever enjoy the sources of mercies.
Where’s nirvana, does anyone see?
It’s right here, quite clear to me.”

Instead of being offended, the king poet felt gratified.

“How great your talent is!” he praised her with due respect. “You’re truly a poet fairy. May I hear your response poem?”

She innocently replied:

“Sir, we’re poet partners, so please don’t bother with your overly politeness. As for our exchange, let’s use my previous two verses as both the subject and start. Your improvised poem was already a response, Sir.”

The king nicely said:

“Fine! Let’s accept my humble poem as such.”

The girl suddenly said with a loud laughter:

“As an emperor, why didn’t you speak as a royal crown?”

He shared her laughing:

“Among poets, there are no kings, no officials, no folks. Right?”.

“Yes, Sir!”

He then invited her to have more poetic exchanges at the royal palace. She gladly agreed and gracefully entered his carriage to sit abreast with him. At the palace door, however, she quietly flew up to the clouds. Realizing she was a fairy, the king had the Vong Tien tower built in front of the Dai Hung gate to expect her.

LỜI BÀN

Những tiến bộ về khoa học vật chất dễ làm cho con người hợm hĩnh tự mãn một cách u mê. Đường đi lối về nhanh chóng, phương tiện giao thông tiện lợi. Năm châu xưa kia xa cách diệu vợi, bây giờ máy bay tầu thủy đi lại ào ào, mau mắn hơn người xưa đi trẩy hội chùa. Không gian như thu ngắn lại, nhân loại thân xác như đến gần nhau. Chỉ có tấm lòng, ngày một cách xa, không chỉ xa cách với tha nhân, mà còn xa cách ngay với chính mình!

Hầu như những thành công của khoa học vật chất che lấp tâm linh, nâng cao kỹ thuật trong cuộc nhân sinh, đồng thời làm cho nhân phẩm bị chìm vào quên lãng. Lòng tu sỉ nguội dần, khả năng tình dục yếu hèn, nhưng ý hướng tình dục lại phô bày trơ trẽn, cái đẹp thanh tao thơ mộng vơi đi mãi. Là khôn? Là dại? Trí xảo tung hoành đến độ ân tình đôi khi cũng bị cân đo bằng lợi.

Người xưa có nói: nếu lấy lợi làm lẽ sống, thì tranh giành cướp đoạt hoài không chán! Nhìn vào thế giới ngày nay, quả là như vậy. Trong trường điên đảo, quyền biến cơ mưu, mở mang thị trường, vơ vét cướp giựt tài chính, có chăng là tìm thấy cái vui thích tạm bợ tức thời. Hạnh phúc bao giờ lại có trong trường ấy!

Các bậc hiền triết, các đấng minh quân đời trước của nước ta, đem tình, ý, chí xây dựng cuộc đời, rạng soi lẽ sống bằng yêu thương, tô điểm cuộc đời bằng thi ca nhã nhạc, êm đềm thâm thúy.

Tiên thơ đến từ đáy hồn thơ của tao nhân. Những người chuộng cái đẹp hình thức, lồ lộ ồn ào quan niệm tiên thơ là huyền hoặc.

“Hữu chất vô văn tất dã”, có hình thức vật chất, không có cái đẹp sâu kín, đúng là đồ nhà quê. Lời đức Phu Tử nói từ mấy ngàn năm trước, nay còn đúng lắm vậy.

COMMENTS

Advances in physical science easily lead men to become ignorantly braggy and self-sufficient. Fast and comfortable means of transportation such as planes and ships have made continents, usually thought as faraway, closer in time, even more when compared to ancient people walking to temples. That seemingly shortened space has united people together, against their heart’s getting farther not only from others but also from themselves!

It seems successes in physical science have obscured men’s soul and while they keep raising life technology, they neglect their ubliquitous dignity. Priests’ compassion cools down, and sexual ability weakens; yet, their sexual trends turn shameless, decreasing the fine and romantic beauty. Is that wisdom? Or not? Craftiness has so enhanced it sometimes measures affection based on profit.

According to an old saying, if profits became life objectives, there would be no end to competitive conflicts! It’s clearly so in today’s world. Such types as mad and crafty marketing tactics and financial proliferation are abundant, turning joys into temporary sources, driving happiness out of such environments.

Our ancient philosophers and best kings used to serve the people with love, and the nation with goodwill and determination, filling life with affection and enjoyment of music and poetry.

Fairy poets are just a creation of poets’ imagination. To admirers of superficial and noisy forms of beauty, fairy poets exist only in legends, implying that only peasants admire such physical and apparent forms of beauty. That’s why Confucius’ teachings from several thousand years ago are still valid.

 

o O o

MỤC LỤC

HÒN VỌNG PHU

Dọc theo non nước ta có các hòn vọng phu ở các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hoa, Bình Định, Khánh Hòa và Côn Sơn. Mỗi hòn có một sự tích với những dị đồng. Nhưng tất cả đều cho thấy giá trị cao đẹp của người vợ trẻ hết lòng yêu chồng, chung thủy sắt son, bền gan chờ đợi cho đến hóa đá, như ngàn đời dạ nhớ không nguôi.

Sự tích Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn

Theo sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi: “Vọng phu là tên núi ở phía Tây thành Lạng. Trên núi có một tảng đá nhô lên, trông xa như hình người quay lưng về phía Nam, quay mặt về phía Bắc. Tục truyền rằng ngày xưa ở phủ Nam Sách có người tên Đậu Thao là tướng của Tiền Ngô Vương, đem quân chống giữ biên giới phía Bắc. Vợ họ Tô tên Huệ thủ tiết 10 năm, dệt bức gấm hồi văn gửi cho chồng. Sau cùng gia nô trèo lên ngọn núi Cô Sơn ở Lạng Sơn, ngóng chồng không thấy. Bèn gieo mình chết, thây hóa đá. Nhân vì chuyện này mà người sau đặt tên núi là Hòn Vọng Phu.”

Ca dao có bài:

“Con cò bay bổng bay cao,
Bay qua cửa bể, bay vào Đồng Đăng.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô thị có chùa Tam Thanh…”

Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi được ba vị danh nho cùng thời với ông là Nguyễn Thiên Túng viết lời tập chú, Nguyễn Thiên Tích viết lời cẩn án và Lý Tử Tấn viết lời thông luận. Các nhà Nho uyên bác ròng rã nối đời, không một lời bình phẩm là có điểm sai, như vậy cũng đáng để cho đời nay tin cậy hơn chuyện kể về Đá Vọng Phu của một vài cây bút tân thời.

Một vài nhà biên khảo văn học của đảng Cộng Sản Việt Nam phê bình Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Thiên Tích, Lý Tử Tấn đã lầm chuyện Đậu Thao cùng Tô Thị của Tầu thành chuyện Việt Nam! Đúng là lời phê bình nông cạn của những người làm công việc biên khảo văn
học không chịu khảo đính cặn kẽ.

Bài Chức Cẩm Hồi Văn của nàng Tô Thị hóa đá ở thành Lạng Sơn gồm 280 chữ, dệt gấm theo lối vòng vo như đường mê cung.  Bài này được ông Ngô Thế Vinh, hiệu là Trúc Đường, người làng Bái Dương tỉnh Nam Định đỗ Tiến Sĩ năm Kỷ Sửu niên hiệu Minh Mệnh thứ 10, dịch thành thơ Nôm dưới thể song thất lục bát.

Theo sách ‘Thú Vị Thi Tam Bách Thủ’ do Từ Nguyên tuyển chú, nhà xuất bản Cổ Tịch Thượng Hải ấn hành, thì bài ‘Chức Cẩm Hồi Văn’ của nàng Tô Huệ bên Tầu gồm 841 chữ, không dệt theo lối vòng vo mê cung. Muốn đọc bài này, chỉ có thể đọc theo dọc, ngang, chéo, xuôi, ngược. Nghĩa là đọc theo đường thẳng. Có thể đọc thành 7958 bài thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ và 7 chữ.

Hai bài thơ dệt gấm khác biệt, thêm vào đó: Nàng Tô Huệ của Tầu có chồng phạm tội bị đày, nhờ thơ vợ được vua cho về đoàn tụ. Nàng Tô Huệ của cổ tích nước ta có chồng làm tướng trấn giữ biên cương, mong chồng không được gặp, chết mà hóa đá. Như vậy, phải là hai chuyện khác biệt, không vay mượn hoặc lầm lẫn. Chỉ là hai nàng trùng tên một cách ngẫu nhiên.

Sự tích Hòn Vọng Phu ở Thanh Hoá:

Trên đỉnh núi Nhồi thuộc tỉnh Thanh Hoá có một khối đá hình người đàn bà bồng con. Theo lời truyền tụng dân gian: “Ngày xửa ngày xưa, có người vợ trẻ bồng con tiễn chồng đi đánh giặc tại đỉnh núi này. Người chồng đi không trở lại. Người chinh phụ bế con chờ chồng, mỏi mòn hóa đá vọng phu.”

Sự tích Hòn Vọng Phu ở Bình Định:

Trên đỉnh núi Bà, thuộc xã Cát Chánh, huyện Phù Cát có một tảng đá nhìn xa giống hình người đang ngồi, bên cạnh có tảng đá nhỏ hơn giống hình đứa bé. Người địa phương gọi là Hòn Vọng Phu. Dân gian lưu truyền về hòn vọng phu này như sau:

“Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng nông phu nghèo sinh được hai con. Đầu lòng là đứa con trai. Em nó, con gái. Vợ chồng nghèo nắng mưa vất vả ngoài đồng. Ở nhà, đứa bé con trai thay cha mẹ coi sóc em nó. Ngày kia kiếm được cây mía, hai vợ chồng trước khi ra ruộng làm công, dặn đứa con trai ở nhà róc mía, tiện cho em ăn. Thằng bé vâng lời. Chẳng may nhà nghèo, dao cùn cán lỏng. Khi nó đẵn mía, lưỡi dao sút cán, văng vào đầu em, máy chảy linh láng. Sợ hãi, nó bỏ nhà rađi.

Lưu lạc tha phương, rày đây mai đó. Khi thì ăn mày, lúc làm đầy tớ. Dần dà lớn khôn, sức dài vai rộng, hiền lành thật thà. Nặng lòng thương nhớ cha mẹ cùng em, nhưng vì lưu lạc từ thủa ấu thơ,  quên mất đường về làng cũ. Đành ôm lòng đau xót, mặc cho dòng đời đưa đẩy. Lần kia dừng chân, làm mướn ở một làng chài ven biển Bình Định. Được một gia đình ngư phủ nhận làm con nuôi. Vốn tính siêng năng, hiềnhòa ngay thẳng, anh ta được cha mẹ nuôi thương như con đẻ, rồi cưới vợ cho. Người vợ tính nết nhu mì, thương chồng rất mực. Hai vợ chồngcó được một đứa con trai, gia đình càng thêm hạnh phúc đầm ấm.

Một hôm rảnh việc, chải đầu cho vợ, thấy vết sẹo dài, mới hỏi nguyên do. Người vợ đem chuyện ngày xưa ra kể. Nàng lại nghẹn ngào sa lệ nhớ mẹ thương cha nay đã ra người thiên cổ, xót anh ruột thịt, không biết giờ đây lưu lạc phương nào. Người chồng nghe chuyện, quặn đau day dứt, choáng váng dằn vặt trong lòng, lệ sa tầm tã. Người vợ không hiểu, tưởng chồng cảm động vì thân phận mình, mỉm cười gạt lệ ru con.

Hôm sau như thường lệ, chàng dong thuyền ra biển, nói là đi đánh cá. Nhưng chàng đi mãi không về. Chờ mong mòn mỏi, người vợ bồng con lên núi nhìn ra biển cả ngóng chồng. Gió sương lạnh lẽo, cả hai mẹ con chờ mãi, chờ mãi rồi hóa đá. Dân địa phương, do tích ấy, gọi là Đá Vọng Phu.”

Sự tích Hòn Vọng Phu ở Khánh Hòa:

Tương tự như sự tích Hòn Vọng Phu ở Bình Định, chỉ khác vài chi tiết nhỏ: vợ chồng tiều phu sinh được một gái đầu lòng, đứa em là con trai.

Sự tích Hòn Vọng Phu ở Côn Sơn:

Về sự tích này, tôi còn mù mờ. Chép lại ở đây chuyện do thi sĩ Bàng Bá Lân viết:

“Lúc ở Côn Sơn, chúa Nguyễn Ánh có môt phi tần là Lê Thị Răm, sinh được một con trai tên là Cải. Chúa sai Cải theo giám mục d’Adran sang Pháp cầu viện. Không hiểu sao Cải nhất định không chịu đi (có lẽ không tán thành việc dâng đất cầu viện ngoại bang). Quá giận vì Cải dám trái mệnh, chúa Nguyễn sai ném xuống biển. Còn phi tần mẹ Cải, bị bỏ ở lại Côn Sơn và bị một tên Biện làm nhục. Bà uất ức, buồn phiền mà chết và hóa đá. Do đó có câu (mà đồng bào miền Nam thường hát) như sau:

“Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.”

Hiện ở cửa vịnh Tây Nam đảo Côn Sơn, còn phiến đá phảng phất giống hình người đứng mà dân chúng địa phương gọi là Hòn Vọng Phu.”

Tưởng cũng cần ghi chú: mộ bà Lê Thị Răm được tìm thấy ở đảo Hòn Cau.

HUSBAND-AWAITING ROCKS

Along our nation’s long territory, many husband-awaiting rocks are found in Lang Son, Thanh Hoa, Binh Dinh, Khanh Hoa, and Con Son provinces. Though each has its different legend, all of them show the noble values of a young wife who loved her husband so much she had turned into a rock with her perpetual memory.

In Lang Son

According to Nguyen Trai’s geographic book Du Dia Chi, “husband-awaiting is the name of a mount West of the Lang citadel where a rock on its top looks from afar like a standing person facing North. It was said Dau Thao of Nam Sach district, a Tien Ngo Vuong’s general in charge of defending the Northern borders, had a loyal wife named To Hue. After awaiting him ten years, she sent him a self-weaving brocade letter before going with her servants to Co Son in Lang Son to look for him. In vain, she killed herself and turned into a rock, later called “Husband-awaiting rock” by thepeople, together with the following folklore:

“The herons keep flying, higher and higher,
Over an estuary to Dong Dang, then enter
Its Ky Lua town where the young and simple
Wife To Thi rests with Tam Thanh, a temple.”

The ‘Du Dia Chi’ book also had comments from Nguyen Trai’s three peers, all famous erudite scholars: Nguyen Thien Tung, Nguyen Thien Tich, and Ly Tu Tan. Since no mention of mistakes was found in their criticisms, it’s worthy for people nowadays to trust even more the “husband-awaiting’ legends than similar stories toldby some modern writers.

A number of literary critics, members of the Vietnamese Communist party, shallowly blamed Nguyen Trai and his scholar peers for having wrongly made the Chinese story of Dau Thao and To Thi a Vietnamese one. It was clearly a superficial criticism from those awfully unscholarly “literary scholars”.

The ‘Chuc Cam Hoi Van’ brocade poem by the petrified To Thi in Lang Son had 280 words woven spirally like a complex maze. It was translated into Vietnamese six-eight-word distich poem by Ngo The Vinh, or Truc Duong, of Bai Duong village, Nam Dinh province, a doctor in Ky Suu year under Minh Mang reign.

According to the book ‘Thu Vi Tam Bach Thu’ edited by Tu Nguyen and published by Co Tich in Shanghai, a similar brocade piece had been made by To Hue in China with 841 characters, woven not spirally but in a straight form readable in all directions, horizontally, vertically, downward, upward, and diagonally, up to 7958 different poems of simply 3, 4, 5, 6 or 7 words each.

Their brocade poems were quite different. Besides, Chinese To Hue’s husband was an exiled prisoner, freed by the king thanks to her poem sent to him. Whereas in Vietnamese legend, To Thi was the wife of a fighting army general, who died after awaiting him in vain and petrified. The stories could be different, not an error, and the wives’ similar names were just coincidental.

In Thanh Hoa

On the top of Nhoi mountain in Thanh Hoa is a rocky form that resembles a child-holding woman. According to a folklore legend, “Long ago, a young wife and her child went to this mountain to see her husband off to fight in a war. As he never came back, the awaiting mother-child gradually turned into rock.”

In Binh Dinh

One big rock, next to a small one, was found on the top of Ba mountain in Cat Chanh village of Phu Cat district that looked like a woman sitting with a child. Local people named them husband-awaiting rock in this interesting folklore:

“Once upon a time, a poor peasant couple had two children, a boy and a girl. Since they had to work busily in the field, they usually left the kids at home alone under the son’s care before leaving for work. One day, they gave him a sugar cane to share with his sister. When he used the only loose blunt knife available to shave the cane, he accidentally let its blade to fly off and fall right on his sister’s head. Horrified at the bloody wound, he immediately ran away.

He wandered here and there trying to do odd jobs to survive, either being a beggar or a servant. Gradually, he grew up into a strong and sincere youth who, still missing his parents and sister tremendously, had completely forgotten about his home village. He was fatefully led to a fishing community in Binh Dinh province, where he worked and eventually was adopted by a family as their son, thanks to his diligence and good character. Since they loved him dearly, they got him a wife, a perfectly fine and faithful woman. The young couple had a boy who significantly improved their happiness and joy.

One day, he used his free time to leisurely comb his wife’s hair, and was surprised to see a long scar on her head. To his curious inquiry, she emotionally related the old story and tearfully showed her deep love for her late parents and lost brother. With extreme pain in his heart, he let his tears fall profusely. To her surprise, he deliberately misled her into thinking he had pitied her destiny. She smiled and dried her eyes to go lull their son to sleep.

The following morning, he calmly took his boat to the sea to fish as usual; yet, he never returned. She kept waiting for him patiently by taking her child to the mountain to gaze at the open sea to look for him. Harsh weather gradually turned both of them into a rock, which local people called “Husband-awaiting rock.”

In Khanh Hoa

This story is similar to the one in Binh Dinh except two slightly different details: the firewood cutter couple had a daughter first, followed by a son later.

In Con Son

The story below was written by poet Bang Ba Lan, to compensate for my improper memory about it.

“While in Con Son, prince Nguyen Anh had a concubine named Le Thi Ram. She gave him a son called Cai, who was later ordered to follow bishop d’Adran to France to request for aid. He firmly refused (probably due to his objection to exchanging help with national territories). His deed enraged his father Nguyen Anh, who had him thrown in the sea and left his mother alone in Con Son. A servant then abused her, so depressing her she died and petrified. These verses from Southern people were for her:

“The wind took Cai up the sky to be happy
While Ram was left behind to stand misery.”

At the southwest estuary of Con Son island, there’s still a rock vaguely like a standing person, leading local people to call it the ‘husband-awaiting rock.’

As a reminder, Le Thi Ram’s tomb was found on the Hon Cau islet.

o O o

MỤC LỤC

CHUYỆN TẤM CÁM

Con Tấm mồ côi mẹ từ khi bập bẹ biết nói, chập chững biết đi. Cha nó cưới dì ghẻ về để trông coi cửa nhà. Nhà ngói cây mít, vườn sau ao trước, tuy không có ruộng cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi, nhưng với mươi mẫu đồng nhà, và chục mẫu đồng bể, cha con Tấm cũng là tay khá giả trong làng.

Khi cha Tấm tục huyền, những người thân kẻ thuộc, hàng xóm láng giềng xì xầm bàn tán, ý kiến khác nhau. Người thì phê bình ông dại, rước vợ lẽ về, lợi đâu không thấy, chỉ khổ con bé mồ côi. Người lại cho rằng bố con Tấm tục huyền là phải, không có đàn bà, lấy ai quán xuyến chuyện nhà, kiểm soát hoa mầu, nương ngô, ruộng lúa.

Từ ngày có dì, con Tấm ít được gần gũi cha. Dì nó đanh đá như chằng, hay mắng hay cốc luôn mồm luôn tay. Giời đánh còn tránh bữa ăn, nhưng dì ghẻ nó bữa ăn chẳng từ, khiến Tấm đến bữa ăn ít dám ngồi ăn cùng. Nó thường lẩn lút dưới bếp, ăn chung với kẻ ăn người làm. Tiếng là con chủ nhà mà thân nó còn dưới thân phận người ở.

Rồi dì ghẻ sinh được một đứa em gái đặt tên là Cám. Con dì, dì chiều như vong, còn thân con Tấm, khác máu tanh lòng, như nước đổ đi! Cha nó càng ngày càng trở nên lầm lì ít nói, một hôm ngã bệnh, ăn nuốt không trôi, từng cơn nóng lạnh bất thường. Người ta bảo ông bị sốt rét ngã nước, uống thang thuốc lá là khỏi, chẳng nguy hiểm gì. Thế là con Tấm kiếm ngay các vị:

“Lá dâu, lá ruối, lá dành ,
Tía tô, lá ngải, củ hành nướng đi.
Ai mà sốt rét li bì,
Sao lên, sắc đặc, uống thì khỏi ngay.”

Cha nó uống mãi không khỏi, da vàng như nghệ, người như bộ xương. Không bao lâu ông qua đời.

Từ khi cha nó chết, dì ghẻ đuổi hết người ăn kẻ ở trong nhà. Việc đồng áng đã có thợ cày thợ cấy, còn như bao nhiêu việc nhà, giao phó một tay con Tấm, tội vạ gì thuê người cho tốn công tốn của. Mẹ con Cám cứ việc ăn trắng mặc trơn, chơi rong ngồi duỗi, sướng như bà chúa, mặc kệ chòm xóm dèm pha dề bỉu. Nhưng những lời ong tiếng ve, Cám còn bé, không lì lợm được như mẹ nó, dần dà buồn bực cáu kỉnh. Người mẹ mới nghĩ mưu thâm, an ủi con rằng:

– Cái bọn hàng xóm nhà ta, miệng loa mép dải, lời độc như rắn. Mẹ đã có cách khóa miệng chúng nó lại, con chẳng việc gì mà phải bực mình.

Một hôm mụ sắm một cái yếm đào, dệt bằng tơ nõn, gọi Tấm Cám lại giao cho mỗi đứa một chiếc giỏ, rồi nói lớn tiếng, cố ý cho hàng xóm nghe thấy:

– Hai chị em con, mỗi đứa một giỏ, ra đồng bắt tép. Đứa nào bắt được nhiều hơn, mẹ thưởng một cái yếm đào bằng tơ. Đứa lười thì chẳng được gì! Con chồng cũng như con mình, mẹ xử công bình, không thiên vị đứa nào cả.

Hai đứa xách giỏ ra đồng. Dì ghẻ nhìn theo cười kín đáo. Thì ra mụ ta đã lén mua một giỏ tép đầy, dấu đi một xó, dặn con Cám ra đồng cứ việc rong chơi, chiều chạy về trước, mụ trao cho giỏ tép đã mua sẵn, thế nào cũng thắng cuộc. Hàng xóm sẽ há hốc mồm ra, không còn lý do chê mụ bênh con mình, thịa con riêng của chồng.

Trời nắng chang chang, con Tấm chẳng thiết chi cái yếm đào. Nó nghĩ: Yếm đào váy đụp, cái áo vá chằng, ăn mặc như vậy, chỉ tổ mua cười! Nhưng bản tính chăm làm, lại sợ dì đánh mắng, nên chẳng quản nắng rát trưa hè, nó cặm cụi chăm chỉ vớt tép. Trong khi đó, con Cám nhởn nhơ chơi. Gốc đa bờ trúc, chỗ nào rợp mát nó ngồi. Khi thì hái hoa, khi thì đuổi bướm bắt chuồn chuồn. Trời chiều bóng xế xiên khoai, giỏ nó trống trơn, không một con tép riu nào. Thấy giỏ tép của chị, nó nẩy ý tham, dù đã có sẵn một giỏ ở nhà, nó vẫn bày mưu gạt gẫm:

– Chị Tấm ơi, chị Tấm, đầu chị lấm bùn, chị hụp cho sâu, gội đầu cho sạch, kẻo về mẹ mắng.

Tấm thật dạ tin người, cảm động vì em tử tế, xuống ao tìm chỗ nước trong, gội đầu tắm rửa sạch sẽ mát mẻ rồi mới lên bờ. Không thấy Cám đâu, còn trơ giỏ tép, mở ra là cái giỏ không! Thì ra trong khi Tấm tắm, Cám trút hết tép của chị rồi về nhà trước. Tấm ngồi khóc bên bờ ao vắng, Bụt mới hiện lên, hỏi rằng:

– Sao con ngồi con khóc?

Con Tấm kể hết đầu đuôi câu chuyện, Bụt nghe rồi Bụt bảo:

– Con thử tìm xem trong giỏ còn sót lại con gì không?

– Thưa Bụt, chỉ còn một con cá bống.

– Vậy, con hãy đem cá bống ấy về, thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa con bớt phần cơm của mình, đem ra ngoài giếng gọi cá lên ăn. Con nhớ gọi: “Bống bống bang bang, lên mà ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Con gọi như vậy, thế nào cá cũng lên ăn. Gọi khác, cá không lên đâu.

Dặn dò xong xuôi, Bụt biến đi. Con Tấm y lời, bữa trưa dành cơm cho cá. Cá ăn mau lớn, chưa đầy một năm đã to bằng bắp chuối. Mẹ con dì ghẻ thấy Tấm sau bữa ăn nào cũng lẳng lặng ra giếng một mình, lấy làm thắc mắc. Một ngày kia, con Cám rình xem, biết rõ câu chuyện. Nó tinh ranh, học nhẩm cho thuộc câu Tấm gọi cá, rồi về kể cho mẹ nó nghe. Nghe nói có cá bống to, mẹ con Cám tham lam, muốn bắt mà ăn. Hôm sau, mụ dậy sớm thổi cơm, kho thịt, nắm một nắm to giao cho Tấm mà dặn:

– Hôm nay vía cọp, cọp sẽ về làng. Vậy con chăn trâu, có chăn thì chăn đồng xa, đừng chăn đồng nhà, cọp bắt mất trâu. Nhớ trưa đừng về, có khi gặp cọp. Dì đã nắm cơm, con đi cho sớm, chiều mát hãy về.

Con Tấm vâng lời, dắt trâu sang tận làng xa mà cho ăn cỏ. Ở nhà, mẹ con con Cám hớn hở đem cơm ra giếng, y lời Tấm gọi, cá bống nổi lên. Hai mẹ con bắt cá đem về kho nấu, ăn rất hả hê. Còn bộ xương cá, đem dấu vào đống tro trong bếp.

Đến chiều, Tấm dắt trâu về chuồng, đem cơm ra giếng, gọi cá lên ăn. Mọi lần chỉ gọi một lần là cá nổi lên. Lần này gọi đến ba lần, chẳng thấy cá đâu, chỉ có một cục máu nổi lên. Biết ngay cá đã gặp chuyện chẳng lành, Tấm ôm mặt ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo:

– Cá bống của con đã bị ăn thịt. Thôi đừng khóc nữa, hãy về tìm xương, đựng vào bốn lọ, chôn bốn chân giường.

Nói xong, Bụt biến đi. Con Tấm trở về tìm mãi không thấy xương cá, tỉ tê ngồi khóc. Có con gà mái ghé đến bên kêu rằng:

– Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho.

Tấm cho nắm thóc, gà mái nhảy vào đống tro, bới lên nguyên cả bộ xương cá bống. Tấm bèn làm như lời Bụt dặn.

Dì ghẻ và Cám ăn trắng mặc trơn, chỉ tay năm ngón, cả ngày chẳng động đến một việc gì. Trong khi đó, con Tấm làm việc tối tăm mặt mày, áo quần rách mướp, vá đụp vá chằng, chỉ được an ủi là đêm ngủ nằm mơ thấy đời tươi đẹp. Trong mơ nó gặp mẹ cha, thương yêu chiều chuộng, săn sóc đủ thứ. Cho nên ban ngày nó gắng làm chăm, mong cho đến tối, mọi việc đều xong, yên lòng mà ngủ nằm mơ yên lành.

Bữa kia, nhà vua mở hội đèn hoa. Trong làng ai cũng sắm sửa áo quần, nô nức dự hội. Mẹ con con Cám, áo nhung quần lĩnh, thướt tha õng ẹo khen nhau, Cám cong cớn nhìn Tấm mà dề bỉu:

– Trông như cái con ăn mày!

Trước khi bước ra khỏi cổng, mụ dì ghẻ còn lấy một đấu đậu xanh, trộn vào thúng gạo, rồi bảo con Tấm:

– Phải nhặt cho xong, đậu gạo riêng biệt, mới được xem hội. Nếu sót một hột, lãnh một roi đòn.

Dặn rồi, cùng Cám ra đi. Tấm ngồi nhặt đậu, thương thân tủi phận, nước mắt ròng ròng.

“Xót thay thân phận mồ côi,
Ở cùng dì ghẻ, cả đời lầm than!”

Bụt hiện lên hỏi:

– Sao con khóc?

Con Tấm kể lể khúc nhôi, Bụt mới bảo rằng:

– Nín đi, ta gọi chim sẻ một đàn giúp con.

Một đàn chim sẻ nghe lời Bụt gọi, bay đến giúp Tấm. Chỉ trong chốc lát, đậu gạo phân minh, mỗi thứ một nơi. Nhìn quần áo mình, Tấm lại tủi thân ôm mặt khóc.

Bụt lại hiện lên:

– Sao con còn khóc?

– Thưa Bụt, con muốn xem hội, nhưng mà quần áo tơi tả, thiên hạ chê cười nên không dám đi, con buồn con khóc.

– Con hãy đào bốn lọ ở bốn chân giường, sẽ có vòng cổ hoa tai, xe ngựa áo quần, giầy thêu lộng lẫy, không ai sánh bằng.

Tấm làm như lời Bụt bảo, thấy có đủ thứ sang trọng. Bèn tắm rửa sạch sẽ, thay đổi xiêm y, thắng ngựa xe, đến hội đèn hoa. Xe ngựa chạy qua vũng lội, Tấm rơi một chiếc hài văn, tìm mãi không thấy, đành lên xe, đánh ngựa đến nơi mở hội. Một lát sau, tình cờ ngựa vua cũng đến vũng lội, nơi Tấm đánh rơi chiếc hài. Ngựa bỗng dừng lại hý vang, không chịu bước đi. Vua lấy làm lạ, sai lính ngự lâm mò dưới nước xem thì thấy có một chiếc hài phụ nữ, xinh đẹp khác thường. Nhà vua trẻ tuổi, nghĩ rằng chắc hẳn duyên trời, bèn truyền lệnh cho tất cả thiếu nữ chưa chồng trong hội, hễ ai đi vừa chiếc hài sẽ được tuyển làm hoàng hậu.

Thế là bao nhiêu thiếu nữ đào tơ đua nhau thử hài. Cũng có những mụ nạ dòng, thèm khát ngôi cao, đưa chân vào thử. Mẹ con con Cám cũng cố thử hài, nhưng chân bàn cuốc, thử đi thử lại, thử mãi không vừa. Chiếc hài vừa bé vừa xinh, chân ai đưa vào cũng chật. Cuối cùng Tấm đến thử hài, thì vừa vặn đẹp. Con Cám đứng xa nhìn thấy, liền bảo mẹ rằng:

– Mẹ ơi! Ai như chị Tấm nhà ta.

Mẹ nó nguýt dài:

– Chuông khánh còn chả ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ ao! Chị Tấm mày ấy à! Áo xống như con ăn mày, giờ này nhặt đậu chưa xong.

– Sao con thấy giống in chị Tấm.

– Cái con này! Trông gà hóa cuốc! Cứ thấy người sang bắt quàng làm họ, coi chừng rước vạ vào thân!

Đến khi quan quân rước Tấm ngang qua, mẹ con nhìn gần, mới té ngửa ra, đúng là Tấm thật. Cả mẹ lẫn con, thắc mắc hỏi nhau, không biết bởi đâu mà cái con Tấm có được ngựa xe quí phái, áo quần đẹp đẽ thế kia!

Tấm ở cung được vua yêu quí cực kỳ, phong làm hoàng hậu. Nhưng nàng vẫn nhớ quê nhà. Vườn dâu ruộng lúa, con trâu hiền hòa đã gắn liền với cuộc đời ấu thơ lam lũ. Lòng nàng tưởng nhớ khôn nguôi. Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về nhà làm giỗ.

Dì ghẻ và Cám thấy Tấm giàu sang, ghen ghét cực kỳ, manh tâm ám hại, mặt ngoài làm vẻ ân cần vui vẻ. Cám cầm tay chị, giả vờ ngắm nghía ngợi khen:

– Chị đẹp như tiên, chị hiền như Bụt, áo xiêm chị mặc, sang như bà hoàng.

Mẹ Cám gắt yêu:

– Con này dớ dẩn, nói quẩn nói quanh, chị là hoàng hậu, sao mày láu táu, bảo như bà hoàng.

Rồi quay sang Tấm, mụ ngọt ngào khen:

– Con hiếu con ngoan, con ở ngôi sang, mẫu nghi thiên hạ, vẫn trở về nhà, thân làm giỗ bố.

Mụ lại giả vờ nhân nghĩa, kể lể công lao để mua lòng Tấm:

– Ngày trước, dì vẫn biết là con ngoan, nhưng muốn con ngoan hơn, nên mới khắt khe bắt con làm lụng. Không phải dì ghét con đâu. Cha con sống khôn thác thiêng, ở dưới suối vàng, ông cũng thấu lòng dì rất mực mong con nên người xứng đáng.

Tấm tính tình đơn giản, lòng dạ thẳng ngay, ít ngờ dễ tin, nghe lời dì ghẻ nói, xúc động lắm. Dì ghẻ lại bảo:

– Con làm hoàng hậu, nếu đích thân trèo tuốt ngọn cau, lấy một buồng cúng cha thì hồn cha con ở dưới suối vàng sẽ rất vui.

Tấm mau mắn vâng lời trèo lên cây. Dưới gốc, dì ghẻ vác dao rựa chặt cây đổ, Tấm rơi xuống chết. Mụ dì độc ác, chôn Tấm rồi đưa con em vào thay. Cám vào trong cung, nhà vua đối xử tử tế, nhưng tình cảm thì không được mặn nồng.

Một hôm Cám đang ngồi giặt áo cho vua, chợt có con chim hoàng anh đậu trên nóc điện mà nói rằng:

Giặt áo chồng tao, thì giặt cho sạch. Phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao. (1)

Nghe chim nói, Cám nhặt đá định ném, nhà vua ngăn lại mà bảo chim rằng:

Hoàng ảnh hoàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo.

Chim bay ngay vào tay áo nhà vua. Vua rất yêu chim, làm lồng son cho ở. Đi đâu, ngồi đâu, vua cũng để chim kế bên. Khi ngủ, treo lồng chim ở đầu giường. Cám rất ghen tức, đem chuyện con chim bàn với mẹ, mẹ nó nói:

– Khó gì chuyện đó. Con đợi khi vua lâm trào, không mang chim theo, con bóp chết nó, làm thịt cho mèo ăn, lông thì đem ra vườn mà chôn là êm chuyện.

Cám về cung làm y như lời mẹ dặn. Nhưng không bao lâu chỗ chôn lông chim mọc lên một cây xoan đào. Cây lớn rất mau, cành lá bóng rợp, hoa nở ngạt ngào, nhà vua rất ưa. Những khi nhàn rỗi, vua thường mắc võng dưới cây. Bao giờ nằm võng vua cũng cảm thấy như có Tấm kế bên, nên càng vương vấn gần gũi với cây, quên cả hỏi han săn sóc Cám. Cám ghen lồng trong dạ, bên ngoài vẫn làm ra vẻ thản nhiên. Nhân dịp vua đi tuần du, ở nhà Cám sai đốn cây xoan, làm khung cửi. Nhưng lạ lùng thay, khi Cám ngồi dệt cửi, con cò bằng gỗ của khung lại kêu lên lời đe dọa: “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra!”. Cám vừa giận vừa sợ, bèn đốt khung cửi ra tro, đem tro đổ vào gốc thị bên đường. Tới mùa, cây thị đậu rất nhiều trái, nhưng có một trái đặc biệt, to đẹp chín vàng, thơm mùi dịu ngọt. Các cậu học trò thi nhau trèo lên mà hái, không ai hái được! Quả thị lạ lùng, hễ ai đưa tay đến gần định hái thì bay sang cành khác.

Gần bên gốc thị có hàng trà nước của một lão bà. Một hôm bà cụ đeo bị tính đi chợ, thấy mấy cậu học trò, ngày ngày hái thị không được, bà cụ nhìn lên mà nói:

Thị ơi thị, thị rơi vào bị của bà. Bà hôn bà hít, bà chẳng ăn thịt thị đâu.

Lạ lùng, quả thị nghe lời, rơi ngay vào bị bà lão. Bà cụ tâng tiu trái quý như nâng giấc con thơ. Mỗi ngày đi chợ, cụ đều dặn thị:

– Thị ngoan, coi hàng cho bà đi chợ.

Cụ đi chợ về, rất đỗi ngạc nhiên vì cửa hàng cụ, ai đã quét dọn sạch sẽ, trên bàn lại có cơm canh, úp dưới lồng bàn, để phần cho cụ. Bà cụ nếm thử, thấy ngon, ăn hết phần cơm. Rồi từ bữa ấy, mỗi lần cụ đi chợ về, bao giờ cửa hàng cũng sạch sẽ, trên bàn cơm dẻo canh ngọt sẵn sàng.

Một bữa kia, bà cụ giả vờ đi chợ, đeo bị vào vai, dặn dò quả thị coi hàng rồi tất tả khép cửa, ra đi. Nhưng cụ không đi chợ, mà đi nấp để rình xem chuyện gì đã xảy ra trong nhà. Đứng chờ một lát, qua khe cửa bà cụ nom thấy từ trong quả thị, một người con gái tí hon chui ra. Một thoáng, nàng lớn lên như người bình thường, dáng điệu dịu hiền, nhan sắc tuyệt trần như tiên nga giáng thế. Bà cụ lén vào, xé nát vỏ thị rồi ôm lấy cô gái mà rằng:

– Con đừng biến đi, con ở đây với già, một già một trẻ, vui cửa vui nhà, coi nhau như hai mẹ con.

Tấm cảm động nhận lời ở với bà cụ, nhận là mẹ nuôi. Mọi việc cơm nước trong nhà, nấu trà, gói bánh bổ cau têm trầu đều một tay nàng quán xuyến. Bà cụ chỉ lo việc bán hàng mời khách.

Nói về nhà vua, chăm lo việc nước, nhân buổi thái bình, thường hay ăn mặc giả dạng thường dân, đi vào thôn xóm để biết dân tình. Ngày kia vua qua hàng nước ở bên gốc thị, thấy hàng sạch sẽ, vua ghé vào ngồi uống nước, nghỉ chân. Bà cụ rót nước, mời vua ăn bánh, xơi trầu. Vua thấy bánh giống hệt bánh vợ mình gói, trầu têm cánh phượng giống hệt như trầu của vợ mình têm, bèn thắc mắc nói, như nói với chính mình:

– Lạ! Sao bánh giống bánh, trầu giống trầu.

Bà cụ bán hàng nghe thấy, bật cười:

– Ông mới là lạ, chớ hàng tôi có gì lạ đâu? Bánh không giống bánh, trầu không giống trầu thì giống gì cơ chứ?

Nhà vua trẻ tuổi lễ độ hỏi:

– Thưa cụ, bánh này ai gói? Trầu này ai têm?

Bà cụ trả lời:

– Bánh này con gái già gói, trầu cũng con gái già têm.

Vua xin gặp mặt con gái lão bà. Thấy người tuấn tú, cử chỉ đường hoàng, nói năng lễ độ nên bà cụ gọi Tấm ra. Vua nhận ngay ra vợ mình, bèn kể hết sự tình cho lão bà nghe và xin đón bà cùng Tấm về cung. Bà cụ từ chối:

– Già sống gần trọn đời người với hàng nước này. Không nỡ rời bỏ mà đi. Còn Tấm, con theo chồng về cung, thỉnh thoảng rảnh rỗi, ghé qua thăm già.

Nhà vua đón vợ về cung. Cám thấy chị về, sợ hãi vì chuyện ác mà hai mẹ con đã làm nay bị bại lộ, bèn lén về nhà rủ mẹ bỏ làng đi trốn. Giữa đường gặp phải cơn mưa, trời sai thiên lôi đánh chết cả hai mẹ con, vong hồn bị quỷ sứ bắt về âm phủ cho Diêm vương trị tội.

Đoạn kết của chuyện này, có người kể rằng: Con Cám thấy chị về cung, được vua sủng ái, lại còn đẹp xinh hơn trước nên sinh lòng ghen ghét. Nó cũng muốn được trắng trẻo tươi giòn như chị, hầu được vua yêu nên lân la tìm cách hỏi rằng:

– Chị Tấm ơi, chị Tấm! Bấy lâu dãi nắng dầm sương, sao giờ chị trắng như tiên?

Tấm đáp:

– Muốn trắng thì tắm nước sôi!

Con Cám tưởng thật, nấu nồi nước sôi, nhảy vào mà chết bỏng. Tấm giận chuyện trước, lấy thịt Cám làm mắm gửi biếu dì ghẻ. Dì ghẻ thấy mắm ngon, bữa bữa đều lấy ra ăn. Mỗi lần như vậy đều thấy một con quạ, đến đậu trước nhà xin mắm:

– Ngỏn ngòn ngon, ăn thịt con, có còn, cho miếng!

Dì ghẻ tức giận, lấy đá ném quạ, đuổi đi. Khi ăn gần hết hũ mắm, thấy đầu con Cám, mặt mũi còn nguyên, mắt mở trợn trừng, mụ biết lâu nay mình ăn thịt con, uất lên mà chết!

 

VIETNAMESE CINDERELLA

Tam was an orphan since she was a babbling toddler. Her father remarried to have someone look after his tile-roofed house with a garden and a pond. His was a middle-class family, though without vast rice fields but with enough land and seashore field to be ranked among the well-to-do in the village.

His second marriage spread gossips around with controversial opinions. For some, he had been unwise to let his orphaned daughter live miserably with her future stepmother. With others, he was praised to have thought of the critical presence of a woman to look after his home and properties, especially to control the crops of rice and corn.

For Tam, she had little chance to be close to her father since her evil stepmother often abused her, bodily and orally, even at meals, a popular taboo in the traditional belief. Tam rarely dared to join her family’s meals; instead, she could only eat in the kitchen with servants, actually much less than them in treatment, despite her being the daughter of the home owner.

Soon, Tam’s sister was born and named Cam, who was cherished by her stepmother at the expense of her miseries to her father’s dumb-like indifference. One day, he fell sick, unable to eat and maintain his stable temperature. He was said to get malaria, which could be fast and safely cured with certain herbs. Tam instantly started to search them:

“Broiled onion, plus leaves of gardenia,
Mulberry, strobilus, sagebrush, and perilla,
Drink after roasting, boiling them together
Can cure anyone with malaria fever.”

Following his constant use of the herbs, his skin got yellower, his body thinner, and he died a little while afterward.

Since then, her evil stepmother saved money by firing all servants, leaving the field works to helpers. Tam had to do all domestic chores by herself while Cam and her mother enjoyed their high class pleasure with nice and expensive dresses in wandering around in disregard of criticisms. As a little girl, Cam gradually became sad and sullen, unlike her shameless and crafty mother. The evil woman smartly devised a wicked plot and tried to console her daughter:

“Those damned neighbors are just a bunch of lousy mouths as venomous as snakes. By the way, I know how to shut them up. Don’t be worried.”

She went out one day to buy a pure silk brassiere, and call the girls in to give each a basket with intently loud instructions for her neighbors to hear.

“Sisters, take these baskets and go catch tiny shrimp in the pond. The one who fills her basket more will receive this expensive silk garment. The other, of course, gets nothing. There’s absolutely no discrimination and no partiality.”

Both left with their baskets for the pond. The evil mother followed them with her eyes above a discreet smile, as she had secretly hid a full basket of shrimp somewhere for Cam to retrieve after freely playing around. Then, she just went home early with the full basket to win the award, shutting her neighbors’ foul mouth about her favor for her daughter Cam and disfavor for Tam.

Meanwhile, Tam worked hard under the hot sun unconcerned about the pink garment, thinking it would only humiliate her more in her tattered clothes. Due to her diligence and fear of her stepmother’s abuses, she kept trying to catch shrimp while Cam leisurely played, enjoyed the shade, picked flowers, or chased after butterflies and dragonflies. With her empty basket, she greedily thought at dusk of playing trick against her stepsister, knowing that she already had a full basket of shrimp at home.

“Sister Tam!” she said with a fake nice tone, “your head is full of mud. Go to the pond to cleanse it, to avoid mom’s rebukes.”

Tam felt naively moved by Cam’s kindness and left for the pond. She came to a place with clear water to cleanse herself then returned to her basket only to find it completely empty. She realized Cam had robbed all her shrimp and gone home. Desperate, she sat down near the deserted pond and cried.

“My child, why are you crying?” Buddha appeared and asked.

Tam related the whole story to Buddha who told her:

“Look inside the basket to see if there’s something left.”

“Buddha, I found a goby,” she joyfully said.

“Good! Take it home, drop it in the well and feed it daily with something from your lunch. Always remember to say, ‘Goby, goba, come up to eat my precious rice, not the leftover stuff from others.’ The fish will certainly appear to get the feed. Otherwise, it won’t come up.” Buddha carefully advised her and vanished.

Since then, Tam started to use some rice of her lunch to feed the fish, helping it to grow as big as a banana inflorescence. However, her quiet and regular coming to the well by herself worried her stepmother and Cam, who tried to find out. After hearing Tam’s incantation, she informed her greedy mother, who decided to catch the big goby. She got up early the next morning to cook rice and meat for a big portable lunch, and gave it to Tam with gentle orders:

“Today’s the Tiger anniversary. Many tigers will come to the village. Take your buffaloes to graze far from home, and stay there to avoid them. Here’s your portable lunch, come back home at dusk when it’s cool. Now, leave early.”

Tam obeyed and left with the buffaloes. Cam and her mother happily brought rice to the well and repeated Tam’s call. As soon as the goby appeared, they caught it, cooked it, and ate it heartily then hid its bones under the kitchen ashes.

At dusk, Tam put the buffaloes back in their stable then went to the well with rice. She called the fish three times, and saw only a blood clot appear on the water surface. Believing her fish had been lost, she began to country and heard Buddha say before vanishing:

“Your goby’s gone, but stop crying. Go find its bones and bury them in four jars under your bed legs.”

Tam went home and searched the fish bones everywhere but in vain. As she began to cry silently, a hen came and said in her ears:

“Cackle, cackle, give me some paddy, I’ll get you the bones.”

Tam did and the fowl quickly jumped to the ashes to expose all the bones for Tam to collect and interred them as advised.

Cam and her mother kept enjoying their leisure life in nice clothes while Tam worked very hard all day in her ragged clothes with too many patches. Her only solace was her beautiful dreams in which she met with her dead parents, received their tender love and excellent care. She worked hard during the day just to expect, after everything was done, to be in bed to freely enjoy her peaceful sleep and nice dreams.

A royal festival was held one day to allow all attending villagers to show their best clothes. Cam and her mother, in their glamorous outfits, fancifully praised each other in front of Tam.

“You look just like a beggar!” Cam despisingly said to her.

Worse, the evil mother mixed a lot of mung beans with rice and ordered Tam to separate them.

“Complete your job before you can go to the event. If one rice grain is found with the beans, you’re finished!”

After they had left, Tam sat by herself to start the job, feeling so self-pitied she shed her tears profusely, and lamented.

“It’s a pity for my orphan destiny,
With a stepmother, my life is but misery.”

Buddha appeared and asked:

“Why are you crying, my child?”

After listening to her detailed explanation, Buddha told her.

“Stop crying! I’ll have the swallows come to assist you.”

A flock of birds arrived instantly to help. The separation was done in just a short while. Yet, when Tam looked down at her clothes, she began to cry again pitifully.

Buddha reappeared and asked:

“Why are you still crying, my child?”

“Sir, I’d like to attend the festival, but with my ragged garments, I’ll be ridiculed. I feel sad and can’t stop crying.”

“Go dig for the jars under your bed,” Buddha said. “You’ll have jewels, clothes, carriage, shoes, all matchlessly luxurious.”

Soon, Tam promptly cleaned and dressed herself properly then hurriedly rode the waiting carriage to the festival. On her way, she accidentally dropped one shoe at a flooded spot and, unable to find it, she had to abandon it. A moment later, when the royal carriage arrived there, the horses neighed and refused to move. The young king was surprised and swiftly ordered a thorough search. The shoe was found and was shown to him. He held it and smartly thought of a predestined love. At the festival, he requested all unmarried girls in the room to try it, on the promise that whoever fitted it perfectly would be made queen.

An active competition took place among single girls, with a few matrons also mingling for the noble position. Cam’s mother was with her, trying their best repeatedly without success since their coarse feet could by no means fit the delicately fine shoe . When it  was Tam’s turn, the shoe fit well as if it were made solely for her foot. From a distance, Cam notified her mother:

“Mom, it looks like our Tam there.”

She replied with an angry glance.

“The rich still fail, let alone that disposable rag at the pond! Did you say your sister Tam there? That beggar must be busy separating the beans from rice at home.”

“But mom, she looks to me exactly like sister Tam.”

“Damned girl! You’ve mixed things up. Stop your flaw of taking rich people as your relatives, or you’ll be in trouble.”

Only when Tam was ceremoniously carried past them closely did both Cam and her mother felt amazed at the reality. They wondered how in the world Tam could have such luxurious clothes and a noble carriage.

As a queen living in the king’s tender love, Tam kept missing her home, garden, rice field, and the gentle buffaloes that had closely tied with her tough childhood. Then on her father’s death anniversary, she asked the king to go home to observe it.

At the sight of the noble and wealthy queen, Cam and her mother got so envious they planned to harm her. They faked their nice welcome with Cam holding Tam’s hands in admiration:

“How come you’re beautiful like a fairy, kind like Buddha, but dressed like a queen?”

Cam’s mother dearly reprimanded her:

“Silly girl, stop your nonsense. Don’t you see your sister is really a queen? Why did you hastilly say she’s like a queen?”

Turning to Tam, she said with her sweetest words:

“How nice and pious a child you are. As the nation’s first lady, you still try to go home to observe your father’s anniversary.”

Besides, she used false compliments to buy Tam’s sympathy.

“In the past, I knew you were a nice girl, yet, because I wanted you to be nicer, I made you work quite hard, against my will.Your sacred father down in his grave should have understood my eagerness in seeing you a worthy person.”

Tam’s simple heart and straight honesty felt moved by her stepmother’s speech and more:

“Being a queen, you would tremendously please your father’s soul by climbing up an areca tree to get the fruits to offer to him.”

Tam quickly obeyed, and while she was high up on the tree, her evil stepmother used a jungle knife to fell it down, killing Tam. She then buried her and replaced her with Cam. The kind king nicely accepted her but had no deep intimacies.

One day, Cam was washing the king’s clothes when an oriole appeared on the top of the royal palace to send a warning:

“Listen, wash my husband’s garments thoroughly and dry them on a long stick, not on a hedge as they would get torn.” (1)

Cam was about to hit it with a rock when the king appeared to stop her act in time and hurriedly addressed the bird:

“Oriole, oriole! If you’re my wife, come in my sleeve here.”

The bird quickly did and was lovingly placed in a beautiful cage always near the king. At night, he placed it at his bed head, so enraging Cam she confided with her mother. The wicked woman advised:

“No big deal. Just wait until the king goes to a royal meeting without the bird, take it and strangle it, then give its body to a cat to eat. For its feather, bury it in the garden. No trouble at all.”

Cam followed all her advice; however, she soon saw from the feather’s burial spot a young cherry appear that grew up fast with dense foliage and fragrant flowers. The king was so pleased that during his free time, he often lay in a hammock under it to feel as if he had been near Tam. He kept being too intimate to the tree to care about Cam, leading her to calmly hide her jealousy fire inside her. When the king leaf for an inspection tour, she immediately had the tree cut down and made a loom with its wood. Whenever she put it to work, however, its shuttle kept emitting vaguely menacing sounds of blinding her for her overtaking the king from Tam. Again, angry and scared, she burned the loom and threw its ashes at the roadside decandrous persimmon tree, which then had a big crop with a specially large yellow fruit, pretty, fragrant, ripe, and sweet. Strangely, many students attempted really hard to get it but in vain, as it kept changing its place.

Near the tree was a small inn owned by an old lady. One day, on her way to the market, she met the students who failed to pick the fruit day after day. She looked up at it to plead:

“Fruit, fruit, please fall down in my bag for me to cherish you. I won’t ever eat you. Never.”

Miraculously, the fruit fell in her bag. She cherished it as if it had been her child, and kept telling it before going to the market:

“My dear fruit, look after the inn for me.”

On her return home, she was startled to see the inn perfectly clean with a good meal properly preserved for her on the table. She tasted the delicious foods and ate them all. Since then when she got home, she always found the same inn situation repeated together with a delicious meal on the table.

One morning, she pretended to get ready to go to the market as usual, then hurriedly left and hid herself behind the closed door. As she peeped in through a crack, she soon saw coming out from the fruit a tiny girl who instantly grew into a beautiful, charming, and nice fairy-like girl. The old woman quietly re-entered the inn and destroyed the fruit before holding the girl in her loving arms together with her sweet words:

“My dear daughter, don’t vanish. Please stay here with me to make me happy like we’re mother and daughter.”

The emotional girl – Tam herself – agreed and began to take care of all chores in the inn, including making tea, cakes, and betel pieces. Her old adopted mother was now free to do business.

Meanwhile, after fulfilling his national duties and with the country in peace, the young king often made routine inspections under the form of a lay man. One day, he stopped at the clean inn next to the decandrous persimmon tree. When he was offered tea, cake, and betels, he wondered why they all looked exactly like what his former wife had done. He could not help but curiously say in a rather low voice:

“How strange! These cakes and betel exactly resemble…”

The old woman overheard him and intervened with a smile:

“Young man, you are strange, not my merchandise! What else do my cakes and betel pieces resemble anyway?”

The young king politely asked back:

“Ma’am, may I learn who made them?”

She replied:

“My daughter did, both cakes and betel.”

To his insistence on seeing her, she agreed based on his nice and courteous manners. Tam was called out and he recognized at once she was his former wife. After telling their whole story, he invited the inn owner to go her to the royal palace, but she refused:

“I’ve been living all my life in this inn, I can’t leave it,” she said. “As for you, Tam, follow your husband and whenever you have free time, come back here to see me.”

Tam’s return with the king frightened Cam for all the evils she and her mother had done to Tam. She quietly went home to ask her mother to escape the village. On their way, they were struck dead by lightning on heavens’ order. Their soul were taken itd to Hell by devils to undergo punishment.

In one conclusion of the legend, Cam became so jealous at Tam, with the king’s love and her attractive beauty, she naively tried to get Tam’s advice on what to do to have her skin as fine as her sister’s to enjoy the king’s love.

“My dear sister Tam,” she pleaded, “despite your terrible hardships, how come your skin is still white like a fairy?”

Tam answered.

“Just bathe with boiled water!”

As a silly girl, Cam believed her and died. Meanwhile, Tam still wanted to avenge for her past sufferings. She turned Cam’s body into a delicious pickled meat to give to her evil stepmother. She enjoyed it daily, until a black crow came to ask for a share.

Delicious! It’s your daughter’s flesh. Give me a piece.”

She furiously used rocks to chase the bird away. Finally, before emptying the jar, she saw her daughter’s original head with open eyes, and horribly died of choking rage at the reality.

CHÚ THÍCH:

(1) Có người lại kể rằng chim hoàng anh nói: “Phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào. Đừng phơi hàng rào, tao cào mặt ra”.

NOTE

(1) Others said, the oriole’s words were “Dry my husband’s clothes on a stick, not on a hedge, or I’ll scratch your face.”

o O o

MỤC LỤC

ĂN MỘT QUẢ, TRẢ CỤC VÀNG

Ngày xửa ngày xưa, loài người loài vật còn sống gần gũi với nhau. Loài vật con nào cũng nói tiếng như người. Tất cả đều coi nhau như hàng xóm láng giềng, yên vui thân thiện, lá lành đùm lá rách. Thế gian như cõi thiên đình, đâu đâu cũng nhã nhạc hoan ca, của rơi ngoài đường không người nhặt trộm, nhà không cửa đóng then cài. Về sau sinh sôi nẩy nở, người vật đông đúc, thực phẩm thiên nhiên không đủ mà ăn. Loài người chăm chỉ siêng năng, cấy cày trồng trọt, nên vẫn đủ dùng. Loài vật chây lười, ăn không nằm phưỡn, thiếu thốn đói khát mà sinh lòng trộm cắp, bất lương. Dần già ngang nhiên cướp phá, cắn giết, ăn tươi muốt sống lẫn nhau.

Loài người đành phải rào vườn, đóng cổng để mà canh giữ. Sống chung không nổi, tình tự đổ vỡ gây nên bởi cái đồ thú vật! Nghe đâu cũng có một số, vóc dáng người ta lòng dạ tà vạy, bỏ gốc nhân luân học theo cầm thú, lại thêm trí trá gian manh, nên càng ác hiểm hơn cả sói lang. Những đứa ác nhân này đạp lên tình cảm, khinh khi điều nghĩa, dề bỉu lòng nhân, quý trọng kim tiền, tôn thờ vật chất. Loại người ác đó, chia làm hai phe, kết bè tạo thế, đàn áp cướp bóc những kẻ hiền lương. Một phe quỷ quyệt, giả dạng tự do, ra điều khoáng đạt, không ràng không buộc, xướng thuyết cá nhân, vơ vét tiền của, giết người vô kể. Còn một phe kia, cá mè một lứa, yếu tính giống nhau, nhưng ngoài hình thức, làm ra khác vẻ, bọn chúng nhân danh những người cùng khó, giả dạng hợp quần, giả hình xã hội, vắt cạn tài sản, vắt cạn tình cảm của đám dân lành, tạo thành quyền thế! Làm cho đảo điên cuộc đời loài người, một loài bản chất hiền hòa, yêu sống thanh bình, yêu thương lẫn nhau, yêu cả muôn loài.

Chuyện kể lại rằng, ngày xưa ở một làng kia có hai anh em, cha mẹ khuất núi, tài sản để lại không đến độ giàu nứt đố đổ vách, nhưng cũng tạm gọi là sung túc. Hai anh em sống với nhau rất là hòa thuận, trên kính dưới nhường, chung sức làm ăn, dần dần trở thành giàu có tiếng trong làng.

Rồi anh lấy vợ. Người vợ con nhà buôn bán, quê ở làng bên. Lạ gì cái tính con buôn, mua rẻ bán đắt, lấy gian làm lời, ở đâu và bao giờ cũng có. Chẳng phải ai cũng thế đâu, nhưng mà đa số, đều như thế cả. Vợ của người anh, cũng thế mà thôi!Từ ngày nhà có chị dâu, thân phận người em trở nên tăm tối, cơm nguội canh nhạt một mình ở dưới nhà ngang. Bao nhiêu công việc đồng áng, anh nhường cho hết. Vất vả không tiếng thở than, chẳng là người em tự nghĩ: Sẩy sàng xuống nia, mình làm cho anh mình nghỉ, mất mát gì đâu! Nghĩ thế càng gắng sức làm. Như vậy mà cũng chẳng yên. Chị dâu ỏn thót, xui chồng đuổi em đi mà cướp của. Người anh nghe vợ, gọi em đến mà rằng:

– Quyền huynh thế phụ. Thầy đẻ khuất núi bấy lâu, anh nuôi dạy chú, nay đã nên người khôn lớn. Bây giờ chú cũng nên ra ở riêng, sống đời tự lập. Ỷ lại mãi vào anh chị, hàng xóm người ta chê cười cho.

Người em vâng lời. Người anh nói tiếp:

– Gia tài nhà ta là do công lao thầy đẻ vất vả cần kiệm mà làm nên. Chú còn trẻ người non dạ, e không biết giữ. Nếu mà anh giao cho chú, một mai phá tán, thầy đẻ ở suối vàng cũng sẽ buồn lòng. Vậy hãy để anh giữ cho. Tất cả còn đấy, đi đâu mà thiệt? Có phải không em?

Người em chất phác, vui vẻ vâng lời:

– Dạ, anh dạy phải.

Thế là nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại cùng những gia sản do hai anh em chung sức tạo ra, người anh lấy hết, chỉ chia cho em một cây khế với túp lều tranh. Thấy em không phàn nàn trách móc, anh và chị dâu cho là ngu dốt đần độn, không thèm quan tâm ngó ngàng đến nữa.

Một mình trong túp lều tranh, sức dài vai rộng, người em cày thuê làm mướn cũng đủ cái ăn cái mặc. Ban ngày lam lũ, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm, chiều tối hết việc, rảnh rang thoải mái, lòng không áy náy lo âu. Anh ta khi thì bắt chân chữ ngũ, đánh củ khoai lang, nghêu ngao ca hát dưới ánh trăng vàng. Khi lại thổi sáo thả diều cùng lũ nhi đồng trong xóm. Cuộc đời bé nhỏ êm đềm như dòng sông đào trong mát.

Xóm bên có một ông đồ, khoa danh lận đận, cửa nhà thanh bạch, con cái hiếm hoi, chỉ sinh một gái. Cô gái con vị hàn nho, xinh đẹp nết na, đến tuổi thành thân, tâm đầu ý hợp với người thanh niên ở túp lều tranh bên cạnh cây khế xum xuê hoa trái. Thế rồi, mặc dù đơn giản nhưng đúng lễ nghi, hai người thành vợ thành chồng. Từ khi người em có vợ, lại càng ra sức cần lao, đồng sâu nước bạc dãi nắng dầm mưa không hề quản ngại. Dưới mái tranh nghèo, vợ hiền tần tảo nuôi tằm, đan nát vá may. Cây khế được nàng săn sóc, tưới bón, quả sai nặng chĩu. Hai vợ chồng nghèo, dệt mộng bé nhỏ, mùa màng bán khế, nghĩ sẽ đủ tiền mua gạo nếp, mua gà trống tơ, hương trầm hoa huệ để làm giỗ cha, giỗ mẹ.

Ngày kia có con chim lạ, to lớn khác thường, lông cánh rực rỡ, bay đến đáp xuống cây khế mà ăn. Thấy chim ăn trái, ra chiều thèm khát, vợ chồng người em không nỡ đuổi đi. Hôm sau chim lại đến ăn no nê rồi mới cất cánh bay về rừng thẳm. Đến ngày thứ ba, chim ta quen mui thấy mùi đánh mãi, hai vợ chồng người em cực chẳng đã, bèn nhỏ nhẹ bảo với chim rằng:

– Chim ơi, ăn mãi như thế, hết khế của ta! Nhà ta nghèo, vụ khế này đang tính bán lấy tiền làm giỗ thầy ta đấy.

Nghe nói vậy, chim đáp:

Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mà đựng.

Đêm ấy hai vợ chồng may túi ba gang như lời chim dặn. Sáng sau chim đến cõng người chồng bay đi. Chim bay qua rừng, qua núi, bay qua biển khơi rồi đáp xuống đảo vàng. Người em điềm tĩnh, nhặt vàng đầy túi rồi bảo chim cõng mình về. Tính ra cũng sắp đến ngày giỗ bố, vợ chồng bàn tính với nhau, làm giỗ bố xong rồi mới tậu nhà tậu ruộng.

Trước ngày giỗ bố một ngày, người em sang nhà anh mình, định bụng thưa cùng anh chị xin đem lễ sang làm giỗ chung. Chẳng dè vừa bước tới cổng chị dâu đã cất giọng chanh chua:

– Ngày mai giỗ thầy, ai làm nhà nấy. Nhà này không có đồ ăn thừa cho đứa nào ăn chực đâu!

Người em nhìn sang phía anh, thấy anh làm thinh, khinh khỉnh gải cằm, buồn lòng mà đáp:

– Em tính ngày mai mang lễ sang hai anh em chung làm giỗ thầy, nhưng chị không chịu làm giỗ chung, vậy em xin về cúng thầy ở nhà em.

Chị dâu cong cớn:

– Nhà chú! Túp lều như cái chuồng lợn mà cũng gọi là nhà! Nói ra mà không biết xấu!

Người anh phụ họa theo vợ:

– Nếu chú cho giải chiếu hoa cạp điều từ thềm nhà anh đến cái lều tranh của chú, thì anh sang chú làm giỗ.

Người em lễ độ đáp:

– Vâng!

Rồi hôm sau mua chiếu đậu hoa, cạp điều mỹ lệ, giải y như lời anh nói, mời anh cùng chị dâu sang giỗ bố. Vợ chồng người anh sang bên lều em, dâng hương cúng vái, khi ngồi hưởng lộc, người anh ra điều kẻ cả dọa dẫm răn đe:

– Tình anh em, anh nói thật! Chú có lỡ dại trộm cắp ở đâu, phải biết cất dấu, phải sống tằn tiện như khi chưa trộm được của. Trộm cắp mà còn khoe của, thế nào cũng có ngày tù mọt gông đấy em ạ!

Chị dâu lên giọng can chồng để nói móc em:

– Ôi dào! Việc gì đến anh cơ chứ! Ai ăn trộm ăn cắp thì nấy vào tù! Chú ấy lớn khôn rồi, ai mượn anh răn dạy nữa?

– Thì mình làm anh, thấy em dại dột, cũng có bổn phận khuyên điều khôn dại chứ!

– Chả khôn với dại gì hết! Cái đồ đói ăn vụng, túng làm càn! Tôi sẽ báo làng bắt giam cho biết mặt!

– Này, đừng có mà giở trò vạch áo cho người xem lưng! Từ từ bàn tính với nhau cho ổn.

Chị dâu hiểu ý chồng mình, bèn nói chanh chua, vừa dọa vừa vuốt:

– Lưng ông đấy chứ, lưng tôi bao giờ? Lưng ông thì ông cố mà che, mà đậy! Mà nói vậy thôi, bề gì cũng chị cũng em cả! Chú thím lấy trộm của ai những gì, chị mặc kệ họ, cứ chia cho chị một ít, chị thề chị chẳng bao giờ nói với ai đâu!

Thấy hai vợ chồng em ngơ ngác nhìn nhau, chưa kịp lên tiếng, chị dâu tưởng họ chưa tin cái tấm lòng điêu bạc của mình, bèn dỗ ngọt thêm:

– Chị nói thật mà, hai em vẫn chưa tin sao? Tính chị thẳng thắn, thế này nhé, trộm được những gì, chia chị một nửa, đời nào chị lại nỡ lòng tố giác hai em với làng?

Hai vợ chồng người em vỡ lẽ, bèn đem chuyện con chim ăn khế trả bằng vàng ra kể cho anh và chị dâu nghe chi tiết đầu đuôi. Nghe rồi, người anh ra giọng ôn tồn:

– À thì ra thế! Thế mới có lý chứ! Con người như chú, đói cho sạch rách cho thơm, có đời nào mà làm việc mờ ám bao giờ! Anh nghĩ thế này, chú thím nghe xem có phải không? Anh đổi cả gia sản anh lấy túp lều và cây khế của chú. Bấy nay anh chị ở nhà cao cửa rộng, bây giờ chú thím vào ở nhà cao, anh chị mái tranh, cho nó công bình! Nghe chưa?

Hai vợ chồng em không dám theo lời đề nghị, xin biếu cả cái lều và cây khế. Người anh nhất định không chịu, lớn tiếng ra lệnh:

– Quyền huynh thế phụ! Thầy đẻ khuất núi, chú phải nghe anh mới là phải đạo! Ngay từ bây giờ, anh chị ở lại đây, chú thím dọn sang ở nhà anh. Không trái lời anh mới là có đễ! Nghe chưa?

Ý anh đã quyết nên người em cũng ngoan ngoãn vâng lời.

Từ bữa ấy, vợ chồng người anh ngày nào cũng ngong ngóng chờ chim. Ngày kia chim đến ăn khế, hai vợ chồng mừng quýnh, kéo nhau ra đứng gốc cây, cùng nói:

– Chim ơi chim! Chim đừng ăn khế nhà ta! Nhà ta nghèo xác nghèo xơ! Trông nhờ cả vào cây khế, chim ăn như thế, còn gì là khế nhà ta?

Con chim nghe nói, mới trả lời rằng:

– Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mà đựng.

Vợ chồng người anh hí hửng vào lều, may ngay một túi mười ba gang. Hôm sau chim đến, cõng người chồng đi lấy vàng. Qua rừng, qua biển, con chim đáp xuống đảo vàng. Thấy vàng nhiều quá, người anh hoa mắt, cục nào anh ta cũng muốn lấy cả. Chất vàng đầy túi mười ba gang mà vẫn chưa thỏa lòng tham! Anh ta nhét vàng đầy túi áo cánh, còn túm ống quần lại mà bỏ vàng vào trong rồi mới chịu lên lưng chim mà về. Nặng quá, chim vỗ cánh mấy lần mới bay lên nổi. Khi bay ngang qua biển, hai cánh chim mỏi rã rời, bèn bảo người anh:

– Ông ơi! Bỏ bớt vàng đi, nặng quá, tôi bay không nổi.

Người anh tiếc của, nói ngọt với chim:

– Cố gắng chim ơi! Sắp về tới rồi, tha hồ ăn khế.

Bay được một chặp, chim quá đuối sức, nói với người anh:

– Ông ơi! Vứt bớt vàng đi! Sức tôi sắp kiệt, không về tới đâu!.

Người anh tham vàng, không chịu vứt bớt. Cánh chim chao đảo, bị mất thăng bằng, anh ta rớt chìm xuống đáy biển sâu.

A FRUIT EATEN, A GOLD PIECE GIVEN

Long long ago, all creatures lived together closely and animals could speak like humans. Everyone regarded each other as neighbour in a peaceful environment and friendly protection. The world was like heaven filled with enjoyable musical entertainment available everywhere in perfect honesty and security. Then births multiplied, causing natural foods to be scarce. While human beings laboriously worked and planted to sustain their survival, animals got lazy and gradually became victims of hunger, a cause for dishonesty and greed to develop, leading to open robberies and cruel murders.

Men were forced to build fences and gates for defence. Separation and breakups occurred due to animals’ misbehaviour! It was said a small number of humans with animalistic instincts tried to live away from all moral and ethical norms and act more evilly than wolves. They even crushed their feelings, despised loyalties, criticized humaneness for their admiration of money and veneration of physical things. These evil beings belonged in two groups that worked together to oppress and rob nice people. In one group, they cunningly pretended to represent freedom, openness, impartiality, individualism, only to daringly rob and kill people. The other group, with basically the same membership, tried to appear superficially different and act on behalf of the desolate by falsely showing them solidarity and sociality, merely to exploit the simple’s physical as well as sentimental properties in building their own power. They caused upheavals to the life of humans, a gentle species who loved peace, each other, and every thing.

In an ancient village, there were two orphan brothers who inherited some fortune, not too big but enough for them to be rather well-off. They lived together in perfect harmony and hierarchy, while working hard to gradually become famous rich men in their village.

The elder brother then married the daughter of a businessman in the neighbouring village. As she was raised in most traders’ traditions of buying cheap and selling high, including cheating wisely for profits, her sister-in-law was no exception. With her presence , the younger brother’s fate changed with only leftover foods to eat alone in the kitchen but all field works to do. He often thought that between siblings, it would not matter if he had less. In addition, he even tried to work harder, hoping in vain things would be better. Yet, his sister-in-law kept forcing her husband to get rid of him to take over all the fortune.

He was called one day to see his elder brother, who said:

“On behalf of our parents, I’ve brought you up to become a mature person. Now, you should live independently by yourself to avoid being laughed at by our neighbours for your continuous dependence on us.”

He went on as he heard no objection:

“The fortune we’re inheriting from our parents is the result of their hard works and savings. Since you’re too young to manage it, it could be gone, saddening our parents in the other world. So, let me keep it all for you, nothing to worry as it’ll be yours anytime. Do you think it’s right?”

The younger sibling naively answered with joy:

“Yes. Anything you said is right, brother!”

Consequently, the elder brother took everything including those common properties from working together, leaving only a carambola tree and a thatched hut for his younger brother. As he made no complaints, the couple thought him too stupid to deserve their attention.

Alone in the hut, the younger sibling tried his best to do odd jobs to survive. During the day, he worked really hard while in the evening, with freedom, peace, and no worries, he either lay down comfortably to enjoy roasted potatoes and sing songs under the golden moonlight, or played his flute or flew his kite together with neighbouring kids. His simple life was as nice as the pure and fresh stream of a canal.

There was in his neighbourhood a failed scholar living in a humble house with his only daughter, a pretty and well-mannered teenager. She happened to be attracted to the youth in the hut, who lived next to a cropped carambola tree. Eventually, they became a couple through simple yet appropriate rituals. Soon after the wedding, he worked harder even in tough weathers while his wife, in the poor hut, did silkworm breeding, plaiting, and sewing. She also took great care of the carambola tree, helping it to yield lots of fruits, which the poor couple humbly dreamed of selling to buy sticky rice, a young rooster, and proper offerings for their parents’ anniversaries.

One day, an unusually huge and strange bird with colourful feathers came to land on the tree to freely eat its ripe fruits; yet, the couple, out of compassion, left it alone. The next day, it returned to eat at will again before flying toward the deep forest. On the third day, the same thing repeated, forcing the king couple, against their will, to nicely plead the fowl:

“Bird, please stop eating our fruits. We are poor and planning to sell them for my father’s anniversary.”

“A fruit eaten, a gold piece given,” the bird replied. “Make a large bag to contain your gold.”

That night, the couple did as advised. In the morning, the bird returned and took the husband with his bag to fly over forests, mountains, and seas, and ended up on a gold isle. He slowly filled his bag with gold pieces then asked the bird to fly back home. The couple discussed and agreed that, after his father’s anniversary, they would buying a house and rice fields.

One day before the ceremony, he took the offerings to his elder brother’s house to share the ritual, only to be rudely stopped by his sister-in-law at the gate.

“The anniversary tomorrow will be observed separately. We don’t have leftover foods for people like you,” she sourly said.

He turned to his elder brother who stood there with a silent disdain.

“Brother,” he sadly told him, “these offerings are for our father’s celebration tomorrow, but your wife refused them. I’ll observe it at my house, instead.”

His sister-in-law sarcastically intervened:

“Your house? How dared you call that tiny pigpen of yours a house! It’s shameful for you to have said so!”

His elder added to please his wife:

“Brother! If you could spread costly mats from my doorsteps to your thatched hut, I’d come to our father’s anniversary there.”

The younger sibling politely replied:

“Yes, I’ll do that.”

On the following day, he purchased extravagant mats then went to invite both him and his wife to attend the event. They came to the hut for the worship, and at the meal afterwards, the elder brother fraternally made some threats:

“Between you and me, I want to be true. If you’ve foolishly robbed somewhere, you must hide it and live sparingly as usual, rather than showing your wealth to get imprisoned anytime!”

His wife sarcastically added:

“Well, it’s none of your business. Robbers will eventually go to jail. Already a mature man, he doesn’t need your advice.”

“As the brother of a foolish sibling, I have the duty to advise him to do the wise thing.”

“Wise or not, who cares? It’s his hunger that pushed him to act foolishly. I’ll notify the village and get him arrested.”

“Stop exposing your back for people to see. Let’s take time to find a suitable solution.”

Guessing what her husband had implied, she flexibly added, with both harsh and tone:

“It’s your back, not mine. It’s yours, try to cover up yourself! By the way, we’re in a family, I didn’t mean bad at all. I don’t care what you have robbed, just let me share some and I’ll promise to keep my mouth shut.”

At the younger couple’s surprise in trying to understand her, she thought they were still ignorant about her evil intent, leading her to sweetly convince them:

“I’ve been sincere, and you still don’t trust me. As an honest person, I just want only half of your booties. In return, I won’t ever denounce you to the village.”

Once they understood what she meant, they recounted the whole story about the bird eating their carambola fruits and paying back with gold.

The elder brother nicely exclaimed:

“I see! That sounds reasonable. A good man like you never acts foolishly! I have some idea, please listen and think! I’m willing to exchange all my properties with your hut and the carambola. Your sister-in-law and I have lived too long in those expensive structures, and it’s only fair that you begin to enjoy them. Agree?”

They hesitated, and instead of an exchange, they offered free their hut and the tree to the brother, who firmly ordered in refusal:

“On behalf of our dead father, you must dutifully obey me. As of now, my wife and I will stay here, and you will move with your wife to my house. You should not disobey me! Clear?”

His sibling had no choice but to obey him.

Since then, the elder couple kept expecting the bird every day. Finally, it came one day to eat the fruits. As the couple was extremely joyful, they unanimously pleaded under the carambola:

“Bird, bird! Please spare our fruits! Since we’re utterly poor, we badly depend on them for our living. What you’re eating will kill our carambola.”

The bird responded:

“A fruit eaten, a gold piece given. Get a bag for your gold.”

The couple quickly entered the hut to start sewing a thirteen-span bag, instead of a three-span one. The bird returned the next day to carry the husband back to gold isle, where the greedy man filled up not only his large bags with gold but also anywhere on his body, including all his jacket pockets, and also his pants legs with their bottoms tied up for storage. The extra heavy load prevented the bird at first from taking off, forcing it to try harder. Its effort slowly diminished and when it was over the ocean, its wings got so weakened it had to plead:

“Sir, Drop some heavy gold as I can’t keep flying.”

“Dear bird, just try,” he told the fowl nicely to save the gold. “We’ll be home soon and you can eat the carambola fruits at will.”

A short distance further, the exhausted bird warned:

“Sir! Get rid of some gold. I’m too tired to make it home.”

The greedy man stubbornly refused, forcing the bird to tilt its wings to let him fall down and drown in the deep sea.

LỜI BÀN:

“Nghệ thuật vị nghệ thuật”“nghệ thuật vị nhân sinh” là đề tài cũ rích của những cuộc luận bàn về thẩm mỹ, không thể thoát khỏi vòng lẩn quẩn. Cho dù có tạo ra một vài giá trị đẹp, nhưng vẫn lẩn quẩn và hời hợt!

Nghệ thuật cổ tích Việt Nam, dứt khoát chọn, giá trị thẩm mỹ là thăng hoa và phát huy nghĩa sống tình người nơi tâm hồn con người. Do đó, mỗi chuyện cổ tích đều như mang một sứ mạng chuyển đạt đến người nghe ít nhiều điều liên hệ đến nhân phẩm.

Nếu bảo rằng “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” là mẫu số chung của cổ tích Việt Nam thì cũng có phần đúng, bởi lẽ gần như mọi chuyện cổ tích của ta đều bao hàm ít hoặc nhiều điều có tương quan đến thiện và ác.

Nếu bảo rằng như vậy làm cho nghệ thuật kém phần sáng tạo, thì có phần sai. Nghệ thuật Việt Nam có nhiều lãnh vực, có nhiều chiều hướng trên những phạm trù khác nhau mà chưa từng có một chuyện cổ tích nào nhằm mục đích giới hạn, hoặc ngăn chận giá trị cũng như ý nghĩa tự do của nghệ thuật.

Riêng cổ tích tự chọn sứ mạng dưới những tình tiết khác nhau, nhằm đem thiện hão đến lòng người nghe cũng như người kể. Những người phê bình tưởng cũng nên tôn trọng thái độ tự do chọn lựa ấy của cổ tích.

Câu chuyện “Ăn một quả, trả cục vàng” là một câu chuyện quen thuộc, trong các gia đình Việt Nam, cha mẹ thường kể cho con cái nghe, nhằm mục đích khuyên anh em nên biết thương yêu gắn bó với nhau. Tình huynh đệ, bất cứ ở đâu và bao giờ cũng có giá trị thiết tha cao quý, và lời khuyên trên cần thiết được phát triển trong tâm hồn các thiếu nhi.

Câu chuyện cũng khuyên người ta nên giữ tấm lòng ngay thẳng, nên đối đãi với nhau bằng tình cảm chân thành và chẳng nên tham vàng bỏ nghĩa. Tham thì thâm! Đó là những điều thiện quen thuộc, quen thuộc đến độ trở nên bình thường, quen thuộc đến độ đôi khi người nghe cảm thấy nhàm chán. Nhưng đó là phản ứng tâm lý của người lớn nghe chuyện. Đối với tâm hồn thiếu nhi ngây thơ trong trắng, ý nghĩa câu chuyện gây xao xuyến xúc động không ít. Mỗi tình tiết của câu chuyện đều tạo cho những đứa em thơ một trạng thái phản ứng, biểu lộ ra nét mặt, biểu lộ trên ánh mắt. Thường thường, khi nghe phần kết thúc, các em đa số đều cảm thấy bất nhẫn về cái chết của người anh.

Ngoài ra, vai trò người anh trong câu chuyện cũng có thể biểu tượng cho những kẻ có quyền hành trong xã hội đã lợi dụng vai trò của mình để làm những điều bất chính. Hậu quả tàn hại đã hiển nhiên trước nhiều giai đoạn lịch sử.

Rộng ra đến trường quốc tế, những giai đoạn cận đại và hiện đại với những nhân danh công bình nhân ái giả tạo của các cường quốc đã đem đến vô vàn thảm khốc điêu linh cho các quốc gia nhỏ, ngẫm ra, cũng không khác gì hình ảnh người anh hèn ác trong chuyện “Ăn một quả, trả cục vàng”.

COMMENTS

The two obsolete subjects of debates on aesthetics, “Art for art’s sake” and “Art for human life,” seem to be stuck in a vicious circle. Despite certain beautiful values have been created, such circle still remains superficially.

In the art of Vietnamese legends, the firmly chosen aesthetics value is the implementation and development of human feelings. Each legend, therefore, is to convey to its listeners a number of aspects related to human dignity.

The accepted belief that “Good deeds are rewarded while evil ones punished” is the common denomination in most Vietnamese legends. It seems correct as nearly all of them convey more or less good and evil things.

However, it is wrong to say that such belief would make art less creative. Vietnamese arts include various fields and trends of different categories and no legend has yet aimed at either limiting or denying the value as well as the significance of the freedom of the arts.

The legends themselves select, with different details, their own mission of bringing goodness to both their listeners and tellers. Critics should, therefore, show their respect to legends’ attitude of free selection.

The story “A fruit eaten, a gold piece given” has been a very popular one among Vietnamese families. Parents often tell it to their children as a lesson for them to develop tender love and bound among their siblings. Brotherhood, no matter where or when, always carries a noble value together with advice that needs to be developed in the heart of youths.

The story also provides recommendations that everyone live honestly and treat one another sincerely, never to let greed to lead to miseries, since greed always ends up with calamities! It is a familiar source of goodness, so much that it sometimes becomes bored to some listeners. Yet, it is a psychological reaction among adult listeners. As for children, who are still innocent and pure, the story brings up significantly profound emotion, with each detail of the story creating in young kids a mood reaction, often displayed on their faces and through their eyes. Generally when they hear the conclusion, most of them cannot help but feel sorry for the elder brother’s tragic death.

Besides, his role in the story can be said to represent the image of powerful men in the society who abuse their position for illegitimate deeds. Dire consequences have actually been proven throughout historical periods.

Internationally, modern and contemporary eras have been the time for power nations to use their masked ideals of justice and humanity to impose uncountable appalling miseries to smaller countries. Regrettably, they seem to be like the mean and evil elder brother in the above story of “A fruit eaten, a gold piece given”.

Bạn đọc góp ý: